Trang chủNewsThế giớiThiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường...

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”



Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'
Công nhân sơn súng cối tại Ukraine Armor, nhà sản xuất vũ khí tư nhân lớn nhất quốc gia Đông Âu. (Nguồn: Washington Post)

Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, Kiev gần như không sản xuất vũ khí, nhưng đến nay, ngành công nghiệp vũ khí của nước này đang phát triển như vũ bão.

Các nhà máy, cơ sở đang vận hành hết tốc lực để sản xuất đạn pháo, súng cối, phương tiện quân sự, tên lửa và các thiết bị quan trọng khác phục vụ xung đột.

“Chìa khóa” duy trì khả năng phòng thủ

Tại cuộc họp của chính phủ Ukraine hồi tháng 1, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, số lượng vũ khí sản xuất trong nước đã tăng gấp 3 lần trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần trong năm nay.

Mặc dù, lượng vũ khí nội địa của Ukraine không đủ để bù đắp sự thiếu hụt từ viện trợ vũ khí quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, nhưng trong bối cảnh gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD của Washington đang bị trì hoãn, thì ngành sản xuất vũ khí trong nước của Kiev trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại một hội nghị hồi tháng 2, Bộ trưởng Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết, các loại vũ khí nội địa đã phát huy tác dụng trong xung đột. Cụ thể, máy bay không người lái (UAV) tầm xa đã tấn công các cơ sở dầu mỏ sâu bên trong nước Nga trong những tuần gần đây.

Trong khi đó, các “drone hải chiến” (sea drone – tàu tấn công không người lái dưới nước) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hạm đội Biển Đen của Nga và giúp mở lại các tuyến đường thủy phục vụ xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.

Bên cạnh đó, Kiev cũng đang tự sản xuất đạn súng cối và đạn pháo 122mm, 152mm theo tiêu chuẩn Liên Xô. Các công ty quốc phòng Ukraine đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu lớn nhất của quân đội bằng cách chế tạo đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), loại đạn cần thiết cho các hệ thống pháo binh mà các nước phương Tây cung cấp.

Trả lời AP hồi tháng 12/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng khẳng định, sản xuất trong nước là “chìa khóa” để Ukraine có thể duy trì khả năng phòng thủ của nước này. Ông Zelensky nhấn mạnh “đây chính là lối thoát”, đồng thời cho rằng, nếu những nguyện vọng này được thực hiện, các kế hoạch của Nga “sẽ chấm dứt”.

Mặc dù Ukraine có năng lực sản xuất và một số nguyên liệu thô, đặc biệt là thép, nhưng những thứ quân đội nước này hiện cần là vũ khí thành phẩm ngay lập tức. Ông Maksym Polyvianyi, Phó Tổng giám đốc Ukraine Armor – nhà sản xuất vũ khí tư nhân lớn nhất Ukraine, nhận định rằng, nếu không có sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây, ngành công nghiệp vũ khí Kiev sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của quân đội.

Sau khi Liên Xô tan rã, ngành công nghiệp vũ khí ở Ukraine cũng thực sự sụp đổ. Nhiều năm quản lý yếu kém và tham nhũng, cùng với thực tế là phần lớn ngành công nghiệp này tập trung vào khách hàng Nga, đồng nghĩa với việc Kiev phải tìm kiếm mọi thứ ở nước ngoài, từ đạn dược đến máy bay chiến đấu.

Giờ đây, sau hơn hai năm xung đột tiếp diễn, Ukraine cần mọi thứ từ đạn dược cho đến hệ thống tên lửa tầm xa, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Trong số đó, một số vũ khí không thể sớm tự sản xuất được.

Tháng trước, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin thông báo nước này đã triển khai một tên lửa được sản xuất trong nước với tầm bắn hơn 400 dặm (hơn 643 km). Giới chức cho biết, các hệ thống phòng không và tên lửa có độ chính xác cao tương tự Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất cũng đang được phát triển.

Mặc dù vậy, các hệ thống công nghệ cao mà Kiev cần để sử dụng hiệu quả trong xung đột phải mất nhiều thời gian mới có thể sản xuất được trong nước. Ông Polyvianyi lưu ý: “Để xây dựng và làm chủ được một cơ sở sản xuất như vậy sẽ phải mất nhiều thập niên”.

