Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThời gian làm việc và nghỉ của giáo viên ra sao trong...

Thời gian làm việc và nghỉ của giáo viên ra sao trong quy định mới?


Giáo viên làm việc 42 tuần/năm học

Thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng (dành cho việc hoàn thiện các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác).

3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 2 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

Thời gian làm việc và nghỉ của giáo viên ra sao trong quy định mới?
- Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT dự thảo quy định mới về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông

Bộ GD-ĐT lý giải, quy định thống nhất số tuần thực dạy dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông là 35 tuần để đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về khung thời gian năm học.

Bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, dự thảo quy định về trường hợp thời gian nghỉ thai sản (đối với giáo viên nữ) trùng với thời gian nghỉ hè để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và tháo gỡ vướng mắc của giáo viên trong thời gian qua.

Cụ thể, thời gian nghỉ của giáo viên gồm: thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Giáo dục; thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

Dự thảo cũng quy định rõ hơn về thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: “Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của bộ luật Lao động.

Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù”.

Ngoài ra, thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác của giáo viên thực hiện theo quy định của bộ luật Lao động. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ của giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định, đảm bảo khung thời gian năm học.

1 tuần giáo viên dạy bao nhiêu tiết? 

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ, kế hoạch của nhà trường và định mức tiết dạy trong 1 năm học, hiệu trưởng phân công nhiệm vụ giáo viên với định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần.

Cụ thể, giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết.

Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để đảm bảo hoạt động chung của nhà trường.

Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở.

Định mức giảng dạy của hiệu trưởng, hiệu phó

Dự thảo cũng quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ngoài các nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.

Định mức tiết dạy trong 1 năm học đối với hiệu trưởng được xác định trong 1 năm học bằng 2 tiết/tuần nhân với số tuần dành cho việc giảng dạy.

Định mức tiết dạy trong 1 năm học đối với phó hiệu trưởng là định mức trong 1 năm học bằng 4 tiết/tuần nhân với số tuần dành cho việc giảng dạy

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định trên thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).




Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-gian-lam-viec-va-nghi-cua-giao-vien-ra-sao-trong-quy-dinh-moi-18524062210405892.htm

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

H’Hen Niê hóa nữ chiến binh quyến rũ, thu hút của Hà Thanh Việt

Trong những thiết kế mang đậm chất nghệ thuật với hình ảnh chủ đạo là những đôi cánh...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Mới nhất