Trang chủNewsNhân quyềnThời tiết ngày càng cực đoan do tác động của El Nino

Thời tiết ngày càng cực đoan do tác động của El Nino


ts-thang.jpg
TS. Vũ Văn Thăng – Giám đốc Trung tâm Khí tượng Khí hậu – Viện Khoa học KTTV & BĐKH

PV: Thưa ông, xin ông cho biết dự báo về diễn biến El Nino trong khoảng thời gian cuối năm 2023 – đầu năm 2024?

TS. Vũ Văn Thăng: Theo số liệu quan trắc diễn biến ENSO mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC), trạng thái khí quyển và đại dương phản ánh trạng thái của El Nino. Trong đó, nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương nhiệt đới từ tuần cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 cao hơn so với trung bình nhiều năm phổ biến từ 0,5 đến 2oC, giá trị chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực Nino trong tuần mới nhất khoảng 1,3oC, đạt ngưỡng El Nino có cường độ trung bình.

Khi tổng hợp kết quả dự báo của các Trung tâm trên thế giới ở thời điểm hiện nay cho thấy, trạng thái El Nino sẽ tiếp tục phát triển và duy trì đến hết năm 2023 với xác suất trên 95% và giảm dần xuống dưới 55% vào mùa 3-5/2024. Nhiều khả năng El Nino sẽ đạt cường độ từ trung bình đến mạnh, thời gian đạt cực đại khả năng xảy ra trong thời kỳ từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024.

anh-chup-man-hinh-2023-08-23-luc-16.57.07.png
Chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển (độ C) tại các khu vực Nino trên khu vực Thái Bình Dương so với thời kỳ 1991-2020 và Chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển (độ C) khu vực Thái Bình Dương từ 23/7 đến 19/8/2023 so với thời kỳ 1991-2020 (Nguồn NOAA-Hoa Kỳ)

PV: Diễn biến của El Nino có phải là minh chứng cho tính đúng đắn của các dự báo rằng BĐKH diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, thưa ông?

TS. Vũ Văn Thăng: Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy El Nino tác động đến thời tiết, khí hậu chung ở khu vực Việt Nam sẽ có xu thế cao hơn trung bình trên phạm vi cả nước và thường xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao; Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam thường thấp hơn so với trung bình nhiều năm, vì vậy, lượng mưa thiếu hụt trên đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25 đến 50% sẽ có nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó sẽ gây ra tình trạng hạn hán và thiếu nước sinh hoạt sẽ khắc nghiệt hơn ở một số vùng khả năng xuất hiện hạn cao như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đặc biệt, một số hiện tượng cực đoan về khí hậu như mùa đông 2023 – 2024, Bắc Bộ sẽ xảy ra tình trạng mùa đông ấm, với số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta thấp hơn trung bình nhiều năm. Mùa khô hạn 2023 – 2024 (mùa đông – xuân) ở Nam Bộ và Tây Nguyên có khả năng khắc nghiệt hơn mùa khô hạn 2022 – 2023 và có thể xấp xỉ mùa khô hạn năm 2019-2020; Mùa khô hạn 2024 (mùa xuân – hè) ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ khả năng sẽ nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2023. Tuy nhiên trong điều kiện động của El Nino, vẫn có khả năng xảy ra những đợt mưa lớn trái quy luật, kỷ lục lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ, hay hoạt động của bão có thể bất thường về cường độ và quỹ đạo.

PV: Ông có nhận định gì về diễn biến thiên tai gần đây ở nước ta như nắng nóng kỷ lục trong mùa hè tại miền Bắc, mưa lớn tập trung bất thường gây trượt lở đất ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; hay liên tiếp các vụ sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ? Đây có phải là biểu hiện của sự gia tăng tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới Việt Nam trong xu thế chung toàn cầu?

vna_potal_bien_doi_khi_hau_tien_giang_doi_dien_voi_han_man_khoc_liet_chua_tung_co_trong_lich_su_stand-1.jpeg
Tình trạng hạn hán và thiếu hụt nguồn nước còn tiếp tục diễn ra do tác động của El Nino

TS. Vũ Văn Thăng: Trong báo cáo AR6 (Báo cáo thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) Liên Hiệp Quốc) năm 2021 đã chỉ ra những điểm đáng lo ngại về BĐKH như hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên thế giới, bầu khí quyển và biển đang nóng lên với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và có những hậu quả không thể đảo ngược. Đồng thời khẳng định rằng nguyên nhân chính của BĐKH là do hoạt động của con người trên toàn cầu đã gây gia tăng phát thải các khí nhà kính trong khí quyển, làm mất cân bằng bức xạ của hệ khí quyển – trái đất, trong khi các nỗ lực gần đây để giảm mức phát thải chưa đạt được nhiều kết quả.

