Trang chủChính trịNgoại giaoThỏa thuận Xanh sang trang mới?

Thỏa thuận Xanh sang trang mới?

Mọi con mắt đang đổ dồn vào cách Chủ tịch EC sẽ đi “thăng bằng” thế nào giữa kinh tế và môi trường trong nhiệm kỳ thứ hai, để kiên định với con đường đổi mới trên khắp “lục địa già”, cũng như giữ vững lộ trình tăng trưởng xanh cho EU trong tương lai.

Thỏa thuận Xanh châu Âu có tham vọng đưa EU lên vị trí hàng đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, dẫn dắt xu hướng tăng trưởng xanh trên toàn cầu. (Nguồn: Getty Images)
Thỏa thuận Xanh châu Âu có tham vọng đưa EU lên vị trí hàng đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, dẫn dắt xu hướng tăng trưởng xanh trên toàn cầu. (Nguồn: Getty Images)

Bà Ursula von der Leyen vừa chính thức được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) nhiệm kỳ thứ hai. Đối mặt với hàng loạt thách thức phức tạp để hồi phục kinh tế từ sau đại dịch Covid-19, đường hướng phát triển bền vững của Liên minh và tiếp tục hiện thực hóa những chính sách tham vọng hơn về môi trường, qua đó, nâng tầm ảnh hưởng toàn cầu của EU, bà Leyen đã sẵn sàng định hình tương lai của châu Âu, như cách bà đã thuyết phục những người ủng hộ trong nhiệm kỳ đầu?

Dẫn đầu xu hướng tăng trưởng xanh

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những khu vực hàng đầu trên thế giới có sự quan tâm và đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xanh hóa nền kinh tế. Năm 2020, Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) được thông qua, chính thức khởi động xu hướng mang tính bước ngoặt trên toàn cầu, đồng thời tạo nên kế hoạch cụ thể để nền kinh tế EU phát triển bền vững.

Đặt mục tiêu huy động ít nhất 1.000 tỷ Euro đầu tư bền vững trong thập kỷ tới, Thỏa thuận Xanh nhằm giúp châu Âu chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng tài nguyên hiệu quả, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng cường an ninh lương thực và hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các lĩnh vực thực hiện được đặt ra cho tới năm 2030, bao trùm từ năng lượng, vận tải, nông nghiệp và xây dựng…

Do vậy, EGD được xem là một kế hoạch toàn diện với các hành động cắt giảm triệt để lượng phát thải khí nhà kính ít nhất là 55% vào năm 2030 (so với năm 1990) và biến cuộc khủng hoảng khí hậu thành bước tiến để phát triển bền vững hơn trong tương lai. Thỏa thuận cũng xây dựng kế hoạch cho các khoản đầu tư cần thiết và các công cụ tài chính để đạt được mục tiêu trong quá trình chuyển đổi này.

Theo đó, một loạt chính sách có tầm nhìn 2050 đã được ban hành là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork), Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030.

Trên nền tảng này, nhiều quốc gia EU đã vươn lên dẫn đầu về đầu tư cho tăng trưởng xanh. Theo xếp hạng chỉ số Green Future Index 2022, Top 5 quốc gia dẫn đầu về nền kinh tế carbon thấp đều thuộc EU. Trong đó, vị trí dẫn đầu thuộc về Iceland – một trong hai quốc gia châu Âu tạo ra lượng điện từ năng lượng tái tạo nhiều hơn mức tiêu thụ nội địa. Nền kinh tế Iceland đang vận hành dựa trên 85% năng lượng tái tạo và hướng tới việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Đan Mạch đứng thứ hai, với các nỗ lực đầu tư cho năng lượng bền vững và chuyển đổi xanh. Và nhiều quốc gia thành viên khác bày tỏ quyết tâm tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh, nhanh chóng từ bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Trong “bước ngoặt xanh” này có dấu ấn đậm nét của Chủ tịch EC Leyen – người góp phần khởi động chính sách EGD, với tham vọng đưa EU lên vị trí hàng đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, dẫn dắt xu hướng tăng trưởng xanh trên toàn cầu. Những người ủng hộ hy vọng bà Leyen sẽ tiếp nối các chính sách đã thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên. Trong đó, những chính sách mang tính chiến lược, có tác động lớn đến tương lai EU như EGD sẽ có thể được hiện thực hóa tối đa để đạt được mục tiêu vào năm 2050.

