Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam


MỘT GIÁO VIÊN PHẢI “ÔM” NHIỀU MÔN

Thiếu giáo viên (GV) là bài toán nan giải đối với Quảng Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở các huyện miền núi. Điều đáng nói, dù năm nào tỉnh này cũng tổ chức tuyển dụng, song không tuyển đủ chỉ tiêu.

Đơn cử, từ năm 2022, ngành giáo dục huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) đã tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục riêng để chủ động nguồn tuyển. Tuy nhiên, trong kỳ thi tuyển dụng đầu tiên, huyện có 262 chỉ tiêu nhưng chỉ có 97 thí sinh trúng tuyển. Nhiều năm nay, huyện vùng cao này liên tục thiếu hụt GV khiến việc dạy và học gặp nhiều khó khăn.

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam- Ảnh 1.

Hiện hầu hết các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam thiếu giáo viên trầm trọng, một giáo viên phải “ôm” nhiều môn

Trường THCS Trà Mai nằm ở trung tâm huyện vùng cao Nam Trà My trước đây có nhiều thầy cô giáo xin chuyển đến vì điều kiện đi lại thuận lợi. Tuy nhiên, năm học mới sắp đến nhưng ngôi trường vẫn đang thiếu 7 GV ở nhiều bộ môn như: tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, địa lý…

Ông Nguyễn Khắc Điệp, Hiệu trưởng Trường THCS Trà Mai, cho biết việc thiếu GV không chỉ xảy ra tại nhà trường mà hầu hết các trường học trên địa bàn huyện đều cùng cảnh ngộ, kéo dài nhiều năm nay. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn cho nhà trường trong việc dạy và học vì một GV phải “ôm” nhiều môn.

NGHỊCH LÝ SINH VIÊN SƯ PHẠM RA TRƯỜNG LOAY HOAY TÌM CHỖ DẠY

Hằng năm có khoảng 60% học sinh miền núi thi đậu vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, khi ra trường, các sinh viên này không được xét tuyển mà phải cạnh tranh qua thi tuyển. Có thể nói, việc thi tuyển để cạnh tranh vào suất biên chế, với các sinh viên miền núi là chuyện rất khó khăn. Vì vậy, nhiều sinh viên miền núi ra trường phải làm trái ngành, trong khi giáo dục miền núi lại rất cần GV người tại chỗ.

Theo ông Điệp, để “giữ chân” GV gắn bó lâu dài với các địa phương miền núi thì tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với GV biên chế cũng như GV dạy hợp đồng. “Với con em miền núi đã dạy hợp đồng nhiều năm thì tỉnh cần phải cho địa phương có một cơ chế, kế hoạch nhằm xét tuyển vào biên chế thay vì thi như hiện nay, để họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với ngành giáo dục miền núi”, ông Điệp kiến nghị.

Ông Điệp cho rằng năm nào số lượng sinh viên sư phạm ra trường cũng đông, phải loay hoay tìm việc; trong khi nhiều địa phương lại thiếu GV giảng dạy thì đây là một nghịch lý. “Để các địa phương miền núi không còn kéo dài tình trạng thiếu hụt GV, tôi nghĩ về lâu dài cần phải có chính sách đào tạo GV người địa phương tại chỗ để bù vào khoảng trống thiếu GV trầm trọng như hiện nay”, ông Điệp đề xuất.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Trà Don (H.Nam Trà My) cũng trong tình trạng thiếu GV trầm trọng do nhiều người nghỉ việc hoặc xin chuyển về đồng bằng, khiến lãnh đạo nhà trường “đau đầu”. “Hiện nay một số GV dạy hợp đồng có mức lương rất thấp nên nhiều người không mặn mà. Chúng tôi cũng mong các cấp, các ngành quan tâm đến việc tuyển dụng GV biên chế hoặc ưu tiên cho những người đã dạy hợp đồng nhiều năm có cơ hội vào biên chế để được cống hiến trí tuệ, sức trẻ cho ngành giáo dục miền núi”, ông Nguyễn Nguyên Bá, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS Trà Don, kiến nghị.

Thiếu giáo viên trầm trọng ở Quảng Nam- Ảnh 2.

Thiếu GV là “bài toán nan giải”. Nhiều năm qua, các địa phương liên tục tuyển dụng song không tuyển đủ chỉ tiêu

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÓ KHĂN, THIẾU GIÁO VIÊN ĐẠT CHUẨN

Toàn huyện miền núi Nam Trà My có 877 biên chế, nhưng hiện còn thiếu hơn 300 GV. Địa phương đã nhiều lần tuyển dụng cũng như “đỏ mắt” tìm GV hợp đồng để lấp khoảng trống nhưng vẫn không được.

