Trang chủChính trịNgoại giaoThiếu khí đốt Nga, người tiêu dùng ‘đau ví’, Đức tiếp tục...

Thiếu khí đốt Nga, người tiêu dùng ‘đau ví’, Đức tiếp tục tổn thương, châu Á thiệt thòi, tiền vẫn đổ đều vào quốc gia này

Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giành nguồn cung khí đốt trên thị trường toàn cầu đang hiện hữu khi châu Âu không còn hàng từ Nga và mùa Đông năm nay lạnh giá hơn.

Khí đốt Nga. (Nguồn: The Moscow Times)
Các lựa chọn nguồn cung cho châu Âu bị siết chặt kể từ ngày 1/1/2025, khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu qua đường ống tại Ukraine chấm dứt. (Nguồn: The Moscow Times)

Thế giới đang chuẩn bị cho cuộc chiến giành nguồn cung khí đốt tự nhiên trong năm nay, kéo dài nỗi “đau ví” của người tiêu dùng do hóa đơn cao hơn và các nhà máy ở châu Âu đang thiếu năng lượng, khiến các nước mới nổi nghèo hơn từ châu Á đến Nam Mỹ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường.

Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng được thúc đẩy bởi xung đột Nga-Ukraine, lục địa già có nguy cơ không đạt được mục tiêu lưu trữ khí đốt cho mùa Đông tới, tạo tiền đề cho cuộc tranh giành nguồn cung cuối cùng trước khi công suất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới giúp tình hình trở nên dễ dàng hơn vào năm tới.

Cạnh tranh về giá

Mặc dù châu Âu có đủ dự trữ khí đốt để vượt qua mùa Đông này và giá đã giảm kể từ đầu năm, nhưng lượng hàng tồn kho đang giảm mạnh do thời tiết lạnh giá tại lục địa vào cuối tuần qua. Các lựa chọn nguồn cung bị siết chặt kể từ ngày 1/1, khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu qua đường ống tại Ukraine chấm dứt.

Ông Francisco Blanch, chiến lược gia hàng hóa tại Bank of America Corp., cho biết: “Chắc chắn sẽ có một khoảng cách năng lượng ở châu Âu trong năm nay. Điều đó có nghĩa là tất cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được tăng cường đưa vào sử dụng trên toàn thế giới để bù đắp cho sự thiếu hụt khí đốt của Nga”.

Theo ông Saul Kavonic, một nhà phân tích năng lượng tại MST Marquee ở Sydney (Australia), để đáp ứng nhu cầu dự kiến, châu Âu sẽ cần nhập khẩu thêm tới 10 triệu tấn LNG mỗi năm – nhiều hơn khoảng 10% so với năm 2024. Các dự án xuất khẩu mới ở Bắc Mỹ có thể giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt thị trường, nhưng điều đó phụ thuộc vào tốc độ tăng sản lượng tại các cơ sở này.

Với ít lựa chọn hơn để bổ sung nguồn cung cho mùa Đông tới, châu Âu sẽ cần thêm LNG, trong khi một lượng lớn trong số này dự kiến được cung cấp cho châu Á, thị trường lớn nhất thế giới. Tùy thuộc vào cách nhu cầu hình thành, sự cạnh tranh sẽ đẩy giá lên cao hơn mức các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh và Ai Cập có thể chi trả và gây áp lực lên sự phục hồi kinh tế của Đức.

Giá khí đốt tương lai tại châu Âu, vốn thường cũng tác động đến giá LNG giao ngay tại châu Á, vẫn cao hơn khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và các hợp đồng đang giao dịch ở mức gấp ba lần thời điểm trước khủng hoảng năng lượng (2022) cho đến nay.

Ông Jason Feer, Giám đốc tình báo kinh doanh toàn cầu tại công ty môi giới năng lượng Poten & Partners Inc. (trụ sở ở Houston, Mỹ) cho biết, giá tăng vọt “sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu hàng tồn kho tại châu Á-Thái Bình Dương cũng cạn kiệt, điều này sẽ dẫn đến cạnh tranh về hàng hóa”.

Không dễ để tất cả các công ty dịch vụ tiện ích và ngành công nghiệp tìm ra giải pháp thay thế cho khí đốt. Đó là một vấn đề đặc biệt đối với Đức, quốc gia phụ thuộc vào Nga để cung cấp hơn một nửa nguồn khí đốt trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào năm 2022.

