Trang chủNewsThế giới‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng về việc mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.

‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực
Lễ tuyên thệ nhập ngũ của một quân nhân Mỹ tại Căn cứ Không quân Thule (Pituffik), Greenland, hồi năm 2016. (Nguồn: Không quân Mỹ)

Mới đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, có diện tích gấp ba lần toàn bộ bang Texas, “vì an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới”.

Ai sở hữu Greenland?

Năm 1979, Đan Mạch trao quyền tự chủ cho Greenland, cho phép hòn đảo lớn nhất thế giới này tự quản trong các lĩnh vực như kinh tế, thuế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn kiểm soát hiến pháp, quan hệ đối ngoại và quốc phòng. Greenland là một phần của Đan Mạch, người dân ở đây là công dân Đan Mạch với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ.

Đan Mạch và chính quyền Greenland quản lý chung tài nguyên khoáng sản. Theo trang Bách khoa toàn thư Britannica, có lẽ chính điểm này đã thúc đẩy người dân Greenland bỏ phiếu áp đảo vào năm 2008 để tăng quyền tự chủ, dẫn đến thỏa thuận mở rộng năm 2009 với Đan Mạch.

Theo thỏa thuận tự chủ mở rộng, Greenland trở thành một đơn vị tự quản hành chính, được giữ lại phần lớn doanh thu từ dầu mỏ và khoáng sản, đồng thời tự quyết gần như toàn bộ các vấn đề nội bộ. Tiếng Greenland cũng trở thành ngôn ngữ chính thức.

Cho đến hiện tại, Đan Mạch vẫn hợp tác với các chính quyền Greenland, tiếp tục quản lý quan hệ đối ngoại và quốc phòng của hòn đảo. Không quốc gia nào có thể tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Greenland mà không có sự đồng ý của cả chính quyền Đan Mạch và hòn đảo này.

Tính đến năm 2017, Đan Mạch là đối tác thương mại lớn nhất của Greenland, nhập khẩu 55% lượng hàng hóa của hòn đảo và chiếm khoảng 63% lượng hàng xuất khẩu vào vùng lãnh thổ này. Đan Mạch hiện trợ cấp cho Greenland khoảng 4,3 tỷ Kr mỗi năm (gần 400 triệu USD).

Từ năm 2009, Greenland đã có quyền tuyên bố độc lập, song với dân số chỉ khoảng 56.000 người và phụ thuộc tài chính lớn vào Đan Mạch, lãnh thổ này chưa bao giờ chọn con đường đó.

Năm 2014, một nhóm gồm 13 học giả đến từ Đại học Greenland, Đại học Copenhagen và Viện nghiên cứu về Bắc Âu đã công bố báo cáo nghiên cứu có tên “Quan hệ mới giữa Đan Mạch và Greenland: Con đường phía trước”, trong đó đánh giá, Greenland sẽ vẫn phụ thuộc vào trợ cấp của Đan Mạch trong ít nhất 25 năm nữa để duy trì hệ thống phúc lợi của mình.

Tâm điểm cạnh tranh

Từ đầu thế kỷ XXI, sự cạnh tranh chiến lược ở Bắc Cực gia tăng, đặc biệt giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, khiến Greeenland thành trung tâm của sự chú ý. Hòn đảo ở trung tâm Bắc Cực, gần các tuyến đường hàng hải mới được mở ra do băng tan, có vị trí thuận lợi trong việc kiểm soát không phận và hải phận khu vực.

Bên cạnh đó, Greenland sở hữu các tài nguyên thiên nhiên quan trọng như đất hiếm và uranium, những yếu tố thiết yếu cho công nghệ hiện đại và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, ước tính Greenland có 50 tỷ thùng dầu khí ngoài khơi và nguồn thuỷ sản dồi dào.

Năm 2019, Phó Giáo sư Walter Berbrick thuộc Học viện Hải quân Mỹ và là giám đốc sáng lập của Nhóm nghiên cứu Bắc Cực đánh giá: “Bất kỳ ai nắm giữ Greenland sẽ nắm giữ Bắc Cực. Đây là vị trí chiến lược quan trọng nhất ở khu vực và có lẽ là trên toàn thế giới”.

