Trang chủNewsThế giớiThời cơ, thách thức cho Ai Cập trong xung đột Israel-Hamas

Thời cơ, thách thức cho Ai Cập trong xung đột Israel-Hamas



Nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình cho xung đột Israel-Hamas là cơ hội để Ai Cập duy trì, thúc đẩy lợi ích và mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông và châu Phi.

(10.25) Chuyến hàng viện trợ thứ 2 tiến vào dải Gaza từ cửa khẩu Rafah do Ai Cập kiểm soát. (Nguồn: AFP)
Ai Cập nổi lên như một nhân tố quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại, thúc đẩy hòa bình cho xung đột Israel-Hamas. Trong ảnh: Chuyến hàng viện trợ thứ 2 tiến vào dải Gaza từ cửa khẩu Rafah do Ai Cập kiểm soát ngày 22/10. (Nguồn: AFP)

Vai trò đặc biệt

Trong những ngày qua, Ai Cập nổi lên như một quốc gia có vai trò đặc biệt trong tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ngày càng căng thẳng giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas. Mới đây, ngày 21/10, đoàn xe gồm 20 chiếc, chở hàng viện trợ, nhu yếu phẩm và nhiên liệu đã tiến vào Dải Gaza từ cửa khẩu Rafah của Ai Cập.

Đây là chuyến hàng viện trợ đầu tiên tới khu vực đang chịu sự bao vậy của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) kể từ ngày 9/10, 2 ngày sau khi Phong trào Hồi giáo Hamas khơi mào đợt tấn công bất ngờ khiến 1.400 người Do Thái thiệt mạng. Những ngày sau đó, 2 chuyến hàng viện trợ nhân đạo khác cũng đã đi qua cửa khẩu Rafah.

Viết trên mạng xã hội X, Điều phối viên về vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ), ông Martin Griffiths đã đánh giá cao những chuyến hàng đi qua cửa khẩu Rafah của Ai Cập: “Tôi tin tưởng rằng các chuyến hàng như vậy sẽ là khởi đầu của các nỗ lực bền vững nhằm cung cấp nhu yếu phẩm – bao gồm thực phẩm, nước, thuốc men và nhiên liệu – tới người dân dải Gaza theo một cách an toàn, tin cậy, vô điều kiện và không bị cản trở”.

LHQ ước tính cần ít nhất 100 chuyến hàng/ngày để bảo đảm cuộc sống cho người dân dải Gaza hiện nay. Khi đó, cửa khẩu Rafah kết nối Ai Cập và khu vực này sẽ trở thành trọng điểm trong các nỗ lực của LHQ và cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu thảm họa nhân đạo tại đây.

Tầm quan trọng của Ai Cập trong giảm thiểu thiệt hại từ xung đột không chỉ hạn chế ở cửa khẩu Rafah. Ngày 21/10, Cairo là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh hòa bình để hạ nhiệt xung đột. Công tác chuẩn bị chỉ vỏn vẹn trong vài ngày, sự kiện đặc biệt này vẫn nhận được sự góp mặt của đông đảo đại diện đến từ các nước khác và tổ chức khu vực.

Trong số đó, có thể kể tới Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, Quốc vương Jordan Abdullah II, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani, Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Tổng thống Canada Justin Trudeau và Đặc phái viên của Trung Quốc về Trung Đông Trạch Tuyển.

Hội nghị không đạt được tuyên bố chung, song phản ánh mối quan tâm, cam kết của cộng đồng quốc tế về chấm dứt xung đột Israel-Hamas, với Ai Cập nổi lên như nhân tố then chốt. Tại sao lại có câu chuyện này?

(10.25) Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về xung đột Israel-Hamas ngày 21/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về xung đột Israel-Hamas diễn ra vào ngày 21/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)

Nhiều lợi thế

Trước hết, về mặt địa lý, Ai Cập có đường biên giới dài 206km giáp với Israel, dọc cạnh phía Đông của Bán đảo Sinai tới ngã ba giao với Dải Gaza và Vịnh Aqaba ở Biển Đỏ. Quan trọng hơn, nước này có Rafah, cửa khẩu duy nhất nối dải Gaza với thế giới bên ngoài hiện không do Israel. Bởi vậy, Ai Cập đóng vai trò then chốt trong nỗ lực nhân đạo của cộng đồng quốc tế với dải Gaza hiện nay.