Với lĩnh vực sản xuất, vốn đang phải vật lộn với chi phí cao hơn, an ninh năng lượng đã trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử vào ngày 23/2 tới của quốc gia Tây Âu. Đảng cực hữu AFD đứng thứ 2 trong các cuộc thăm dò một phần vì tổ chức này muốn khôi phục hoạt động giao hàng đường ống giá rẻ từ Moscow để củng cố khả năng cạnh tranh trong sản xuất.

Đối tượng bị tổn thương

Những quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ chịu thiệt thòi vì châu Âu không đủ khả năng chi trả mức phí bảo hiểm khí đốt cao, với một số lô hàng đã chuyển hướng để tận dụng mức giá cao hơn.

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Nam Mỹ. Brazil đang phải vật lộn để thay thế sản lượng thủy điện đang suy yếu sau thời kỳ hạn hán, và Argentina có thể bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giành LNG cho mùa Đông sắp tới.

Ai Cập cũng bị ảnh hưởng. Quốc gia này đã gây bất ngờ cho thị trường vào năm ngoái khi chuyển từ nước xuất khẩu LNG sang nước nhập khẩu do phải vật lộn với tình trạng mất điện vào mùa Hè.

Theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg, mùa Hà năm ngoái, quốc gia Bắc Phi này đã mua lượng LNG cao nhất kể từ năm 2017. Ai Cập vẫn có thể cần hàng chục chuyến hàng trong năm nay để vượt qua cái nóng mùa nóng tới.

Cơ hội kiếm tiền cho nước Mỹ

Ông Ogan Kose, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Accenture, nhận định, đối với những người bán LNG, vốn đã hưởng lợi từ giá cao hơn, thì sự siết chặt nguồn cung tạo ra cơ hội. Trong một số trường hợp, họ có thể tăng công suất tương tự đợt tăng xuất khẩu trong năm khủng hoảng 2022.

Trong khi đó, bà Laura Page tại công ty dữ liệu năng lượng Kpler cho rằng, triển vọng phụ thuộc phần lớn vào tốc độ khởi động các cơ sở sản xuất mới. Năm ngoái, việc này tiến triển không đáng kể vì Ai Cập ngừng xuất khẩu và nhà máy LNG 2 Bắc Cực mới nhất của Nga bị kìm hãm bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.

Điều này khiến sự chú ý đổ dồn vào Mỹ. Nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới trong nhiều năm đã nỗ lực cứu châu Âu khỏi tình trạng thiếu khí đốt và thông điệp này có thể sẽ được lan truyền mạnh mẽ hơn sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1). Trước đó, ông đe dọa áp thuế nếu châu Âu không mua thêm năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Kpler, năm 2025, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 15%, khi nhà máy Plaquemines của Venture Global LNG Inc. và Corpus Christi của Cheniere Energy Inc. tăng sản lượng. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn còn chưa chắc chắn. Tập đoàn Cheniere đã cảnh báo rằng, việc tăng sản lượng trong năm nay sẽ “tương đối chậm”.

Mỹ trở thành một trong những nhà cung LNG lớn nhất cho châu Âu. (Nguồn: Reuters)
Mỹ trở thành một trong những nhà cung LNG lớn nhất cho châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Khả năng hồi sinh thỏa thuận trung chuyển?

Tại Nga, vẫn là nguồn cung cấp LNG lớn thứ hai của châu Âu, trọng tâm sẽ là liệu quốc gia này có thể duy trì xuất khẩu hay không sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai cơ sở nhỏ hơn hôm 10/1.

Theo ông Claudio Steuer, cố vấn năng lượng và là giảng viên của đơn vị toàn cầu về đào tạo và phát triển năng lực cho ngành năng lượng IHRDC (có trụ sở tại Boston, Mỹ), các lệnh trừng phạt của phương Tây đã kìm hãm dự án LNG 2 ở Bắc Cực, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thiết bị và dịch vụ chính, làm chậm quá trình hoàn thành toàn bộ dự án trong 2-3 năm theo kế hoạch.

Ông Trump, người đã cam kết sẽ chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, cũng có thể thay đổi triển vọng chung của thị trường, đặc biệt là nếu ký kết một thỏa thuận hòa bình có bao gồm năng lượng, như dự kiến.

Theo một lưu ý của ông Anthony Yuen và các nhà phân tích khác tại Citigroup Inc., xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga qua Ukraine có thể tiếp tục vào năm 2025.