Với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Greenland đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh.Vào năm 2010, Reuters mô tả Greenland là “hố đen an ninh” đối với Mỹ và các đồng minh khi có bờ biển dài 44.000 km khó giám sát. Các tàu nước ngoài, gồm cả tàu ngầm Nga, đã nhiều lần xuất hiện bất ngờ tại khu vực này.

Chuyên gia Rasmus Nielsen thuộc Đại học Greenland nhận định, trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã có sự tập trung lớn hơn vào Greenland và Washington “thực sự đang thức tỉnh trước thực tế ở Bắc Cực” vì Nga và Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, Greenland là một phần trong chiến lược “Con đường tơ lụa Bắc Cực” của cường quốc kinh tế châu Á này. Từ năm 2012-2017, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Greenland với 2 tỷ USD, chiếm 11,6% GDP hòn đảo. Năm 2018, Công ty Shenghe của Trung Quốc giành quyền khai thác tại Kvanefjeld – một trong những mỏ đa nguyên tố lớn nhất thế giới. Dù vậy, vào năm 2017, Đan Mạch từ chối đề xuất của một công ty Trung Quốc mua căn cứ hải quân bỏ hoang tại Greenland để bảo vệ quan hệ với Mỹ.

Liên minh châu Âu (EU) cũng có lợi ích chiến lược quan trọng từ mối quan hệ với Greenland. EU duy trì mối quan hệ đặc biệt với Greenland thông qua Hiệp định Hợp tác Greenland – EU. Điều này giúp khối này duy trì sự hiện diện và ảnh hưởng ở khu vực Bắc Cực, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến phát triển bền vững ở hòn đảo lớn nhất thế giới.

Đối với Đan Mạch, việc duy trì kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng của Greenland giúp nước này duy trì sự hiện diện và khả năng giám sát khu vực Bắc Cực, đồng thời góp phần vào chiến lược phòng thủ chung của NATO. Điều này cũng giúp Đan Mạch đảm bảo an ninh quốc gia và vị thế trên trường quốc tế.

Greenland là hòn đảo nằm trên tuyến đường nối Bắc Đại Tây Dương với Bắc Cực, có diện tích hơn 2.1 triệu km2 và gần 57.000 dân. Khoảng 80% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ.

Tham vọng của Mỹ

Ngày 24/12, sau khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn mua lại Greenland, tờ New York Post đưa tin, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng hoàn toàn nghiêm túc về vấn đề này.

Tuy nhiên, trên thực tế lần đầu tiên giới chức Mỹ đề cập việc mua lại Greenland diễn ra từ năm 1867. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là William H. Seward (1801-1872) đã xem xét tính khả thi việc mua Greenland sau khi hoàn tất thỏa thuận mua Alaska từ Nga vì cho rằng, ý tưởng này “đáng được cân nhắc nghiêm túc”.

Giai đoạn này, Mỹ đang ráo riết mở rộng lãnh thổ theo chính sách Manifest Destiny (Vận mệnh hiển nhiên) về phía Tây và phía Bắc, đặc biệt là vào các vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược.

Năm 1868, ông Seward đề xuất mua cả Greenland và Iceland từ Đan Mạch với giá 5,5 triệu USD bằng vàng. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành hiện thực.

Đến năm 1910, Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch Maurice Francis Egan (1852-1924) gợi ý đổi Mindanao và Palawan lấy Greenland và vùng Tây Ấn của Đan Mạch, nhưng ý tưởng này cũng bị bỏ qua.

Sau Thế chiến II, năm 1946, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã liệt kê Greenland và Iceland là hai trong ba địa điểm quốc tế thiết yếu cho các căn cứ của cường quốc này.

Mỹ đã đưa ra đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch với giá 100 triệu USD nhưng bị Copenhagen từ chối, thay vào đó, quốc gia Bắc Âu đã ký một hiệp ước trao cho Mỹ quyền tài phán độc quyền đối với các khu vực phòng thủ trong vùng lãnh thổ này vào tháng 4/1951.

Khoảng năm 1953, Mỹ đã xây dựng Căn cứ không quân Thule (đổi tên thành Pituffik năm 2023) ở phía Bắc Greenland và sau đó, căn cứ này trở thành một phần Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD). Thule đã tuyển dụng hơn 1.000 người Greenland và Mỹ đưa tới đây gần 10.000 nhân sự.

