Hồi năm 2014, Washington thỏa thuận với Baghdad đưa quân đội Mỹ sang Iraq nhằm đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), những lực lượng hồi giáo cực đoan ở Iraq và Syria. Sau đó, hai bên chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận này và thay thế bằng một thỏa thuận mới về hợp tác quân sự và an ninh. Nội dung cốt lõi và mấu chốt ở đây là quân đội Mỹ còn hiện diện ở Iraq và Washington còn duy trì căn cứ quân sự ở Iraq hay không. Nếu dùng chính nội dung này để phân định thỏa thuận mới với thỏa thuận cũ thì sẽ thấy thỏa thuận mới giữa Mỹ và Iraq chỉ mới về danh nghĩa chứ vẫn thực chất không thay đổi.
Đó là vì thực tế chẳng phải Mỹ không còn tiếp tục đồn trú quân đội Mỹ trên lãnh thổ Iraq. Một đại diện của chính phủ Mỹ đã khẳng định điều này ngay sau khi Mỹ và Iraq chính thức tuyên bố chấm dứt thỏa thuận cũ và tuyên cáo về thỏa thuận mới.
Ngoài ra, những thành tố khác của thế trận chiến lược của Mỹ ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh không bị hề hấn gì bởi việc Washington và Baghdad chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận song phương ký kết hồi năm 2014. Mỹ vẫn duy trì triển khai quân đội Mỹ ở Syria. NATO vẫn duy trì chiến dịch quân sự ở Iraq với sự tham gia của binh lính đến từ nhiều thành viên NATO. Ở khắp khu vực Trung Đông và vùng Vịnh, Mỹ vẫn có mạng lưới dày đặc căn cứ quân sự, không quân và hải quân. Rượu vẫn cũ vì Baghdad vẫn muốn dựa vào Washington và ngược lại Mỹ vẫn cần Iraq. t
Nguồn: https://thanhnien.vn/thoa-thuan-my-iraq-binh-moi-cho-ruou-cu-185240930211443134.htm