Trang chủNewsKinh tếThời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình

Thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình


Những thời khắc khó khăn thường là điểm bắt đầu của những bước ngoặt phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của bước ngoặt đó, với nhu cầu cải cách tự thân trong cộng đồng kinh doanh để tạo nên những xoay chuyển thực chất.





Các doanh nghiệp mong muốn có những cải cách thể chế mạnh mẽ để nền kinh tế phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tại Tập đoàn Thaco.  Ảnh: Đức Thanh

1.

Gần 10 giờ sáng, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco vội vã bước vào phòng họp đã kín chỗ. Chuyến bay dự kiến hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn bị chậm, buộc ông phải đổi chuyến, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), rồi di chuyển bằng ô tô tới Quảng Ninh.

“Hôm nay, tôi không thể vắng mặt được, vì có nhiều việc cần phải trao đổi trực tiếp”, ông vừa nói, vừa đi chào từng người, gửi lời xin lỗi vì chậm trễ và ngồi vào vị trí đồng Chủ tịch, bên cạnh ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Quyết định đợi ông Dương hôm đó, thay vì khai mạc đúng giờ, là của lãnh đạo nhiều tập đoàn có vị thế hàng đầu Việt Nam như bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Công ty Vàng bạc – Đá quý Phú Nhuận (PNJ), ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, cùng đại diện lãnh đạo các tập đoàn Geleximco, TH, CMC, Lộc Trời, Tổng công ty Kinh Bắc… 

Cách đây đúng 1 năm, vào tháng 4/2023, họ là 21 hội viên đầu tiên của Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, do VCCI thành lập, đã đứng trên sân khấu chia sẻ cam kết sẽ đoàn kết, nỗ lực hết sức mình vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, vì sự phát triển của kinh tế đất nước, vì Việt Nam thịnh vượng với mục tiêu vào năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, văn minh, hạnh phúc mà ông Trần Bá Dương đại diện phát biểu.

Và đây là cuộc làm việc đầu tiên của Hội đồng kể từ khi thành lập, để bàn về những việc sẽ phải làm để thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh đó, nhất là trách nhiệm xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

“Khi tham gia Hội đồng này, mỗi thành viên đều thấy áp lực, nhưng Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam phải xác định rõ trách nhiệm xây dựng được các doanh nghiệp đầu ngành”, ông Dương chia sẻ với các hội viên.

Thực ra, mong muốn có được một tập hợp sếu đầu đàn của nền kinh tế là chủ đề của rất nhiều cuộc trao đổi, làm việc trong nội bộ các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhiều năm qua. Khi quy mô GDP của Việt Nam tăng nhanh, đang bước vào hàng thứ 35 của thế giới (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế năm 2023), cùng với dấu ấn mang tính chủ đạo của nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong các dự án đột phá quan trọng về hạ tầng như đường cao tốc, hầm đường bộ, sân bay quốc tế… hay trong sự chuyển mình rất lớn của nhiều đô thị, nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ…, nhu cầu này càng rõ nét.

Nhưng, việc các doanh nghiệp hàng đầu bàn về cách họ sẽ làm để tập hợp được các doanh nghiệp cùng nuôi dưỡng, tạo dựng thêm nhiều doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế thì không nhiều. Hơn thế, bản thân các doanh nhân cũng thừa nhận, không dễ dàng gì khi vừa phải phát triển tốt doanh nghiệp của mình, vừa sẵn sàng tham gia gánh vác trách nhiệm dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực. Chưa kể, mọi việc càng trở nên khó khăn hơn, khi dịch bệnh, bất ổn địa chính trị toàn cầu và những khó khăn của kinh tế trong nước khiến nhiều doanh nghiệp hàng đầu cũng phải lao đao.

Tuy nhiên, đặt lên bàn thảo luận, các doanh nghiệp hàng đầu đã bàn tới mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam của Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Từng chỉ tiêu chi tiết được phân tích kỹ như làm thế nào để có doanh nghiệp đạt tầm khu vực, thế nào là doanh nghiệp đạt tầm thế giới… khi hội nhập kinh tế sâu rộng nhưng đang có nhiều dấu hiệu phân mảnh.

Các chính sách mới, mang tính đột phá nào để hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc hàng đầu quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu… khi các chính sách “friends-shoring, nearshoring hay reshoring (chuyển sản xuất về các nước cùng phe, về các nước gần hay về nội địa) thay vì off-shoring (chuyển sản xuất ra nước ngoài) như trước đây.

