Trang chủDestinationsKon TumTHÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 21 KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 21 KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV



23/06/2023 06:16


Thứ năm, ngày 22/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 21 của Kỳ họp thứ 5 với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.








Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, ngày 22/6/2023

 

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành các nội dung sau:

– Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 477 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.56% tổng số ĐBQH), trong đó có 468 đại biểu tán thành (bằng 94.74% tổng số ĐBQH), có 4 đại biểu không tán thành (bằng 0.81% tổng số ĐBQH), có 5 đại biểu không biểu quyết (bằng 1.01% tổng số ĐBQH).

– Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 482 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97.57% tổng số ĐBQH), trong đó có 476 đại biểu tán thành (bằng 96.36% tổng số ĐBQH), có 05 đại biểu không tán thành (bằng 1.01% tổng số ĐBQH), có 01 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.20% tổng số ĐBQH).

– Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 21 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Viễn thông để khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật hiện hành; thể chế hóa chủ trương của Đảng nhằm xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; bổ sung các chính sách mới để hoàn thiện, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông và các dịch vụ viễn thông, mở rộng không gian phát triển cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số và nền kinh tế số. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nội hàm của các hoạt động viễn thông, đặc biệt là việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực mới như dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet, OTT, dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây; chính sách, điều kiện kinh doanh, quản lý đối với các dịch vụ mới;  tính thống nhất, đồng bộ của dự án Luật với pháp luật có liên quan, tính tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế, khái niệm, giải thích từ ngữ “hành vi bị cấm”; quyền tham gia hoạt động viễn thông, quyền được đảm bảo an toàn viễn thông cho cả bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ; sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động viễn thông, nghiên cứu triển khai các hoạt động viễn thông; vấn đề sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, cấp giấy phép viễn thông, thẩm quyền cấp phép, thời hạn cấp phép, gia hạn giấy phép viễn thông; cơ sở, căn cứ, mục đích thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, hiệu quả, nguyên tắc hoạt động, việc quản lý, sử dụng quỹ, nguồn thu, mức thu và nhiệm vụ chi của Quỹ; quản lý, sử dụng thiết kế lắp đặt công trình viễn thông, thu hồi các công trình viễn thông đã hết thời hạn sử dụng, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo mật thông tin cá nhân, trách nhiệm trong việc thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, quản lý SIM rác, thông tin thuê bao và dịch vụ thông tin khẩn cấp; quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý viễn thông, hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp và kỹ thuật lập pháp.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành các nội dung sau:

– Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 455 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.11% tổng số ĐBQH), trong đó có 446 đại biểu tán thành (bằng 90.28% tổng số ĐBQH), có 05 đại biểu không tán thành (bằng 1.01% tổng số ĐBQH), có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.81% tổng số ĐBQH).

– Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo các Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; sau đó Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau:

i) Đối với Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”: có 470 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.14% tổng số ĐBQH), trong đó có 469 đại biểu tán thành (bằng 94.94% tổng số ĐBQH), có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0.20% tổng số ĐBQH).

ii) Đối với Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92.71% tổng số ĐBQH), trong đó có 452 đại biểu tán thành (bằng 91.50% tổng số ĐBQH), có 02 đại biểu không tán thành (bằng 0.40% tổng số ĐBQH), có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.81% tổng số ĐBQH).

– Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, kết quả như sau: có 465 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.13% tổng số ĐBQH), trong đó có 414 đại biểu tán thành (bằng 83.81% tổng số ĐBQH), có 28 đại biểu không tán thành (bằng 5.67% tổng số ĐBQH), có 23 đại biểu không biểu quyết (bằng 4.66% tổng số ĐBQH).

– Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Tại phiên thảo luận đã có 17 đại biểu phát biểu, 04 đại biểu tranh luận, trong đó ý kiến các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 nhằm tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: tên gọi của dự thảo Luật; đối tượng áp dụng; căn cước điện tử; nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước; quyền và nghĩa vụ về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; người được cấp thẻ căn cước; việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các chủ thể được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các thông tin trên thẻ căn cước công dân; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; giá trị sử dụng của thẻ căn cước; trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước; thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước…

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ sáu, ngày 23/6/2023: Sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Chiều (truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)./.

Theo quochoi.vn





Source link

Cùng chủ đề

Cứu 7 người kẹt trong căn nhà bốc cháy, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho cô gái mang bầu

Căn nhà bốc cháy trên phố Trúc Bạch (Hà Nội). Cảnh sát đã đưa 7 người mắc kẹt trên tầng cao ra ngoài, trong đó có một phụ nữ mang thai được chiến sĩ nhường bình dưỡng khí. Khoảng 16h30 ngày 23-11, căn nhà...

Trung tâm giáo dục thông minh ở Gò Vấp: Có thể xem hình ảnh bữa ăn bán trú mỗi ngày

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, TP.HCM vừa hoàn thành giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh quận Gò Vấp dự kiến hoàn thành...

Trồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng ở Sóc Trăng, cây thấp tè trái quá trời, ông tỷ phú nông dân giàu

Lựa chọn mô hình trồng cây ăn quả, trong đó có trồng vú sữa tím, vú sữa bơ hồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, cựu chiến binh (CCB) Dương Minh Trường ở ấp 1, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã và đang...

Bộ GDĐT tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024

Trong 2 ngày 23-24 /11/2024, Bộ GDĐT phối hợp cùng đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tổ chức tập huấn và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại trụ sở Bộ GDĐT. ...

Quảng Ngãi chi 350 tỉ đồng ‘thay áo’ hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi sẽ bố trí 350 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông ở Khu kinh tế Dung Quất. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để Dung Quất cất cánh trong bối cảnh giao thông không theo kịp sự phát triển. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nhà báo và… phóng viên

20/06/2023 13:30 ...

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam

Quốc hội đồng tình quy định về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có thể Mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước. Nội dung này được thể hiện...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá dạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức...

Đội tuyển Indonesia đặt mục tiêu không tưởng vào năm 2045

"Đây là một chương trình lớn. Đội tuyển quốc gia Indonesia sẽ đạt thứ hạng 50 thế giới vào năm 2045. Ở châu Á, chúng tôi đang đặt mục tiêu lọt vào top 9", Bola Indonesia dẫn lời chủ tịch PSSI - ông Erick Thohir.Lúc này, đội tuyển Indonesia vẫn đang xếp thứ 130 trên bảng xếp hạng...

Bên trong “sàn giao dịch” trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Chợ trâu ở thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) từ lâu đã trở thành phiên chợ "sàn giao dịch trâu Bắc Hà" vào dịp cuối tuần ở vùng cao nguyên trắng của tỉnh Lào Cai. ...

Mới nhất