Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThổi làn gió mới cho môn học Lịch sử

Thổi làn gió mới cho môn học Lịch sử


Tiến sĩ Mai Văn Nam, Trưởng Bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có những chia sẻ về phương pháp dạy học Lịch sử mới trong nhà trường. 

PV: Bản thân Lịch sử rất hấp dẫn, nhưng dạy học Lịch sử không hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý, say mê của học sinh, theo thầy nguyên nhân do đâu?

Tiến sĩ Mai Văn Nam: Lịch sử trong nhà trường bị xem là không hấp dẫn, không thu hút được sự say mê của học sinh, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, nguyên nhân bắt nguồn từ những quan niệm cố hữu về môn Lịch sử trước kia, cho rằng môn Lịch sử là môn học thuộc lòng các sự kiện, ngày tháng, thời gian, không gian. Quan niệm đó cần phải xóa bỏ, vì khi học dưới góc độ đó, học sinh sẽ không bao giờ có thể yêu thích Lịch sử, những nội dung về sự kiện lịch sử chỉ là một thông tin nhỏ trong lịch sử. Sở dĩ, môn Lịch sử chưa hấp dẫn với người học còn do nhận thức không đúng về vị trí của môn Lịch sử trong nhà trường. Chúng ta thường cho rằng môn Lịch sử là môn học phụ, không quan trọng bằng như các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Vì thế, tầm quan trọng và thời gian học của môn Lịch sử bị ảnh hưởng và không đem lại hiệu quả. Cùng với đó, vấn đề còn nằm ở phương pháp dạy học của các thầy cô giáo. Một số thầy cô chưa có quá trình đổi mới về nhận thức tư duy, sáng tạo các phương thức dạy học phù hợp với bối cảnh giáo dục mới hiện nay.

PV: Theo Tiến sĩ, cái gốc của sự đổi mới dạy học Lịch sử là gì? 

Tiến sĩ Mai Văn Nam: Việc đổi mới dạy học Lịch sử cũng gắn liền với việc đổi mới chương trình dạy học phổ thông. Trước đây, dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh biết kiến thức, tiếp cận nội dung kiến thức. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông đổi mới, hướng đến tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất, dạy học sinh vận dụng được kiến thức lịch sử vào trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó giúp học sinh có năng lực, phẩm chất, phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực, con người Việt Nam sống tốt và làm việc hiệu quả.

Vấn đề đổi mới cần phải coi trọng là nhận thức đúng đắn về vị trí của môn Lịch sử trong nhà trường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, lịch sử, nhất là quốc sử càng cần được coi trọng và cần phát huy chức năng giáo dục. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như trong giao lưu với các nền văn hóa khác”. Lịch sử cần phải được đặt ở vị trí xứng đáng với sứ mệnh của nó. Tiếp theo, vấn đề đổi mới cần quan tâm là nguồn nhân lực. Công tác đào tạo giáo viên cần được nâng tầm, phát triển và đổi mới hơn nữa để đào tạo được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, áp dụng được phương pháp dạy học hiện đại, hiệu quả vào quá trình dạy học Lịch sử.

PV: Trong quá trình nghiên cứu và từ thực tiễn giảng dạy, các phương pháp đổi mới dạy học lịch sử đang được thầy áp dụng là gì?

Tiến sĩ Mai Văn Nam: Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau như học thông qua quan sát, học thông qua thực hành trải nghiệm… Tôi đã đề xuất áp dụng một số phương pháp và nghiên cứu giúp quá trình lựa chọn phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu.

Thứ nhất, phương pháp sử dụng các nguồn học liệu hấp dẫn, tổ chức cho học sinh đi tìm tòi, khám phá. Phương pháp này yêu cầu học sinh phải dựa vào nguồn sử liệu để học sinh tự tư duy, khám phá, rút ra tri thức lịch sử, chứ không cung cấp kiến thức theo góc độ thông báo, có sẵn.

Thứ hai, áp dụng con đường dạy học kiến tạo dựa trên hệ thống câu hỏi, tìm tòi khám phá. Ưu điểm của phương pháp này là hệ thống câu hỏi hay, hấp dẫn người học và giúp ích trong việc định hướng phát triển tư duy của học sinh.

Thứ ba, tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: tổ chức các hoạt động truy tìm vết tích lịch sử để khôi phục sự kiện, điều tra lịch sử kết hợp với trao đổi, thảo luận để lý giải bản chất của sự kiện lịch sử.

Thứ tư, sử dụng phương pháp dạy học mang tính chất thực hành, trải nghiệm như tổ chức cho học sinh đóng vai làm thuyết minh, hướng dẫn viên du lịch. Phương pháp đòi hỏi học sinh phải chủ động, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu kiến thức.

Thứ năm, phương pháp thực hành thiết kế các sản phẩm có tính chất ứng dụng dựa trên kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh. Tổ chức cho học sinh thiết kế poster về chủ đề lịch sử, thiết kế các bản sơ đồ tư duy, infographic. Định hướng với học sinh có khả năng cao hơn về thực hành thiết kế sản phẩm học tập mang tính chất ứng dụng của mô hình dạy học tích hợp STEAM như: mô hình nhà sàn, mô hình công cụ lao động, vũ khí, bãi cọc Bạch Đằng…để tái hiện lịch sử.

Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới kích thích sự tò mò của học sinh. Học sinh chủ động, mong muốn sưu tầm một số tư liệu, trình bày những ấn phẩm truyền thông, điều đó khiến học sinh thực sự say mê, đầu tư vào các sản phẩm học tập. Thông qua những hoạt động, phương pháp học tập đó giúp học sinh được bộc lộ, vận dụng năng lực của mình trong cuộc sống.

PV: Nhìn sang các nước có điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, họ đã đưa những câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử dựng thành phim, đây cũng là 1 cách để giáo dục lịch sử và đa số đều rất hấp dẫn các bạn trẻ. Chúng ta có thể học được gì từ họ để việc dạy học lịch sử thực sự hấp dẫn học sinh, thưa thầy?

Tiến sĩ Mai Văn Nam: Đối với Trung Quốc là đất nước có truyền thống viết lịch sử, tạo ra các sản phẩm phục vụ lịch sử tuyệt vời, chúng ta thấy được sự thành công của họ trong công tác giáo dục là chuyển thể những câu chuyện lịch sử thành phim, giúp việc tiếp cận, học tập nội dung đó được diễn ra sinh động, hấp dẫn. Đây là một kinh nghiệm rất hay. Ta thấy được, lịch sử của Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều nội dung được các nhà làm phim tái hiện lại và tạo tiếng vang lớn như bộ phim Đào, Phở và Piano.

Đối với góc độ của giáo viên, xã hội cần phải quan tâm, tạo ra nguồn học liệu hay, hấp dẫn với học sinh, nguồn học liệu có thể sử dụng rộng rãi trên truyền thông, sử dụng vào các hoạt động dạy học, ví dụ như các đoạn phim lịch sử sẽ khiến học sinh cảm thấy thích thú hơn. Cách tiếp cận dạy học dựa trên phim lịch sử cũng đòi hỏi điều kiện liên quan đến công nghệ thông tin giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy.

Ngoài ra, chúng ta cần có quá trình xem xét toàn diện những câu chuyện có nhiều yếu tố hư cấu. Bởi bài học lịch sử được xây dựng theo mục đích giáo dục để phục vụ cho môn học gắn liền với khoa học lịch sử. Phim ảnh và sách, truyện lịch sử dựa xây dựng trên những câu chuyện, quan niệm khác nhau, đôi khi không phải sự thật.

PV: Xin cảm ơn thầy!





Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/thoi-lan-gio-moi-cho-mon-hoc-lich-su-post1102752.vov

Cùng chủ đề

Cuộc đua quá khốc liệt và ai sẽ làm nên lịch sử?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua quá khốc liệt và ai sẽ làm nên lịch sử? Để hiểu tính chất khốc liệt của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, chúng ta phải quay ngược thời gian ít nhất về gần như đúng thời điểm này 4...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Vị tướng nào dùng ‘trâu lửa’ phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?

Người được nhắc đến chính là Nguyễn Hữu Cầu.Nguyễn Hữu Cầu (1712-1751), xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Khi còn nhỏ, ông giỏi văn võ, lại thạo bơi lội nên thường được người dân gọi là quận He (tên một loài cá biển).Lớn lên Nguyễn Hữu Cầu gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được người này quý mến, gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ...

Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?

Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam...

Vua Charles thừa nhận lịch sử ‘đau thương’ của Khối thịnh vượng chung với chế độ nô lệ

(CLO) Vua Charles cho biết Khối thịnh vượng chung nên thừa nhận lịch sử "đau thương" của mình, khi các quốc gia châu Phi và Caribe thúc đẩy Vương quốc Anh bồi thường cho vai trò trong chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Đầu vụ trái sầu riêng giá rất cao nhưng khan hàng

Ở thời điểm này, tại các nhà kho ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thu mua trái sầu riêng giống Monthong loại A với giá dao động từ 180-190.000 - đồng/kg, loại B có giá 160.000 - 170.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri 6 loại A có giá 130.000 - 140.000 đồng/kg, loại B có giá trên dưới 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói là năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nhất là mưa nhiều, gió mạnh đã làm...

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.   Cụ thể, “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Trường đại học Ngoại ngữ đoạt quán quân ‘Sinh viên thế hệ mới 2024’

Trải qua những vòng thi đầy kịch tính, đội thi của Trường đại học Ngoại ngữ đã thể hiện sự xuất sắc khi thuyết trình, hùng biện về dự án SignbySign, nhận điểm cao nhất và giành chức quán quân Sinh viên thế...

Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời khiến giáo viên thấy phấn khởi

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, các thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều ở dự án luật này, do đó, phải làm sao để luật ra đời và khiến giáo viên thấy phấn khởi, được...

Mới nhất

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng...

Mới nhất