Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThơ và nhạc giống như đôi tình nhân

Thơ và nhạc giống như đôi tình nhân


Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai chia sẻ trong buổi hội thảo - Ảnh: HỒ LAM

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai chia sẻ trong buổi hội thảo – Ảnh: HỒ LAM

Sáng 23-2, tại phòng họp B, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3) đã diễn ra buổi hội thảo Thơ và nhạc, tương sinh hay tương khắc?, do Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22.

Chương trình gợi mở ra nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa thơ và nhạc trong đời sống nghệ thuật của Việt Nam. Liệu thơ và nhạc gắn kết với nhau như thế nào để có thể cùng nhau thăng hoa?

Mối lương duyên đã có từ lâu

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai tâm sự bà yêu thơ ca, văn chương từ bé. Nhờ đọc nhiều nên mới phát hiện những bài thơ hay. Chúng đồng điệu với suy nghĩ của bà khi sáng tác.

Theo bà, khi đã có một sản phẩm thơ được phổ nhạc thì giữa người nhạc sĩ và thi sĩ sẽ có sự đồng điệu nhất định ở một khía cạnh trong suy nghĩ, tâm hồn nghệ thuật.

“Những bài thơ được phổ nhạc đều hay. Trong đó có những câu thơ khiến người nhạc sĩ đồng cảm và để câu thơ bay lên cùng âm nhạc

Trong một bài thơ, đôi khi nhạc sĩ chỉ tâm đắc với vài câu thơ và từ đó nhạc cất lên…” – bà nhận định.

Nhà văn Bích Ngân phân tích ở Việt Nam, thơ còn được nâng lên thành ca trù, ca Huế. 

Cho đến đầu thế kỷ 20, âm nhạc phương Tây du nhập vào nước ta thì có thêm một loại hình nghệ thuật mới ra đời. Đó là ca khúc.

Và ca khúc phổ từ thơ có vị trí tương đối quan trọng trong đời sống nghệ thuật.

Có những nhạc sĩ có ca khúc phổ thơ đã làm nên tên tuổi của họ như: nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Điểu, Phú Quang…

Rõ ràng, có nhiều bài thơ đã trở thành bệ phóng cho những ca khúc thăng hoa trong lòng công chúng.

Nhà văn Bích Ngân cho rằng quan hệ giữa nhà thơ và nhạc sĩ không chỉ thể hiện qua những điều khoản pháp lý trong Luật Sở hữu trí tuệ, mà đó còn là sự đồng điệu, tri âm.

Bà chia sẻ: “Khi một bài thơ được phổ thành ca khúc, nghĩa là nhạc sĩ đã nối sợi dây cảm xúc, chia sẻ với nhà thơ. 

Nếu nói nhạc chắp cánh cho thơ bay lên thì cũng phải nói thơ giúp nhạc trụ lại trong tâm hồn người nghe, trong tâm thức văn hóa, giá trị tinh thần”.

Còn PGS.TS. Bùi Thanh Truyền cho rằng thơ và nhạc đã có mối lương duyên từ văn học dân gian. Đó là thể loại đồng dao, thể loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

Và ông ví mối quan hệ giữa thơ và nhạc cũng giống như “một đôi vợ chồng hay tình nhân”.

Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc hội thảo – Ảnh: BTC

Ghi tên tác giả trong văn bản các ca khúc phổ thơ

Bên cạnh đó, buổi hội thảo cũng đặt ra vấn đề rằng liệu trong các văn bản ca khúc phổ thơ thì ghi tên tác giả nhà thơ trước hay tên nhạc sĩ trước?

Để giải đáp vấn đề này, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai nêu ý kiến:

“Ở các nước khác, hầu như các tác phẩm âm nhạc được phổ từ thơ đều ghi tên nhạc sĩ trước và tên nhà thơ sau. Tuy nhiên, việc để tên tác giả thơ hay nhạc sĩ trước cũng không cần phải quá khắt khe hay là vấn đề đáng để tranh chấp”.

Nhiều ý kiến trong buổi hội thảo đều đồng tình rằng trong văn bản các bài hát phổ thơ thì nên đề tên nhạc sĩ trước vì đây là tác phẩm âm nhạc, chú trọng ca từ. Việc đưa lời thơ vào thì cũng có phần thay đổi.

Nhưng việc sắp xếp theo trật tự nào cũng không quá quan trọng, vì dù sao tác phẩm cũng là “đứa con tinh thần” của cả nhà thơ và nhạc sĩ.

PGS.TS Bùi Thanh Truyền phân tích nhiều nhạc sĩ cũng có thể là một thi sĩ. Và nhiều nhà thơ cũng rất chú trọng nhạc tính trong thơ khi sáng tác.

Như trường hợp của Nguyễn Đình Thi, ông là một thi sĩ và cũng là một nhạc sĩ.

Tuy nhiên, có những bài thơ như bài Lá đỏ thì ông để cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác. Và chính sự kết hợp này đã làm nên một sản phẩm nghệ thuật được công chúng đón nhận.

Theo nhà văn Bích Ngân, một ca khúc phổ thơ được lan tỏa rộng rãi trong đời sống thì giá trị thụ hưởng nên chia đều cho nhà thơ và nhạc sĩ.

Và một giải thưởng trao cho ca khúc phổ thơ không chỉ nên tôn vinh nhạc sĩ, mà đôi khi lãng quên nhà thơ.

Ngôn ngữ của nhà thơ và giai điệu của nhạc sĩ khi có cùng tần số thẩm mỹ sẽ nảy nở thành một ca khúc phổ thơ đặc sắc.