Ông Nguyễn Đăng Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT H.Nam Trà My, thừa nhận việc thiếu GV ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học. Câu chuyện thiếu GV là “bài toán nan giải” không chỉ của ngành giáo dục mà còn cả xã hội. Nhiều năm qua, huyện liên tục tuyển dụng song không tuyển đủ chỉ tiêu. Nguyên nhân là môi trường làm việc còn khó khăn, mức lương thấp nên không thu hút nguồn nhân lực. Ngoài ra, thời gian qua chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút GV dưới đồng bằng lên chưa thỏa đáng, rất khó để kêu gọi thu hút GV phục vụ cho việc giáo dục miền núi.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, thừa nhận có một thực tế đang diễn ra những năm gần đây là dù địa phương tổ chức thi tuyển nhưng nhiều nơi vẫn không đáp ứng chỉ tiêu đề ra. Theo ông Tường, tình trạng thiếu viên chức giáo dục của tỉnh nói chung và tại một số huyện miền núi nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể, đối với cấp bậc tiểu học, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định của luật Giáo dục năm 2019, theo đó nâng mức chuẩn của GV tiểu học từ trung cấp lên ĐH dẫn đến thiếu do số lượng đăng ký tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu của địa phương, mặc dù năm nào cũng tổ chức thi tuyển.

Riêng đối với các huyện miền núi thì sau thời gian công tác, nhiều GV xin về lại đồng bằng, trong khi nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng, dẫn đến thiếu nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện nay một số trường ở vùng phía đông của tỉnh số lượng học sinh qua các năm tăng cao do dân số cơ học tăng. Mặt khác, đối với các huyện miền núi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đảm bảo nên khó thu hút, giữ chân đội ngũ GV yên tâm công tác lâu dài…

ĐẶT HÀNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Để lấp “khoảng trống” thiếu GV như hiện nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo, phân cấp về cho các địa phương triển khai công tác tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục qua từng năm. Trong trường hợp thiếu GV biên chế thì tiếp tục hợp đồng GV trong số lượng người làm việc được giao để đảm bảo chủ trương “có học sinh thì phải có GV”. “Về lâu dài HĐND tỉnh sẽ ban hành một cơ chế, chế độ, chính sách cho GV miền núi như hỗ trợ thêm kinh phí ngoài lương được nhận để giữ chân họ. Ngoài ra, nhằm góp phần tạo nguồn nhân lực bền vững, lâu dài cho ngành giáo dục, tỉnh đang có chủ trương đặt hàng đào tạo GV cho các trường ĐH sư phạm theo Nghị định 116 của Chính phủ”, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam nói.

Còn hơn 2.000 biên chế chưa sử dụng nhưng vẫn thiếu hơn 1.000 giáo viên

Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết năm 2024, toàn ngành giáo dục được giao tổng cộng 23.741 biên chế, tuy nhiên đến nay mới sử dụng 21.354 biên chế. Hiện toàn tỉnh còn đến 2.387 biên chế chưa sử dụng, trong đó tập trung phần lớn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS do các địa phương quản lý với 2.273 biên chế. Riêng cấp học THPT chỉ có 114 biên chế chưa sử dụng. Dù vậy, số biên chế giao vẫn còn thiếu 422 chỉ tiêu so với định mức của Quyết định 2428 của UBND tỉnh, còn nếu theo quy định của Bộ GD-ĐT thì thiếu 1.173 chỉ tiêu biên chế.

Tình trạng này cũng diễn ra tại TP.HCM. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện TP chưa sử dụng hết chỉ tiêu so với số biên chế được giao theo quy định trong 2 năm học gần nhất là 2022-2023 và 2023-2024. Cụ thể, tính đến nay số biên chế chưa sử dụng là 8.379 người, trong đó bậc mầm non là 1.192 người; tiểu học 2.787 người; THCS 3.184 người; THPT 938 người; giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên 154 người; giáo dục chuyên biệt 84 người, trung cấp 40 người.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay lý do không sử dụng được hết biên chế là không tuyển dụng được GV phù hợp. Mặc dù nhu cầu về nhân lực rất cấp thiết nhưng các trường học vẫn không thể tuyển đủ số lượng cần thiết do một số vị trí không có ứng viên đăng ký tuyển dụng.