Thách thức lớn đối với nhà cải cách

Trong bối cảnh tăng trưởng xanh đã trở thành con đường tất yếu mà nhiều quốc gia trên toàn cầu theo đuổi, EU đã trở thành một trong những nhà tiên phong. Nhưng để tiến bước vững chắc trên con đường này là điều không hề dễ dàng, câu chuyện của bà Chủ tịch EC Ursula von der Leyen trong nhiệm kỳ đầu tiên là một ví dụ.

Giới quan sát bình luận, bà Leyen đã thành công ở nhiệm kỳ đầu tiên nhờ áp dụng và phát triển các chính sách xanh. Nhưng trước một bài toán quá phức tạp với quá nhiều biến số, khiến thách thức để “người cầm lái” con tàu EU có thể dung hòa hai mục tiêu môi trường và kinh tế – xã hội cho 27 quốc gia thành viên nhân lên gấp bội, thậm chí có thể rất khó để tiếp tục kiên định với mục tiêu.

Một trong những bằng chứng thực tế là, cuối nhiệm kỳ đầu tiên, Chủ tịch EC đã phải hủy bỏ một trong những cam kết – cắt giảm một nửa việc sử dụng thuốc trừ sâu, để xoa dịu cánh hữu dân túy và nông dân nổi dậy phản đối trên toàn khu vực, từ Bỉ, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Italy…

Thỏa thuận Xanh là chìa khóa để EU đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, nhưng lại đòi hỏi nông dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn quá cao. Chẳng hạn, Chiến lược Farm to Fork – trọng tâm của EGD đưa ra các mục tiêu tham vọng mà nông nghiệp EU cần đạt được vào năm 2030, như giảm một nửa lượng thuốc trừ sâu và 20% lượng phân bón, chuyển đổi ít nhất 25% diện tích đất nông nghiệp sang canh tác hữu cơ…

Một quan chức cấp cao của ủy ban cho biết, đảng Nhân dân châu Âu (EPP) của chính bà Chủ tịch EC và các nhà lãnh đạo EU khác cũng đã gây áp lực buộc bà phải từ bỏ các cam kết quan trọng về khí hậu. Cử tri EU nói chung có xu hướng lo ngại về chi phí sinh hoạt gia tăng cho việc “sống xanh”, do giá nông sản cao hơn, hàng nhập khẩu giá rẻ hơn… – những thứ trực tiếp ảnh hưởng đến túi tiền của họ, thay vì nghĩ đến những tác động xa xôi của môi trường và biến đổi khí hậu.

Cuối cùng, Nghị viện châu Âu đã đi đến thống nhất với đa số phiếu ủng hộ để thông qua đề xuất nới lỏng một số quy định về môi trường gắn với việc phân phối các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU trị giá hàng chục tỷ Euro vào tháng 4/2024. Các chính sách “chữa cháy” phần nào đáp ứng các nhu cầu xã hội và xoa dịu những bức xúc của nông dân.

Trước những “cơn gió ngược chính trị”, EU tuyên bố kiên định với mục tiêu, khẳng định, việc nới lỏng không làm suy yếu các mục tiêu về môi trường, mà chỉ là đơn giản hóa các quy định để bảo đảm nông dân có thể bảo vệ môi trường, đồng thời duy trì sản xuất hiệu quả.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, trong một tương lai mà các ngành nông nghiệp và công nghiệp xanh là xu hướng tất yếu, mọi cải cách đều đòi hỏi sự hy sinh đau đớn, bất kỳ sự trì hoãn quá trình chuyển đổi xanh có thể phải trả giá bằng việc mất đi lợi thế dẫn đầu. Đó là thách thức rất lớn đặt ra với nhà lãnh đạo EC Leyen, cần tìm kiếm một con đường trung dung hơn để không bỏ lỡ mục tiêu lớn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thoa-thuan-xanh-sang-trang-moi-277430.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Mới nhất

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Nhan sắc xinh đẹp của nữ Tổng Giám đốc công ty sách vừa đăng quang hoa hậu

Nhà văn, Tổng Giám đốc công ty sách - Phạm Thị Ngọc Thanh - chia sẻ hình ảnh mới nhất sau khi đăng quang Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024. Phạm Thị Ngọc Thanh trình diễn trang phục dạ hội: Tổng Giám đốc công ty sách giành vương miện Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt NamPhạm Thị...

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào...

Mới nhất