Sự quan tâm của Mỹ với Greenland đột ngột giảm sút sau Chiến tranh Lạnh, với sự hiện diện của chỉ vài trăm nhân viên.

Đến năm 2019, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã khơi lại việc mua Greenland với Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump vì tầm quan trọng của hòn đảo này đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như tiềm năng kinh tế to lớn. Ngay lập tức, giới lãnh đạo ở Greenland và Đan Mạch cự tuyệt.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố: “Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland là của Greenland”. Trước những phản ứng này, ông Trump quyết định hủy chuyến thăm cấp nhà nước đã lên kế hoạch tới quốc gia Bắc Âu.

Phó Giáo sư Đại học Quốc phòng Đan Mạch Marc Jacobsen nhận định, cho đến gần đây, khi ông Trump lặp lại ý định muốn mua Greenland vào nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, có lẽ không ai cho rằng đó là “điều nực cười”.

Ngày 24/12, chỉ vài giờ sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ đắc cử muốn mua lại Greenland, Đan Mạch đã công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho hòn đảo với trị giá 1,5 tỷ USD. Copenhagen cũng quyết liệt ra tuyên bố khẳng định hòn đảo lớn nhất thế giới không dành để bán.

Việc mua lại lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền không phải là điều chưa từng xảy ra. Dù không rõ ông Trump quyết tâm thực hiện điều này đến đâu, nhưng có một điều rõ ràng rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử đã khiến Đan Mạch, một thành viên NATO, phải tăng ngân sách cho quốc phòng, động thái mà ông thúc đẩy mạnh trong cả nhiệm kỳ trước và hiện tại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/greenland-thoi-nam-cham-giua-long-bac-cuc-299451.html

Cùng chủ đề

Khởi công đường gần 1.000 tỷ đồng ở Long An kết nối cửa khẩu quốc gia

Dự án đường tỉnh 822B kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ qua Campuchia và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức, TP.HCM. ...

Tấp nập quầy đồ bành chợ Cồn Đà Nẵng: Chỉ 10.000 đồng có ngay áo đẹp

Gần Tết, khu đồ bành tại chợ Cồn (Đà Nẵng) trở nên đông đúc, mỗi chiều có hàng ngàn lượt khách đến mua đồ với giá “siêu mềm”. Khu chợ trở thành điểm đến lý tưởng cho học sinh, sinh viên và người dân...

Thí sinh cân nhắc trước nhiều thay đổi

Hiện nay, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh, hoặc dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025. Trong đó các trường có điều chỉnh về chỉ tiêu, mở thêm ngành mới, giảm phương thức xét tuyển… Đây là cơ sở để các thí sinh nắm được điều kiện, cách thức tuyển sinh của các trường để lên kế hoạch ôn tập, chọn trường phù hợp. ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp Quốc hội bất thường

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra trong ngày 6 và sáng 7/1/2025, sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Văn phòng...

Quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá xăng dầu hôm nay 5/1: Tuần leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 5/1, tuần này, tiếp tục “leo dốc” với dầu Brent tăng 2,34 USD lên mức 76,51 USD/thùng, giá dầu WTI tăng 3,36 USD lên mức 73,96 USD/thùng.

Điện thoại thông minh tích hợp AI khiến nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025

Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip toàn cầu có thể tăng trưởng 11,2% trong năm 2025, đạt mốc kỷ lục 697,18 tỷ USD. Động lực chính cho sự tăng trưởng này là nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn phục vụ điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.

Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Các nguồn tin trong ngành ngày 4/1 cho hay, các công ty lớn của Hàn Quốc đang tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) toàn cầu như Amazon Web Services và Microsoft, nhằm nâng cao vai trò của những công ty này trên thị trường dịch vụ đám mây được quản lý ở Hàn Quốc và ở nước ngoài.

Tổng thống Ukraine thông báo “tổn thất nặng nề” của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Trong bài phát biểu hàng đêm, Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.

Các làng nghề thực phẩm Nam Định hối hả chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các làng nghề chế biến thực phẩm tại tỉnh Nam Định đang phải làm việc hết công suất để kịp hoàn thành đơn hàng cung ứng cho thị trường.

