Trang chủDestinationsKon TumTHÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 02 KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 02 KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV



23/05/2023 19:24


Thứ ba, ngày 23/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.








Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 23/5/2023.

 

Buổi sáng

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung nêu trên. Tại phiên thảo luận đã có 21 lượt ý kiến đại biểu phát biểu, trong đó đa số ý kiến đại biểu thể hiện sự đồng thuận cao với nội dung Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị quyết kèm theo. Nhiều ý kiến đại biểu góp ý về nội dung, tiến độ thời gian trình một số dự án luật, dự thảo nghị quyết. Các đại biểu cũng góp ý kiến về các vấn đề cụ thể, tập trung phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay (gồm công tác xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, rà soát pháp luật, tổng kết thực tiễn, tăng tính dự báo của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và nâng cao chất lượng các dự án). Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều biện pháp bảo đảm tiến độ chuẩn bị trình các dự án luật, nghị quyết theo đúng chương trình đã được Quốc hội quyết định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cá thể hóa trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhất định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ Quốc hội nói chung và các chương trình cụ thể được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Nội dung 1: Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi). Tại phiên thảo luận đã có 17 ý kiến đại biểu phát biểu. Các ý kiến đại biểu đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật như: áp dụng luật, tính đồng bộ, thống nhất với các luật khác; các hành vi bị cấm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý giá; Quỹ Bình ổn giá; thẩm quyền quyết định mặt hàng bình ổn giá; nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; việc định giá đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, dịch vụ bốc dỡ container, dịch vụ hoa tiêu; thẩm định giá, dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá của Nhà nước; hiệp thương giá, kê khai, niêm yết, tham chiếu, kiểm tra các yếu tố hình thành giá; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá; các hành vi bị nghiêm cấm.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ tư, ngày 24/5/2023, Quốc họp họp phiên toàn thể tại hội trường. Sáng, Quốc hội nghe: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Chiều: Quốc hội nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với Lâm ĐồngNinh Thuận; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam./.

Theo quochoi.vn





Source link

Cùng chủ đề

Những thầy cô đặc biệt của trẻ tự kỷ

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi muốn nói lời tri ân đến những giáo viên đang âm thầm dấn thân trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt: Dạy trẻ tự kỷ. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, bạn đọc Phương Phương đã...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp lãnh đạo Tập đoàn Posco (Hàn Quốc)

Tham dự buổi làm việc có đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Công nghiệp. Buổi làm việc nhằm chia sẻ năng lực và kinh nghiệm của Posco trong lĩnh vực năng lượng và kinh nghiệm phát trong triển các dự án LNG.Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là những đóng góp của...

Phát hiện ‘thủ phạm’ khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người đó. Theo nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ liên...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Cần Thơ tính miễn tiền thuê mặt bằng tại chợ hoa Tết 2025

Chợ hoa Tết 2025 với khoảng 200 lô sạp bán hoa kiểng, cây cảnh và dự kiến được miễn tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước. UBND thành phố Cần Thơ vừa thống nhất chủ trương giao Sở Công Thương tổ chức chợ hoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

“Nhà giáo không được nói ngọng, cần có ngôn ngữ trong sáng”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội nêu thực tế nhiều nhà giáo nói không chuẩn ngôn ngữ, có thể ảnh hưởng đến học sinh mẫu giáo, tiểu học. Nhà giáo không được nói lắp, nói ngọng Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho biết, dự luật quy định Nhà nước...

Thách thức cho hệ thống y tế trong tương lai

Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. ...

Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì mắc whitmore

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore. ...

CLB Quảng Nam: ‘Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống’

Ngày 18/11, CLB bóng đá Quảng Nam vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Ban Trọng tài liên quan đến sai sót của các vị "vua áo đen" trong nhiều trận đấu liên tiếp của đội chủ sân Tam Kỳ.“Các trận...

Mới nhất