Trang chủNewsDu lịchThơ mộng làng hạnh phúc 'cơm chung nồi, tiền chung túi' Thái...

Thơ mộng làng hạnh phúc ‘cơm chung nồi, tiền chung túi’ Thái Hải

Dưới những tán cây xanh, 30 nếp nhà sàn mộc mạc của làng Thái Hải (TP Thái Nguyên) hiện lên trong sương sớm. Hơn 20 năm trước, một người phụ nữ đã biến vùng đồi hoang vu thành bản làng hạnh phúc.
Du khách mừng Tết cơm mới cùng người dân làng Thái Hải - Ảnh: THÁI HẢI

Du khách mừng Tết cơm mới cùng người dân làng Thái Hải – Ảnh: THÁI HẢI

Có nhiều yếu tố để tạo ra hạnh phúc cho bà con Thái Hà. Hạnh phúc từ việc giữ rừng cùng những cây keo, cây cọ, lũy tre do dân làng vun trồng từ 20 năm trước. Hạnh phúc vì cả làng cùng làm, “cơm ăn chung một nồi, tiền tiêu chung một túi”.

Và đặc biệt, những đứa trẻ ở làng được đi học đã quay về góp sức cho bản làng, người dạy chữ, người làm du lịch, góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc đến bạn bè thế giới, đưa Thái Hải trở thành mô hình của làng du lịch cộng đồng.

Một ngày ở làng hạnh phúc

Rảo bước trên con đường thơ mộng giữa hàng cây xanh mát, chị Lê Thị Nga – phó làng Thái Hải – dừng lại trước chiếc mõ làng có tuổi đời bằng chính tuổi làng. Tự tay gõ, tiếng mõ vang vọng khắp núi rừng, phó làng Thái Hải dẫn “khách vàng, khách bạc” đến chơi với bà con dân bản. Và rồi, những nếp nhà sàn cổ của dân tộc Tày dần hiện ra trong làn sương sớm như níu chân người đến thăm.

Ngay cạnh sân làng là “ngôi nhà sàn di sản” với nghề làm chè xanh truyền thống, cả nhà bà Nông Thị Hảo (60 tuổi) cùng nhau sao chè phục vụ dân làng, vừa làm quà cho du khách. Bên bếp lửa đang đượm, du khách được thưởng thức cốc nước chè xanh với thức chè lam dẻo thơm. Quây quần xung quanh là các bà, các chị đang ngân nga điệu then chào mừng khách quý đến chơi.

Bà Trựa (84 tuổi) - người làng Thái Hải

Bà Trựa (84 tuổi) – người làng Thái Hải

Gần trưa, bà Hảo xếp những hộp bánh chè lam được gói cẩn thận vào giỏ tre để mang ra nơi giới thiệu các sản vật của làng, rồi xách một giỏ bát đĩa ra quầy ẩm thực lấy cơm trưa. Ở Thái Hải, đều đặn ngày ba bữa cả làng lại quây quần bên nhau ở khu ẩm thực để cùng ăn và kể cho nhau nghe những câu chuyện lý thú trong cuộc sống.

Chị Lê Thị Nga - phó làng Thái Hải - vì yêu văn hóa dân tộc mình mà về bản làm hướng dẫn viên du lịch

Chị Lê Thị Nga – phó làng Thái Hải – vì yêu văn hóa dân tộc mình mà về bản làm hướng dẫn viên du lịch

Bà Hảo là một trong những người đầu tiên tin tưởng và theo chân trưởng làng về nơi ở mới.

Hơn 20 năm, gia đình bà đã gắn bó ở nơi này với bốn thế hệ, trở thành một trong bốn “ngôi nhà sàn di sản” linh thiêng nhất được dân làng cùng nhau giữ gìn và bảo tồn.

Bà kể: “Ở làng, chẳng ai phải nghĩ đến tiền, cũng chẳng phải nghĩ bữa nay ăn món gì vì chúng tôi không cần mua sắm. Đến bữa cơm ra ăn chung cùng mọi người. Nhà tôi làm bánh cần nguyên liệu gì, chỉ cần báo quầy lễ tân. Làm chè, bánh xong lại mang ra quầy hàng của làng để bán cho du khách. Trưởng làng lo từ ăn, học, chỗ ở cho tất cả dân làng”.