Chuyển hướng nguồn cung

Hiện tại, châu Á có đủ khả năng nhượng lại nguồn cung LNG cho châu Âu. Các nhà nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã bán lại các lô hàng để giao đến tháng 3 và phần lớn dừng mua từ thị trường giao ngay, nơi giá cả tăng cao.

Trong khi đó, các nhà nhập khẩu khí đốt của Ấn Độ đã chuyển sang các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Bangladesh buộc phải điều chỉnh các cuộc đấu thầu mua sau khi giá chào quá cao. Ai Cập chuyển sang dầu diesel.

Mặc dù thời tiết ôn hòa ở châu Á đã cho phép điều chỉnh nhu cầu khí đốt, nhưng thị trường thắt chặt làm tăng nguy cơ biến động do thời tiết khắc nghiệt hoặc các vấn đề về nguồn cung. Sự gián đoạn sản lượng tại các nhà máy từ Australia đến Malaysia trong năm 2024 vừa qua cũng đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của sản xuất.

Tuy nhiên, theo Jefferies Financial Group Inc., mọi kỳ vọng còn đang ở phía trước. Từ năm 2026 trở đi, các dự án bị trì hoãn dự kiến ​​sẽ bắt đầu vận chuyển nhiên liệu. Vào thời điểm đó, thị trường nguồn cung có thể trở nên “dễ thở” hơn.

Tới năm 2030, sẽ có thêm 175 triệu tấn LNG được đưa ra thị trường, chủ yếu từ Mỹ và Qatar. Điều đó có thể giúp giảm giá khí đốt và thu hút khách hàng trở lại ở các quốc gia vốn đang bị vắt kiệt nguồn cung trong năm nay.

Bà Florence Schmit, một chiến lược gia năng lượng châu Âu tại Rabobank cho biết: “Nếu các kế hoạch mở rộng LNG hiện tại được duy trì, năm 2026, ánh sáng cuối đường hầm sẽ xuất hiện trên thị trường năng lượng châu Âu”.

Có thể thấy, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào thời điểm này ở châu Âu là thấp, tuy nhiên, lục địa đang trở nên dễ tổn thương hơn trước sự biến động của giá khí đốt trong quá trình tìm kiếm nguồn cung thay thế. Việc nhập khẩu LNG cũng đang trở nên đắt đỏ hơn trong khi pải cạnh tranh với những người mua ở châu Á. Tình trạng này có nguy cơ gây ra cuộc chiến giành nguồn cung trên thị trường toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thieu-khi-dot-nga-nguoi-tieu-dung-dau-vi-duc-tiep-tuc-ton-thuong-chau-a-thiet-thoi-tien-van-do-deu-vao-quoc-gia-nay-301071.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Theo đặc phái viên TTXVN, sau gần 12 giờ bay, vào lúc 21 giờ 18 phút, ngày 15/1 giờ địa phương (tức 3 giờ 18 phút, ngày 16/1, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay sân bay Frédéric Chopin, thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan theo lời mời của Thủ...

Hôm nay, xét xử ông Mai Tiến Dũng và cựu bí thư, cựu chủ tịch Lâm Đồng

Hôm nay (16/1), TAND TP Hà Nội đưa 10 bị cáo trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Họ gồm: bị cáo...

Có tin Hamas đã gật đầu, Israel phàn nàn “bặt vô âm tín”

Hiện tại, đang có những thông tin khác nhau về sự đồng thuận với thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin tiềm năng ở Dải Gaza mà Qatar đưa ra.

Làng mai tết An Lộc Xuân ở TP.HCM: Mong nắng ấm chiều lòng người

Công chăm sóc cây cả năm nhưng vụ mai tết của người nông dân bội thu hay không phụ thuộc vào thời tiết sau khi lặt lá, ai cũng mong có nắng ấm để nụ hoa bung nở đẹp đúng dịp xuân về. Hoa mai được xem là biểu tượng của mùa xuân. Cứ đến khoảng giữa tháng chạp, các nhà vườn bắt đầu lặt lá để nụ hoa dồn sức bung nở đón tết. Tuy có sức sống dẻo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có tin Hamas đã gật đầu, Israel phàn nàn “bặt vô âm tín”

Hiện tại, đang có những thông tin khác nhau về sự đồng thuận với thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin tiềm năng ở Dải Gaza mà Qatar đưa ra.

Thị trường ảm đạm; vượt Trung Quốc, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/1/2025 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 147.000 đồng/kg.