Nhưng nền kinh tế Việt Nam không thể tận dụng cơ hội của hội nhập, của xu thế phát triển mới nếu chỉ toàn “toa tầu”, các doanh nghiệp hàng đầu đã đồng thuận như vậy khi gánh trách nhiệm của “đầu tàu”.

2.

Trong nhiều giai đoạn khó khăn, thậm chí là khủng hoảng trước đây, mục tiêu của nhiều cuộc bàn luận chủ yếu là tìm cách vượt khó, thoát ra. Hiện giờ, bài toán mà cộng đồng kinh doanh Việt Nam đặt ra đòi hỏi nhiều lời giải hơn. Một mặt, vẫn là nỗ lực phục hồi, nhưng họ không muốn đứng lên tại chỗ cũ, mà là bước tới các cơ hội phát triển mới.

Phải nói thêm, năm 2024 và những năm tiếp theo vẫn được dự báo còn nhiều khó khăn, thậm chí gió bão, nhưng cơ hội lại không nhỏ. Khi thảo luận về điều này, các doanh nghiệp vạch ra khá rõ cơ hội từ những đòi hỏi mới của hội nhập, từ yêu cầu của xu thế phát triển xanh, chuyển đổi số với những sức ép rất lớn từ cả cam kết chính trị, cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng, xu hướng phát triển, dịch chuyển của các tập đoàn lớn trên thế giới. Đặc biệt, sân chơi lớn với bán dẫn, chip, AI… đang vô cùng hấp dẫn.

Trong thời điểm hiện tại, giới chuyên gia kinh tế thế giới tiếp tục nói về cải cách thể chế kinh tế như là giải pháp đầu tiên, thậm chí là duy nhất để các nền kinh tế sống sót, thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Thực tế này đang đặt ra đòi hỏi cải cách thể chế của Việt Nam.

Chính trong lúc này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nhắc đến hình bóng của đội ngũ các nhà doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp công nghệ dân tộc, có tích tụ tư bản, có nhu cầu kết hợp với đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia để nắm bắt, áp dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ.

“Tôi đang thấy nhen nhóm đội ngũ này. Chỉ cần có chính sách, thể chế duy trì niềm tin kinh doanh dài hạn, thúc đẩy động lực sáng tạo của những người làm kinh doanh, của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, nhà khoa học… sẽ tạo nên thành tựu không thể ngờ cho nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0, như các thế hệ người kinh doanh Việt Nam đã làm được điều thần kỳ. Đây là thời điểm bước ngoặt”, ông Cung tin tưởng.

Với thế hệ chuyên gia nghiên cứu như TS. Cung, có 3 dấu mốc được coi là bước ngoặt của công cuộc cải cách thể chế kinh tế.

Dấu mốc đầu tiên là năm 1989, khi Việt Nam lần đầu có tên trong các quốc gia xuất khẩu gạo, nhờ khoán 10 và mở rào cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Trước đó, năm 1988, Việt Nam phải nhập 199.500 tấn lương thực. Kể từ thời điểm này, Việt Nam đã bước vào hành trình chuyển đổi thể chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dấu mốc thứ hai là sự công nhận khu vực doanh nghiệp tư nhân, với cuộc cách mạng mang tên Luật Doanh nghiệp 1999. Chỉ vài năm sau đó, số doanh nghiệp thành lập đã gấp cả chục lần so với 10 năm trước.

Dấu mốc thứ ba là năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu làn sóng cải cách toàn diện, nhanh chóng, chuẩn chỉnh về hệ thống pháp luật kinh doanh…

Phần lớn thế hệ doanh nhân thành danh hiện tại, trong đó có các doanh nghiệp hội viên Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đã khởi nghiệp, trưởng thành và ghi dấu ấn lớn trong nền kinh tế qua các dấu mốc này. Nhưng hiện tại, lợi thế sẵn có từ một nền kinh tế đang phát triển, đang hội nhập không còn nhiều nữa.

“Các doanh nghiệp đang cần luồng gió mới để tạo ra giá trị mới. Tôi tin là đã đến thời điểm cần có đột phá trong cải cách thể chế, để cấy thêm sinh khí cho cộng đồng kinh doanh”, ông Cung bày tỏ.

3.

Không gian cho những doanh nghiệp thế hệ mới, thế hệ tương lai của nền kinh tế cũng là điều PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trăn trở. Lâu nay, dù cải cách thể chế, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi luôn được đặt lên hàng ưu tiên, nhưng theo ông Thiên, dường như vẫn chỉ là chỉnh sửa, cơi nới, chứ chưa hướng tới đích này. Lý do vẫn nằm ở tư duy về phát triển doanh nghiệp.