Nhiều hạn chế cản bước ngành sản xuất vũ khí

Trong những tuần gần đây, quân đội Ukraine đã mất lợi thế ở phía Đông vì thiếu trầm trọng đạn pháo và binh sĩ. Tình hình thậm chí có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới khi lượng vũ khí dự trữ giảm dần. Theo tình báo Mỹ, Kiev có thể cạn kiệt tên lửa phòng không vào cuối tháng này.

Trong bối cảnh Nhà Trắng đang nỗ lực để khoản viện trợ 60 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua, Ukraine đã có những tia hy vọng mới. Hồi tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt gói viện trợ quân sự trị giá 5 tỷ USD và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng thông báo rằng họ sẽ gửi 300 triệu USD viện trợ thông qua “những khoản tiết kiệm chi phí ngoài dự kiến” trong các hợp đồng của Lầu Năm Góc dành cho Ukraine. Bên cạnh đó, sáng kiến của Cộng hòa Czech dự kiến bắt đầu gửi khoảng 800.000 đạn pháo cho Kiev trong những tuần tới.

Ngày 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Đức Boris Pistorius đã đạt được thỏa thuận mở đường cho nhà máy sản xuất vũ khí Pháp-Đức đầu tiên trên đất Ukraine. Thỏa thuận này liên quan đến tập đoàn chuyên về vũ khí trên bộ KNDS, gồm công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức và Nexter của Pháp. Hai “ông lớn” này đã đồng ý mở một công ty con ở Ukraine, ban đầu sẽ sản xuất phụ tùng và đạn dược, sau đó là hoàn thiện các hệ thống vũ khí.

Tuy nhiên, tất cả những khoản viện trợ trên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vũ khí hiện nay của quốc gia Đông Âu đang vướng xung đột. Các quan chức Ukraine cho biết họ không thể tiết lộ số liệu chính xác về sản lượng sản xuất của nước này vì lo ngại an ninh.

Nhiều hạn chế đang cản bước ngành công nghiệp Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí. Ông Oleksandr Zavitnevych, người đứng đầu Ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo của Quốc hội Ukraine, khẳng định “nguồn lực quốc phòng chính là tiền”, tuy nhiên, ngân sách quốc gia không đủ.

Khả năng tài trợ cho hoạt động sản xuất vũ khí trong nước của Ukraine bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư mà nước này có thể phân bổ. Trong khi đó, hỗ trợ tài chính của phương Tây thường dành cho các chi tiêu phi quân sự. Các quan chức cho biết, trong năm nay, Kiev sẽ chi khoảng 5 tỷ USD cho hoạt động sản xuất vũ khí trong nước nhưng tất cả đều đồng ý rằng như vậy là chưa đủ.

Mặt khác, việc tăng thuế có nguy cơ rủi ro về mặt chính trị, nếu không muốn nói là không khả thi về mặt kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang “hấp hối” khi phần lớn người lao động đang sống ở nước ngoài, tham gia chiến sự hoặc thất nghiệp.

Các quan chức Ukraine ủng hộ việc sử dụng một phần tiền trong khoản 300 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga bị phương Tây phong tỏa. Nhưng ngay cả khi giải quyết được vấn đề nguồn tiền, Kiev vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu chất nổ.

Sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và nhu cầu quốc tế tăng mạnh đã làm cạn kiệt nguồn cung cấp thuốc súng và nhiên liệu đẩy tên lửa. Theo ông Polyvianyi, điều này khiến cho hoạt động sản xuất của Ukraine gặp nhiều khó khăn.

Nước này cũng đang hợp tác với các công ty phương Tây như Rheinmetall của Đức, BAE Systems của Anh và Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng trước, Rheinmetall đã đồng ý liên doanh sản xuất đạn 155mm và nhiên liệu đẩy tên lửa. Đồng thời, Kiev đang mong chờ có được các khoản vay giá rẻ và giấy phép để sản xuất và tu sửa vũ khí của Mỹ.

Nắm được việc Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí, Nga đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các nhà máy sản xuất của đối phương. Nhiều tên lửa đã bị đánh chặn, nhưng một số tên lửa được cho là đã đánh trúng mục tiêu, mặc dù Kiev không công khai việc các nhà máy bị tấn công.