Bài đọc nhiều

Chiến thuật ‘nghìn vết cắt’ của Nga gây sức ép lớn cho Ukraine

Việc Nga triển khai chiến thuật được so sánh với 'nghìn vết cắt' đã gây sức ép không nhỏ đối với các lực lượng Ukraine đang gặp nhiều thách thức về mặt nhân lực và vật lực. ...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nga cảnh báo cái ‘gật đầu’ của Mỹ sẽ mở đường dẫn tới xung đột hạt nhân, nói ‘thật uổng công’ vì điều mà...

Ngày 3/10, các nhà ngoại giao Nga đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa nước này với Mỹ và con đường dẫn đến chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng Ural Airlines chở 236 hành khách đang trên đường từ sân bay Sharm El-Sheikh đến thành phố Yekaterinburg của Nga.

“Nỗi lòng” của chính quyền Taliban trong năm 2025

Người phát ngôn chính quyền Taliban Zabihullah Mujahid tuyên bố, lực lượng đang kiểm soát Afghanistan kỳ vọng sẽ mở rộng các mối quan hệ chính thức và ngoại giao với các quốc gia khác trong năm 2025.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine thông báo “tổn thất nặng nề” của quân đội Nga và Triều Tiên ở Kursk

Trong bài phát biểu hàng đêm, Tổng thống Zelensky cho biết lực lượng Nga và Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở khu vực phía Nam nước Nga.

lực lượng Nga-Triều Tiên tổn thất nặng trong trận chiến ở Kursk

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối 4.1 khẳng định lực lượng Nga và CHDCND Triều Tiên đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh ở tỉnh Kursk của Nga. ...

Đàm phán lập chính phủ thất bại, Thủ tướng Áo từ chức

Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã tuyên bố từ chức sau khi cuộc đối thoại lập chính phủ liên hiệp sụp đổ giữa những bất đồng. ...

Mỹ bắt y tá nghi tấn công trẻ sơ sinh

Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Henrico (bang Virginia, Mỹ) thông báo bắt giam y tá Erin Strotman (26 tuổi) trong vụ hàng loạt trẻ sơ sinh bị tấn công ở khu chăm sóc đặc biệt (NICU) thuộc Bệnh viện các bác sĩ...

Mới nhất

Trồng lan trên đất cát, chủ vườn tiết lộ ‘bí kíp’ ra hoa kịp Tết

Chủ vườn lan tiền tỷ chia sẻ, lan hồ điệp bật ngồng khi thời tiết lạnh và chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm. Với hệ thống nhà màng công nghệ cao, có thể kích hoa bằng việc điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm chứ không dùng chất kích thích. Gần đến Tết Nguyên đán, vườn lan hồ điệp...

Xã đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đạt nông thôn mới kiểu mẫu, người dân thu nhập 61 triệu đồng/người/năm

Xã Bắc Trạch (huyện Bố Trạch) là xã đầu tiên của tỉnh Quảng Bình về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu. ...

Nhận định tuyển Việt Nam đấu với Thái Lan: Nâng cúp trên đất Thái

Tuyển Việt Nam làm tất cả để đánh bại Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), nâng cúp vô địch ngay tại Rajamangala (Bangkok). Khi Thái Lan đánh mất sự tự tin Trước trận chung kết lượt về ASEAN Cup, HLV Masatada Ishii tiết lộ Thái Lan chuẩn bị kịch bản đá luân lưu với...

Ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh mang đến không khí sôi động những ngày đầu năm

(Dân trí) - Tối 4/1, ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh tổ chức đêm nhạc "Ký ức Sao Mai" tại Hà Nội với sự tham gia của nghệ sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Nguyễn Đình Tuấn Dũng và rapper RamC. Ký ức Sao Mai là đêm nhạc riêng đầu tiên của ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh, được cô ấp ủ từ khi...

Điều tra vụ đập phá xe ô tô công nghệ ở TPHCM

Tài xế ô tô công nghệ trình báo bị một thanh niên dùng gạch đá đập phá ô tô, sau đó ném vào người anh. Hôm nay (ngày 5/1) Công an quận Bình Tân, TPHCM phối hợp cùng Công an phường Bình Hưng Hoà B điều tra về vụ đập phá xe ô tô công nghệ xảy ra trên địa...

Mới nhất