Về mặt lịch sử, Nhà nước Do Thái và Cairo có một quá khứ đầy trắc trở. Hai bên từng trải qua nhiều lần đối đầu như Chiến tranh Arab-Israel (năm 1948) hay Chiến tranh Yom Kippur (1973). Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình năm 1979 do Tổng thống Mỹ khi đó, ông Jimmy Carter làm trung gian đã trở thành bước ngoặt, tạo nền móng để hai bên thiết lập quan hệ song phương năm 1980. Ai Cập đã trở thành một trong các quốc gia Arab hiếm hoi có quan hệ với Nhà nước Do Thái.

Kể từ đó đến nay, bất chấp một số thăng trầm, quan hệ song phương vẫn duy trì đà phát triển ổn định. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người có quan hệ gần gũi với Cairo, năm 2011 từng nêu rõ: “Ai Cập không chỉ là đối tác quan trọng nhất của chúng ta ở khu vực, mà hợp tác song phương đã vượt qua tầm chiến lược”.

Trong bối cảnh đó, theo bà Mirette Mabrouk, Giám đốc chương trình Ai Cập tại Viện Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở Washington (Mỹ), khi Israel bao vây Dải Gaza, nước này và Mỹ “kỳ vọng trong bối cảnh Cairo gặp khó khăn kinh tế, Ai Cập sẽ chấp nhận đánh đổi hỗ trợ tài chính để người dân Dải Gaza tới đây”.

Trên khía cạnh vị thế, bất chấp khó khăn về mặt kinh tế và biến động chính trị nội bộ và bên ngoài thập kỷ qua, Ai Cập vẫn có tiếng nói đáng kể tại khu vực. Việc Hội nghị thượng đỉnh hòa bình, dù không có nhiều thời gian chuẩn bị, vẫn thu hút sự tham dự của 30 lãnh đạo quốc gia và khu vực là minh chứng rõ nét.

“Ai Cập không chỉ là đối tác quan trọng nhất của chúng ta ở khu vực, mà hợp tác song phương đã vượt qua tầm chiến lược”. (Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu)

Không ít rào cản

Song điều đó không có nghĩa mọi thứ đều là “màu hồng” với Ai Cập trong nỗ lực thúc tiến trình hòa bình cho xung đột Israel-Hamas, nhất là với các rào cản sau.

Đầu tiên là tác động nghiêm trọng từ xung đột này. Bất chấp kỳ vọng cho rằng Ai Cập có thể tiếp nhận người tị nạn Gaza để đổi lấy hỗ trợ kinh tế, cùng lời kêu gọi của một số nước, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã từ chối. Điều này là có thể hiểu được bởi hiện tại, Ai Cập đã tiếp nhận 9 triệu người tị nạn và người di cư từ nhiều nước khác, bao gồm Syria, Sudan, Yemen và Libya. Mở cửa cho người Palestine đồng nghĩa rằng Cairo phải giải quyết vấn đề an ninh phát sinh.

Ông Robert Satloff, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Washington về chính sách Cận Đông (Mỹ) nhận định Cairo hiểu rõ hệ quả chính trị nghiêm trọng một khi nước này “gật đầu”: “Họ coi đây là lằn ranh đỏ không thể vượt qua. Do đó, chính quyền Cairo thà đối mặt khó khăn kinh tế hơn là tiếp nhận lượng lớn người tị nạn”.

Đáng ngại không kém là tác động kinh tế. Công ty S&P (Mỹ) đánh giá trong bối cảnh kinh tế Ai Cập đang gặp khó khăn, xung đột ngay sát biên giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xuất/nhập khẩu năng lượng: “Việc mỏ dầu Tamar của Israel đóng cửa đã khiến lượng khí gas nhập khẩu của Ai Cập giảm từ 22,6 triệu xuống còn 17 triệu mét khối/ngày, ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”.