Vì sao gọi là làng hạnh phúc? “Vì nơi đây chúng tôi sống bằng tình yêu thương với con người, với cỏ cây, hoa lá. Mỗi ngày nói chuyện với cây xanh, bởi cây xanh cũng có linh hồn của nó”, bà Hảo nói.

Thật vậy, việc lớn nhỏ trong làng đều do trưởng làng lo liệu. Trẻ con đi học, người già đau ốm đều được chăm nom chu đáo. Mỗi nhà đảm nhận mỗi việc, có nhà làm chè, nhà làm bánh truyền thống, nhà nuôi ong, nhà làm thuốc nam, nhà nấu rượu, nhà dệt thổ cẩm…

Lớp trẻ trong làng sẽ đón và hướng dẫn du khách đến tham quan, rồi cùng chuẩn bị những bữa cơm tươm tất cho bà con trong bản cũng như du khách. Ai nấy đều vui vẻ làm việc và không cần trả lương.

Mọi khoản thu từ hoạt động du lịch đều được chuyển về quỹ chung của làng, từ đó trang trải cho trẻ con đi học, lo cho trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng, lo cho cuộc sống của dân làng.

Dạy lớp trẻ giữ hồn cốt truyền thống

Bản làng hạnh phúc đâu chỉ giữ lại các ngôi nhà truyền thống của dân tộc Tày, trẻ con trong bản từ độ tuổi mầm non đến lớp 5 ngày ngày đều đi học tại trường học của bản.

Ngoài dạy chữ, nơi đây còn dạy văn hóa Tày và tiếng Anh. Các cháu đến lớp không trong những bộ đồng phục thường thấy, mà ngay từ khi chập chững biết đi chúng đã được mặc những chiếc áo chàm truyền thống để thêm yêu màu áo của dân tộc mình. Các cô giáo ở bản cũng chính là các cô bé đã lớn lên từ bản.

“Ngày xưa bố mẹ mình cùng trưởng làng đưa những ngôi nhà sàn đầu tiên về đây và cùng nhau sinh sống ở Thái Hải. Mình yêu văn hóa của dân tộc mình, yêu mọi người, yêu cách sống ở đây.

Sau khi được trưởng làng nuôi đi học tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, mình lựa chọn trở về và hiện dạy 20 bé mầm non là con cháu của bản. Chúng mình dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi dạy các con hát then, đàn tính và trải nghiệm với công việc của làng trong các dịp lễ, Tết”, chị Trần Thị Thùy Linh – giáo viên mầm non, người làng Thái Hải – nói.

Ở làng Thái Hải, mỗi nhà mỗi nghề, mỗi người mỗi việc cùng chung tay bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình - Ảnh: N.H.

Ở làng Thái Hải, mỗi nhà mỗi nghề, mỗi người mỗi việc cùng chung tay bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình – Ảnh: N.H.

Tiếng lành đồn xa, không chỉ người Tày ở Thái Nguyên, những người nơi khác biết đến bản làng cũng tìm đến và trở thành “người anh em của làng”. Khi về Thái Hải ai nấy đều một lòng tin tưởng trưởng làng, sống hòa thuận, bảo tồn văn hoá truyền thống, nuôi dạy những đứa trẻ thành người tốt, hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

Như bà Lê Thị Hảo là một ví dụ. Vốn là giáo viên dạy THCS tại khu Gang Thép (TP Thái Nguyên), khi biết làng bảo tồn di sản văn hoá, bà Hảo đã xin nghỉ hưu và cùng chồng về Thái Hải. Đến nay, bà Hảo đã gắn bó với làng được 17 năm.

Là giáo viên người Kinh nên bà không biết đan lát. Đến khi về bản, bà mới học từ các ke già trong bản. Bây giờ khi con cháu cũng muốn học đan, biết đến đâu bà dạy cho con cháu đến đó. Hằng ngày, tại ngôi nhà di sản cách trường học của bản khoảng 30m, bà dạy lũ trẻ đan giỏ tre.

“Bà mong muốn thế hệ tiếp nối sau này, ngoài việc học các kiến thức trong trường, các con học thêm kỹ năng sống để tiếp tục bảo vệ, giữ gìn văn hoá truyền thống như những gì bà con dân làng đang làm”, bà Hảo bộc bạch.