Giá vàng thêm lý do để lo ngại, yếu tố Trung Quốc gây bất ngờ, chuyên gia đặt niềm tin vào tài sản năng...

Giá vàng hôm nay 16/1/2025 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới "dắt tay nhau" đi lên. Chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ đạt trung bình khoảng 2.750 USD/ounce vào năm 2025, tăng 3% so với ước tính trước đó.

Cơ hội hợp tác rộng mở trong lĩnh vực du lịch, văn hóa với tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc)

Ngày 14/1, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện xúc tiến văn hóa - du lịch với chủ đề “Tri âm Hồ Bắc tại Việt Nam - Gặp gỡ Việt Nam” do Sở Văn hóa và Du lịch Hồ Bắc, Trung tâm Vănhóa Trung Quốc tại Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức.

Báo chí đồng hành cùng Du lịch Việt Nam thực hiện mục tiêu năm 2025

Ngày 15/1 tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị "Báo chí đồng hành cùng Du lịch Việt Nam' nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu được ngành đề ra cho năm 2025.

Bài đọc nhiều

Kinh tế Hungary bị kéo xuống vực suy thoái, châu Âu quyết “quay lưng” dồn đồng minh của Nga đến chân tường?

Mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của Hungary với Liên minh châu Âu (EU) đang góp phần làm trầm trọng hơn những khó khăn kinh tế của nước này.

Giá cà phê trong nước giảm liên tiếp, robusta còn chịu nhiều áp lực, dự báo thị trường tuần này thế nào?

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên giá trị kim ngạch thu về đã đạt kỷ lục 5,6 tỷ USD, vượt 32,5% so với kỷ lục cũ của năm 2023 trước đó.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu.

UNFPA, KOICA tăng cường hỗ trợ Việt Nam chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Hôm nay, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, và ông Lee Byung Hwa, Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam, đã khởi động hai dự án quan trọng do KOICA tài trợ. Các dự án này nhằm nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) tại nhiều địa phương trên cả nước và hỗ trợ công tác cứu trợ khẩn cấp, phục hồi sau thiên tai tại...

Thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Trước chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ thăm Ba Lan, Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Thụy Sĩ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến công tác. - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Giá vàng thêm lý do để lo ngại, yếu tố Trung Quốc gây bất ngờ, chuyên gia đặt niềm tin vào tài sản năng...

Giá vàng hôm nay 16/1/2025 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới "dắt tay nhau" đi lên. Chuyên gia dự đoán, giá vàng sẽ đạt trung bình khoảng 2.750 USD/ounce vào năm 2025, tăng 3% so với ước tính trước đó.

Thị trường ảm đạm; vượt Trung Quốc, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/1/2025 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 147.000 đồng/kg.

đổi mới và hội nhập, vươn tới những tầm cao mới trong đối ngoại

Chiều 15/1, Sở Ngoại vụ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác đối ngoại thành phố năm 2025. Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên ... cùng lãnh đạo các sở, cơ...

Lượng khách du lịch tới Nhật Bản cao nhất mọi thời đại

Ngày 15/1, theo dữ liệu do chính phủ Nhật Bản công bố, lượng khách du lịch nước ngoài tới Nhật Bản năm 2024 đạt đỉnh tại 36 triệu khách.

Trước ngày rời nhiệm sở, ông Biden mạnh tay chi tiền, còn 20 tỷ USD chưa được phân bổ

Dữ liệu từ công ty thu thập dữ liệu chính sách công Atlas cho thấy, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đang đẩy nhanh phân bổ tiền cho năng lượng tái tạo, xe điện...

Mới nhất

Giáo viên ở trường tự chủ thắc thỏm chờ thưởng Tết

Giáo viên ở 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và khoảng 250 cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã tại Hà Nội vẫn đang thắc thỏm chờ thưởng Tết Ất Tỵ 2025. ...

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị đầu tư tuyến tránh quốc lộ 19C qua Phú Yên

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh này về việc sớm đầu tư tuyến tránh quốc lộ 19C qua địa bàn. ...

Ca sĩ Ngọc Khuê hé lộ bạn trai trong buổi ra mắt đĩa than “Dạo chơi”

Trong buổi ra mắt album “Dạo chơi” ca sĩ Ngọc Khuê úp mở hé lộ bạn trai mới của mình là Giám đốc sản xuất âm nhạc cho sản phẩm này. ...

Mới nhất