Cuối cùng, bất chấp những lời thuyết phục, kêu gọi dành cho Ai Cập, cả Mỹ, Israel và phương Tây đều duy trì sự thận trọng nhất định trước quốc gia Bắc Phi. Không ít lần, phương Tây đã phản ánh tình trạng nhân quyền tới phía Cairo. Với Mỹ, đó là câu chuyện về vụ việc gần đây liên quan tới Thượng nghị sĩ Robert Menendez, người vướng phải cáo buộc hợp tác với Ai Cập. Trong trường hợp xấu nhất, các khoản viện trợ thường niên của xứ cờ hoa tới Cairo sẽ bị đình trệ.

(10.25) Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 tại Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi (phải) trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 tại Cairo. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Israel có lý do để thận trọng khi bất chấp mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai chính phủ, chủ nghĩa bài Do Thái ở Ai Cập tiếp tục ở mức cao.

Khảo sát tháng 8/2022 của Viện Nghiên cứu Washington cho thấy chỉ 11% số người ủng hộ hợp tác với Israel, 14% ủng hộ Israel bình thường hóa quan hệ với giới Arab. Các con số trên đã không thay đổi đáng kể nhiều thập kỷ qua.

Thú vị thay, điều này trái ngược hoàn toàn với quan hệ ở cấp độ chính phủ suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, ông El-Sisi rõ ràng không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt để “ghi điểm”, khi cuộc bầu cử Tổng thống Ai cập sẽ diễn ra sau chưa đầy 2 tháng nữa.

Điều này phần nào lý giải cho thông điệp thú vị của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/10 vừa qua. Một mặt, ông không ngại cho rằng Israel đã vượt quá “quyền tự vệ”, cụm từ được Nhà nước Do Thái và phương Tây nhiều lần đề cập thời gian qua. Mặt khác, nhà lãnh đạo Ai Cập nêu rõ nước này “chưa bao giờ nhắm vào người Do Thái” ở khu vực.

Qua các tuyên bố trên, có thể thấy vị nguyên thủ Ai Cập vừa muốn duy trì sự ủng hộ ở trong nước, vừa không đánh mất quan hệ với Nhà nước Do Thái.

Trong quá khứ, Ai Cập từng là trung gian hòa giải quan trọng giữa Israel và lực lượng Hamas. Liệu lịch sử có lặp lại?





Nguồn

Cùng chủ đề

Chung tay nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ Net Zero

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học "Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30)". ...

Một bên vẫn “nắm đằng chuôi”, Hamas “ngã ngửa” nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là "tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực sau nhiều tháng leo thang. Tuy vậy, Israel vẫn đang ở thế chủ động trong mọi việc và vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa những cam kết của hai bên.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam

Khẳng định doanh nghiệp sẽ là nguồn sức mạnh khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không giới hạn, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với "lợi ích hài hòa, rủi...

Tổng thống Mỹ Biden và ‘nước cờ cuối’ củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài ‘bậc thầy thương thuyết’

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là "muối bỏ bể' với tình hình hiện tại, còn một khoảng trống chính sách rất lớn để Tổng thống đắc cử Donald Trump có cách tiếp cận mang bản sắc của riêng mình.

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 25/11-1/12

Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Italy, Kazakhstan đón Tổng thống Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga tuyên bố kiểm soát phần lớn Kurakhove

Theo lời giới chức Nga, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 20% diện tích thành phố Kurakhove thuộc Donetsk. Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, hôm 15/12 cho biết chiến sự ở thành phố Kurakhove vẫn diễn ra ác liệt và quân Nga đang giành được ưu thế tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tại Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực...

Nga tỏ thiện chí hợp tác, nói điều gì khiến Hàn Quốc phản ứng gay gắt ra tuyên bố quyết liệt?

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa đưa ra tuyên bố cứng rắn, yêu cầu Nga phải chấm dứt hoàn toàn hợp tác quân sự với Triều Tiên như một điều kiện tiên quyết để thảo luận về việc cải thiện quan hệ song phương.

Cùng chuyên mục

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước

Cục Di trú Quốc gia (NIA) của Trung Quốc hôm nay 17.12 thông báo nước này sẽ cho phép công dân thuộc 54 quốc gia lưu trú tới 10 ngày trong lúc quá cảnh mà không cần thị thực. ...

Mới nhất

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Mới nhất