Thăm làng hạnh phúc 'cơm chung nồi, tiền chung túi' Thái Hải- Ảnh 5.

Ngôi nhà sàn lâu đời nhất tại bản làng Thái Hải tính đến nay đã được 80 năm tuổi. Khi chuyển về Thái Hải, dáng dấp nhà sàn truyền thống được giữ nguyên: các kèo, cột được làm hoàn toàn bằng gỗ, sàn nhà của người Tày được làm bằng tre, người Tày vẫn duy trì bếp lửa trên nhà sàn. Trong làng có bốn ngôi nhà di sản: nhà chè, nhà thuốc, nhà bánh và nhà rượu. Trong dịp Tết Nguyên đán, bà con trong bản sẽ chia nhau về bốn ngôi nhà di sản để cùng ăn cơm, trò chuyện đầu năm. Việc chuẩn bị cho dịp Tết của bà con Thái Hải được đánh dấu bằng Tết cơm mới (mùng 10 tháng mười âm lịch).

Hành trình 20 năm lập làng hạnh phúc

Chị Lò Thị Sen - hướng dẫn viên du lịch tại Bản du lịch cộng đồng Nà Sàng (huyện Vân Hồ, Sơn La) - Ảnh: N.HIỀN

Chị Lò Thị Sen – hướng dẫn viên du lịch tại Bản du lịch cộng đồng Nà Sàng (huyện Vân Hồ, Sơn La) – Ảnh: N.HIỀN

Hơn 20 năm trước, ở vùng An toàn khu Định Hóa, một số người Tày dỡ nhà sàn truyền thống để dựng lên những căn nhà gạch cho tiện nghi hơn.

Lo lắng thế hệ sau không còn được nhìn thấy nhà sàn, bà Nguyễn Thị Thanh Hải, nay là trưởng làng, quyết tâm vay mượn để mua lại 30 ngôi nhà sàn cổ nhằm phục dựng nguyên bản. Rồi bà chọn khu đồi trọc xóm Mỹ Hào (xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên), nơi chưa có người sinh sống, để lập làng.

Kiên trì, trưởng làng cùng những người làng đầu tiên cùng nhau vận chuyển từng ngôi nhà sàn từ An toàn khu Định Hóa về Thái Hải. Như “con kiến tha lâu sẽ đầy tổ”, từng chiếc kèo, cột, xiên được tháo dỡ, đánh dấu cẩn thận, xếp lên xe, chuyển dần về mảnh đất mới.

Phải mất hơn 700 ngày, 30 ngôi nhà sàn mới được chuyển về Thái Hải từ bản cũ cách đó gần 60km.

Tay dựng nhà, tay gieo hạt, ươm trồng cây xanh, người làng Thái Hải cùng nhau gầy dựng, biến vùng đất hoang vu thành khu rừng xanh mát, yên bình giữa lòng TP Thái Nguyên. Về nơi mới phải đối mặt bao gian nan, vất vả, thậm chí phải tự trồng cây lấy bóng mát. Dưới nhà sàn nuôi trâu, gà, vịt để lấy phân bón từng gốc cây.

Trưởng làng còn cõng cả con lên rừng để trồng cây. Cuộc sống khi ấy không được như bây giờ, mọi người có gì ăn nấy, có lúc chỉ ăn cơm với muối vừng, nhưng ai nấy vẫn đều mong bản làng phát triển.

Có đất, có nhà, bà con Thái Hải dặn dò nhau chăm chỉ làm lụng, xây dựng cuộc sống mới. Từ những dân bản đầu tiên, đến nay nơi đây đã có gần 200 nhân khẩu, nhiều gia đình đã sinh sống với 3-4 thế hệ nối tiếp nhau. Đến năm 2014, làng mới thành khu du lịch của Thái Nguyên. “Khi được trao giải Làng du lịch tốt nhất – do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) bình chọn, dân làng ai cũng vui vì văn hóa của dân tộc mình, bản mình được cả thế giới biết đến”, bà Nông Thị Hảo nói.

Thăm làng hạnh phúc 'cơm chung nồi, tiền chung túi' Thái Hải- Ảnh 7.