“Trong việc thiết lập chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng, không gì hiệu quả bằng chính các doanh nghiệp đầu chuỗi như Thaco, Hòa Phát, TH True milk… tìm kiếm, nuôi dưỡng và đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mạng lưới. Nhưng để làm được, các doanh nghiệp cần có cơ chế chính sách và các nguồn lực tài chính hỗ trợ. Khi đó, kết quả của chính sách hỗ trợ không chỉ là một vài doanh nghiệp, mà là một chuỗi giá trị mà nền kinh tế đang cần. Nhưng hiện tại, chúng ta vẫn e dè khi nói đến hỗ trợ doanh nghiệp lớn…”, ông Thiên đau đáu.

Cùng với đó, tư duy đẩy khó cho doanh nghiệp, giữ an toàn cho cơ quan quản lý vẫn tiếp tục khiến hệ thống pháp luật kinh doanh ẩn chứa vô vàn ngầm thác. Trong Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023 mà VCCI công bố vào cuối tháng 4/2024, các doanh nghiệp vẫn phải nhắc đến nghịch lý, mặc dù hoạt động cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đang được thúc đẩy, nhưng khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới, hay sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các quy định bất hợp lý, gây vướng cho doanh nghiệp lại xuất hiện.

Hệ quả là khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam “li ti” và “đơn lẻ” càng lớn hơn trong trong thập kỷ mất mát của kinh tế toàn cầu.

Cũng phải nói thêm, trong thời điểm hiện tại, giới chuyên gia kinh tế thế giới tiếp tục nói về cải cách thể chế kinh tế như là giải pháp đầu tiên, thậm chí là duy nhất để các nền kinh tế sống sót, thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Thực tế này đang đặt ra đòi hỏi cải cách thể chế của Việt Nam ở cả hai phía, áp lực từ bên ngoài, khó khăn của thị trường, cạnh tranh cao… và đòi hỏi từ bên trong, nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Tuy các chuyên gia cho rằng, cải cách thể chế sẽ mất nhiều thời gian hơn để tạo nên bước ngoặt phát triển, nhưng đây là thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình, nên sẽ có tính triệt để và thực chất.





Nguồn: https://baodautu.vn/thoi-diem-cua-nhung-cai-cach-tu-than-vi-chinh-minh-d214022.html

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi thành tích kinh tế và ngoại giao của Việt Nam

Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh thêm, tiếp nối những thành tích đã đạt được trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn trong năm 2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi,...

Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu

Với dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng cố vị thế, tận dụng cơ hội trở thành mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầuVới dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tình hình kinh tế ổn định, Việt Nam đã sẵn sàng củng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tínhTham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các...

Tiền Giang – cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Ngày 29-11 vừa qua, tại Cần Thơ, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai kế hoạch 2024 - 2025. Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cùng tham dự và chia sẻ đóng góp nhiều ý...

Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City

Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. ...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Bài đọc nhiều

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Petrovietnam chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng ‘2 con số’

Hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và nộp ngân sáchTrong tháng 11, các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 1,3-15,1%. So với cùng kỳ, có 5/9 chỉ tiêu tăng trưởng là: khai thác khí, sản xuất điện, LPG, Condensate, NPK.Tập đoàn cũng hoàn thành vượt kế hoạch 6/6 chỉ tiêu tài chính từ 2-57% trong tháng 11, về đích trước từ 3 - 5 tháng.Động lực lớn...

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 đạt Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 ước tăng 0,8%...

Cùng chuyên mục

Bà Đồng Thị Ánh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định

DNVN - Đại hội Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định (BIDAWE) lần thứ 4 đã bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch và các phó chủ tịch. Bà Đồng Thị Ánh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch BIDAWE nhiệm kỳ 2025-2030. ...

Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City

Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. Giới trẻ thích thú check-in vườn thông “khổng lồ” tại khu đô thị Danko City Hòa trong không khí Giáng sinh đang đến gần, khu đô thị Danko City tại Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm check-in thu hút người dân và giới trẻ. ...

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng...

Đồng Nai: Một giám đốc ở Trảng Bom nhận thưởng Tết cao nhất 380 triệu đồng

Đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai có mức thưởng Tết từ 1-1,5 tháng lương, đặc biệt mức thưởng cao nhất là 380 triệu đồng cho vị trí Giám đốc một công ty ở huyện Trảng Bom. Chiều nay (17/12), UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024. Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Mới nhất

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Ra mắt bộ sách Địa chí Kiên Giang

(CLO) Sách Địa chí Kiên Giang gồm 3 quyển với tổng 789 trang, ghi chép khá toàn diện, có hệ thống về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh...

Mới nhất