Ngược lại, ca khúc phổ thơ vì những tác động ngoài nghệ thuật như: sự nể nang, miễn cưỡng chỉ mang lại những tác phẩm lạnh lẽo, chìm khuất…



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội Nhà văn TP.HCM mở trại sáng tác văn học tại xứ sở ‘hoa vàng trên cỏ xanh’

Hội Nhà văn TP.HCM vừa khai mạc Trại sáng tác văn học năm 2024 tại khu du lịch Sao Mai (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), quy tụ 30 nhà thơ, nhà văn đến từ TP mang tên Bác.Theo nhà văn Trịnh Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, trại sáng tác văn học này diễn ra từ ngày 3 đến...

Bản hòa âm đất nước tại Ngày Thơ Việt Nam năm 2024

Lần đầu tiên được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 24-25/2 đã mang đến cho công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam.

Đội mưa nghe đọc thơ ở Hoàng thành Thăng Long đêm rằm tháng giêng

Sự kiện đọc thơ buổi tối cũng chủ yếu dành đọc thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số hoặc thơ sáng tác về miền núi, người dân tộc thiểu số.Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định đại diện cho 54 dân tộc dân mang đến bản tuyên ngôn về cái đẹp và tự do của mỗi cá nhân, của mỗi...

‘Thơ ngày nay được đăng dễ dãi’

Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng ngày nay, việc đăng thơ trên báo hay in sách dễ dàng, khiến nhà nhà người người lao vào làm thơ. Tác giả phát biểu trong tọa đàm Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ, thuộc khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam, sáng 24/2 ở Hà Nội.Nhà thơ Đặng Huy Giang so sánh giữa việc xuất bản thơ trước kia và ngày nay. Theo ông, có một thời, thơ đăng báo...

Ngày thơ ở TP.HCM là thành phố này tôi đến tôi yêu

'Ngày thơ là một tín hiệu kỳ diệu'Với chủ đề 'Khát vọng phương Nam', Ngày thơ Việt Nam 2023 tại TP.HCM không chỉ mang đến không gian sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11. Nên và không nên với ChatGPT trong việc họcNên...

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. Theo đó, ông Trần Doãn Dũng thừa nhận trong thời...

Dân miệt thứ trồng keo lai, chủ rừng có tiền tỉ như chơi

Gần đây người dân thuộc tiểu khu 34, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang liên tục đề nghị cho họ trồng cây keo lai thay thế cây tràm đang rớt giá. Vì sao người dân ở xứ miệt thứ thích trồng cây keo lai? ...

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

TPHCM có 2-3 đợt không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường của không khí lạnh, có những đợt kéo dài 4-5 ngày. TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường...

Cùng chuyên mục

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11. Nên và không nên với ChatGPT trong việc họcNên...

Liên hoan sân khấu TP HCM quy tụ nhiều tên tuổi của làng kịch nói

(CLO) Liên hoan sân khấu TP HCM lần thứ nhất quy tụ nhiều đơn vị sân khấu kịch giàu truyền thống và những nghệ sĩ tên tuổi của làng kịch nói. ...

Vợ NSND Công Lý lên tiếng về tin đồn mang thai

Ngọc Hà khẳng định cô không mang thai và khi nào hai vợ chồng có tin vui, sẽ thông báo đến mọi người. "Tôi không hề có bầu nhưng thỉnh thoảng vẫn có tin đồn vợ Công Lý đang mang bầu, vợ Công Lý có tin vui. Nếu có tin vui thì chắc chắn tôi sẽ chia sẻ đến mọi người thôi", bà xã NSND Công Lý nói. Ngọc Hà từng chia sẻ: “Tôi cũng từng nhận nhiều điều hoài nghi...

VPBank bật mood sáng tạo cho thế hệ trẻ bằng những sự kiện độc đáo

Thế hệ trẻ thủ đô tha hồ trải nghiệm những hoạt động mới lạ, vừa choáng ngợp trước những sắp đặt đầy sáng tạo, vừa rạo rực cùng những sự kiện đầy cảm xúc, cuồng nhiệt bất ngờ. ...

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

Mới nhất

Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

(Bqp.vn) - Sáng 10/11, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - văn hóa quân dân cùng nhân dân ở thôn Trung Liêu, xã...

Ông Phạm Thành Ngại giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Chiều 11/11, tại Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) HĐND tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau) giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2021-2026.Trước đó, tháng 7/2024, ông Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự...

Gần 300 cao thủ cờ tướng so tài tại Buôn Ma Thuột

Giải Vô địch Cờ tướng xuất sắc toàn quốc và Cúp các Câu lạc bộ Cờ tướng toàn quốc năm 2024 do UBND thành phố UBND Thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp với Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện quan trọng nhằm phát triển phong trào tập luyện, thi đấu thể...

Cuộc gặp gỡ của những người bắc nhịp cầu tình hữu nghị Việt

(ĐCSVN) - Trong suốt hơn bốn tiếng diễn ra buổi gặp mặt của các cựu sinh viên học tiếng Việt, khán phòng đầy ắp tiếng cười và cả những bâng khuâng, bồi hồi trên khóe mắt. Tình yêu tiếng Việt, sự yêu mến, gắn bó với đất nước và con người Việt Nam đã giúp họ xích lại gần...

Bộ Công thương không đề xuất thí điểm quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới

(TN&MT) – Trả lời chất vấn về việc Bộ Công thương muốn thí điểm để quản lý tốt hơn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá thế hệ mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng không đề xuất tiếp tục thí điểm đề án này. Và cho...

Mới nhất