Từ đó, sinh ra những hiện tượng thời tiết khó lường như nắng nóng kỷ lục, bão, lũ lụt, thời tiết dị thường gây trượt lở đất ở nhiều nơi ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ. Đáng chú ý, sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa đã làm thay đổi diễn biến dòng chảy về mùa lũ và mùa khô, sự thiếu hụt phù sa từ thượng nguồn, qua đó làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông. Cùng với đó là mực nước biển dâng cao, với xu thế tăng nhanh trong khoảng 20 năm trở lại đây, sẽ làm gia tăng tác động của sóng kết hợp với triều cường lên bờ biển và quá trình xâm thực sẽ có diễn biến ngày càng trầm trọng hơn.

PV: Việc chủ động theo dõi, bám sát các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng sẽ giúp ích như thế nào cho các địa phương trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thưa ông?

TS. Vũ Văn Thăng: Việc chủ động theo dõi, bám sát các bản tin dự báo cảnh báo thiên tai sẽ giúp ích cho các địa phương có các phương án, kế hoạch hành động sớm để giảm thiểu tác động của thiên tai như chủ động phòng chống và ứng phó được với thiên tai, chuẩn bị sẵn các nguồn lực, vật tư để hành động sớm; Đưa ra các kế hoạch phòng chống thiên tai ứng với từng cấp độ, được dự báo có thể xảy ra trên địa bàn (phương án di dân, phương án phòng chống, lực lượng hỗ trợ, nhiệm vụ của các sở, ngành, …); Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của thiên tai; Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp, thoát nước, sử dụng tiết kiệm chống thất thoát nước trong mùa khô và điều tiết lũ và ngập lụt trong mùa mưa; Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tuân thủ các biện pháp an toàn và phòng ngừa và có thể chuẩn bị sẵn thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Qua đó, việc chủ động theo dõi và bám sát các thông tin dự báo và cảnh báo thời tiết từ cơ quan khí tượng có thể giúp địa phương chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các tình huống thiên tai có thể xảy ra. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và tăng cường sự an toàn cho cộng đồng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Lý giải về “âm thanh tàu vũ trụ” ở nơi sâu nhất thế giới

(NLĐO) - Thứ âm thanh được mô tả giống như "tiếng tàu vũ trụ trong phim khoa học viễn tưởng" từ rãnh Mariana đã khiến giới khoa học bối rối trong nhiều năm ...

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại

(NLĐO) - Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất trên Trái Đất đã xảy ra chỉ vài triệu năm trước khi khủng long xuất hiện Thủ phạm là "siêu El Nino". ...

La Nina có thể là “dao hai lưỡi” đối với Đông Nam Á

Trang mạng Fulcrum.Sg mới đây nhận định, nếu La Nina xuất hiện như dự báo, đây có thể là “con dao hai lưỡi” đối với các khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có Đông Nam Á. Lợi kèm hại Theo bài viết, một số quốc gia Đông Nam Á dự báo tình trạng La Nina sẽ xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10-2024. Trái ngược với các đợt nắng...

Nạn đói nghiêm trọng có thể xảy ra ở miền Nam châu Phi

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) và các đối tác cảnh báo, hàng triệu người ở miền Nam châu Phi có thể rơi vào nạn đói nghiêm trọng trong mùa giáp hạt sắp tới từ tháng 10-2024 đến tháng 2-2025. OCHA cho biết, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam thành công, để lại...

Bắc Giang sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Chiều 17/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-bi-thu-to-lam-bao-dam-an-ninh-trat-tu-phai-gop-phan-mo-rong-khong-gian-phat-trien-384616.html

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ,...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thi công nâng cấp hai tuyến đường bộ khu vực ĐBSCL

Tính hết tuần đầu tháng 12/2024, tiến độ thi công hai dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chưa đáp ứng kế hoạch do bất lợi về thời tiết. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. ...

Những lưu ý khi mua nhà đất trong dịp cuối năm | Tư vấn | Tài Chính

Việc mua nhà đất ở thời điểm cuối năm có thể giúp người mua được trả mức giá tốt hơn nhưng cũng dễ gặp phải những rủi ro pháp lý ở thời điểm này. ...

Mới nhất