Không giống với các khu du lịch cộng đồng khác, Thái Hải được dựng lên để bảo tồn văn hóa của dân tộc Tày để giữ nếp nhà sàn khỏi bị mai một. Họ không chỉ bảo tồn “phần xác” là 30 ngôi nhà sàn cổ, mà cả “phần hồn” là đời sống văn hóa, hồn cốt của một bản dân tộc vẫn được giữ gìn, phát triển giữa trung tâm thành phố.

Nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất”, du khách biết đến Thái Hải tăng lên nhưng nhịp sống ở đây vẫn không hề bị cuốn vào, với du khách lại cảm giác như được trở về nhà, hòa vào nhịp sống của bản.

Càng ở Thái Hải lâu, càng nhiều điều thú vị cho du khách trải nghiệm khám phá. Sống như dân bản, ngày thử làm chè làm bánh, tận hưởng các lễ hội trong năm, ăn cùng dân làng ở khu ẩm thực, tối đến đốt lửa trại. Với người Thái Hải, những nếp nhà sàn vẫn được gìn giữ nguyên vẹn, hoạt động thực hành văn hóa, tâm linh được người làng bảo tồn. Mọi nghề truyền thống của người Tày vẫn được gìn giữ từ nghề làm chè, làm bánh, nuôi ong, nấu rượu, đến dệt vải…

Bà con trong bản trò chuyện với nhau bằng tiếng Tày, trẻ con được dạy về nguồn cội, văn hóa từ trong nôi qua các điệu hát then, đàn tính. Rồi mai này lớn lên, chính những đứa trẻ hôm nay sẽ trở thành chủ nhân của bản làng, tiếp nối những nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

“Khi mới bắt đầu học để xây dựng bản du lịch cộng đồng, tôi được đi tập huấn thực tế tại bản làng Thái Hải. Tôi thấy mọi người làm bảo tồn văn hóa rất tốt, đặc biệt là “cơm ăn chung một nồi, tiền tiêu chung một túi”. Chuyến đi thực tế đã cho chúng tôi những kiến thức bổ ích để về gầy dựng du lịch ở quê hương mình. Để làm được, phải thực sự hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào mình để nói cho du khách hiểu bằng cảm xúc thật của chính mình” – chị Lò Thị Sen, hướng dẫn viên du lịch tại Bản du lịch cộng đồng Nà Sàng, huyện Vân Hồ, Sơn La.

Tuoitre.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng vườn chè cổ trăm tuổi ở Thái Nguyên

Con đường cổ La Via Appia của Italy trở thành...

Vườn chè cổ trăm tuổi giữa vùng Đệ nhất danh trà Thái Nguyên

Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) được biết đến với nhiều loại chè ngon, trong số đó là giống chè cổ đã làm lên thương hiệu ở xứ Đệ nhất danh trà. Laodong.vn Nguồn: https://dulich.laodong.vn/media/vuon-che-co-tram-tuoi-giua-vung-de-nhat-danh-tra-thai-nguyen-1370810.html

Tương tư bản khói

Một thập niên gần đây, những khung cảnh sơn cước cùng bản làng Việt Nam giữ hình ảnh truyền thống dường như “đắt khách” trên các trang thông tin du lịch thế giới Sự ngạc nhiên đến từ chính người Việt: Quê hương mình lại có thể nên thơ và “đẳng cấp” thế sao? Cách Hà Nội chưa đầy 80km, khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (Xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên) đưa ra...

Ông Mai Hải Trung tiếp tục làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Thái nguyên

Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Uỷ ban MTTQ thành phố Thái Nguyên xây dựng 9 chỉ tiêu, 6 chương trình hành động, với mục tiêu “Phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục...

Về Thái Nguyên mục sở thị cách làm đông trùng hạ thảo

Chia sẻ về cơ duyên đến với mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo như hiện nay, chị Lưu Thị Quỳnh Hương, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên cho biết: "Năm 2015, bố đẻ và mẹ chồng tôi đều được phát hiện mắc bệnh ung thư. Do sức khoẻ của bố tôi yếu nên không thể tự ăn uống được, chính vì thế, gia đình tôi đã duy trì sức khoẻ cho ông bằng cách cho uống đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - Ảnh: GIANG LONG Thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Mới nhất

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Hoàn thành nhà ga hành khách sân bay Long Thành trong tháng 8/2026

Các hạng mục của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 đang cấp tập triển khai để đáp ứng tiến độ. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Mới nhất