Ông Polyvianyi cho biết Ukraine Armor và các công ty khác đã chuyển một phần hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài. Như một biện pháp bảo vệ, các công ty chia nhỏ công đoạn sản xuất hoặc sao chép chúng và đặt ở các địa điểm khác nhau. Một số quá trình quan trọng diễn ra dưới lòng đất. Tuy nhiên, tất cả điều này đều làm giảm sản lượng sản xuất vũ khí.

Rõ ràng, tăng cường sản xuất vũ khí nội địa là điều tất yếu mà Ukraine phải làm để duy trì khả năng phòng thủ, tuy nhiên, việc tháo gỡ những hạn chế cản bước ngành sản xuất vũ khí vẫn là bài toán khó đang đặt ra với nước này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 dẫn đầu đã có buổi kiểm tra...

‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Xe tăng T-80BVM của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine tại khu vực Donetsk trong chiến sự Nga-Ukraine. Theo thông tin cập nhật từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/11, xe tăng T-80BVM của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine tại khu vực phía nam Donetsk. Cụ thể, các kíp lái T-80BVM...

Ukraine phàn nàn vì mới nhận được 1/10 số vũ khí Mỹ hứa chuyển

(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng thách thức lớn của Kiev là tới nay, chỉ 1/10 số vũ khí mà Mỹ cam kết sẽ viện trợ trong năm 2024 được chuyển ra tiền tuyến. Theo Kiev Post, phát biểu gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng chỉ có 10% viện trợ quân sự mà Mỹ hứa chuyển cho Ukraine trong năm nay thực sự đã đến được tay phía Kiev, là có cơ sở.Trước đó,...

Switchblade 600 của Mỹ phá hủy tên lửa phòng không Tor của Nga

Đạn lảng vảng Switchblade 600 do Mỹ sản xuất tấn công và phá hủy thành công hệ thống tên lửa phòng không di động Tor của Nga tại Ukraine. Gần đây, một đoạn video lan truyền mạnh trên mạng xã hội đã ghi lại cảnh tượng đạn lảng vảng Switchblade 600 do Mỹ sản xuất tấn công và phá hủy thành công hệ thống tên lửa phòng không di động Tor của Nga tại Ukraine. Sự...

Bí mật phía sau khối ‘thép xanh’ của Thụy Điển khiến Nga ‘đứng ngồi không yên’

Kênh United 24 vừa công bố đoạn phim độc quyền ghi lại hình ảnh các xe tăng chủ lực Strv 122 của Thụy Điển trên chiến trường Ukraine vào ngày 27/10 vừa qua. Theo đó, Strv 122 được cho là phiên bản cải tiến của Leopard 2A5 của Đức, được thiết kế với lớp giáp dày hơn và nhiều tính năng nâng cấp, mang lại khả năng bảo vệ vượt trội trước hỏa lực của Nga....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump đã chọn người làm Giám đốc CIA

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 12.11 thông báo đã chọn cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong chính quyền kế tiếp. ...

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Iran, Nga liên kết ngân hàng để đối phó lệnh cấm vận

Thẻ ngân hàng Iran hiện có thể được sử dụng tại Nga, khi hai nước liên kết hệ thống ngân hàng của nhau trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại các lệnh cấm vận. ...

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự...

Tại sao các tuyến đường sắt của Trùng Khánh có thể đi xuyên qua các tòa nhà?

Trùng Khánh, một trong những đô thị phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, lịch sử lâu đời, và nền văn hóa ẩm thực phong phú. Tuy nhiên, có một...

Eximbank: Đã đến lúc khép lại “thập kỷ hỗn độn”

Dung hòa những xung đột là điều tất yếu mọi doanh nghiệp đều có thể phải trải qua. 35 năm phát triển, giờ là lúc HĐQT Eximbank cần có được sự thống nhất cao về tầm nhìn chiến lược, vì mục tiêu ổn định lâu dài, bền vững. Tiếc cho thương hiệu Eximbank Ra đời từ năm 1989 và trở thành...

Du lịch Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 10/2024 ngành du lịch đã đón được 2,05 triệu lượt khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 553.000 lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 7,1%...

Bản tin Mặt trận sáng 13/11

Bản tin Mặt trận sáng 13/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot thăm tỉnh Kiên Giang; Quảng Nam: Chủ tịch Mặt trận tỉnh chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Pà Ong… ...

Mới nhất