Mỗi năm, trung bình TP.HCM cần tuyển thêm khoảng 5.000 GV cho các bậc học từ mầm non cho đến THPT, nhưng số GV trúng tuyển chỉ đạt khoảng 50% so với nhu cầu, thậm chí có môn học rơi vào tình trạng không có ứng viên.

Mạnh Cường – Bích Thanh




Nguồn: https://thanhnien.vn/thieu-giao-vien-tram-trong-o-quang-nam-185240715180059446.htm

Cùng chủ đề

Linh động giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở các trường học

Chiều 14-8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục tiểu học, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết sẽ triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các trường học. Theo đó, năm học 2023 - 2024, toàn thành phố có 561 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học. Đối với hệ thống...

Tỉ lệ học sinh tiểu học được cấp học bạ số cao nhất cả nước

Sở GDĐT Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học và triển khai Học bạ số cấp phổ thông ngành GDĐT Tp. Hà Nội năm học 2024-2025, Hội nghị được kết nối trực tuyến tại điểm cầu chính Sở GDĐT với...

Thiếu hàng ngàn giáo viên, Gia Lai xin không tinh giản biên chế giáo dục

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong năm học 2024 - 2025 tỉnh này còn thiếu hơn 4.200 giáo viên và nhân viên ngành giáo dục. Thời gian qua, các địa phương đã tổ chức các kỳ tuyển dụng giáo viên, nhưng số lượng dự tuyển không đủ so với nhu cầu. Đã vậy, biến động số nghỉ hưu, nghỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm hiểu văn hóa lịch sử từ những bảo tàng nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Văn học Việt Nam Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng...

7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư, 10 ủy viên T.Ư đã thôi chức

Từ đầu năm tới nay, có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 4 ủy viên T.Ư Đảng thôi chức. Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII, đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 10 ủy viên T.Ư thôi chức. Chiều 14.8, thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phó trưởng ban...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT: Tiếp tục phối hợp với cơ quan an ninh xác minh, làm rõ bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của ông...

Việc xác minh văn bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt được Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó, hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt do Trường Đại học...

Học sinh Bạc Liêu, Nam Định, Hải Phòng đi học ngày nào?

Lịch tựu trường 2024 của 63 tỉnh thànhLịch tựu trường 2024 Bạc LiêuNgày 12/8, Sở GDĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 19/8; các khối lớp còn lại tựu trường vào ngày 26/8; khai giảng năm học...

Nếu ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, bằng đại học có bị tịch thu?

Ngày 13/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, đã gửi công văn báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).PGS.TS Tô...

Trao 150 suất học bổng tặng học sinh vượt khó học tốt

Trong chương trình, các đại biểu và thiếu nhi tham dự đã gặp gỡ, trò chuyện với các khách mời gồm Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần; Huỳnh Ngọc Hương Hoa, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai...

Bộ GD-ĐT lọc ảo 6 lần trên Hệ thống trước khi có điểm chuẩn đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, quy trình lọc ảo là việc sử dụng phần mềm xét tuyển để lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Điều này đảm bảo...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt

Theo thông tin từ Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay là Trường đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành luật năm 2019 tại Trường đại học Luật Hà...

Triển khai Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm 2024

Chiều 14/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 và “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”. ...

TP.HCM khuyến khích trường tiểu học dạy một số môn học bằng tiếng nước ngoài

Đó là một trong những nội dung dạy học quan trọng đối với ngành giáo dục tiểu học TP.HCM trong năm học 2024-2025 mà Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục tiểu học,...

Góp ý quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục

Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu viên sau đại học đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện đại. Các chương trình, đề án dạy và học bằng tiếng Anh đặc biệt ở các môn STEM được chú trọng tại các tỉnh, đặc biệt...

Mới nhất

Triển khai Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm 2024

Chiều 14/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 và “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”. ...

Israel sơ tán khẩn cấp nhiều kiệt tác hội họa ‘xuống hầm trú ẩn’

Bảo tàng nghệ thuật Tel Aviv của Israel - nơi trưng bày những tác phẩm hội họa kinh điển của nhiều danh họa thế giới đang khẩn trương tiến hành...

119 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lần...

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Hội đồng chung khảo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch lần thứ II đã họp để thảo luận và thống nhất danh sách tác phẩm đề xuất Ban tổ chức trao giải.

Làm rõ 2 vi phạm của Suga BTS trong vụ lái xe khi say rượu

Theo cảnh sát, khoảng 21h ngày hôm đó, Suga đã dùng bữa và uống rượu cùng người quen tại một nhà hàng gần ngã tư Hannam, sau đó họ tiếp tục đến một studio riêng gần đó để uống rượu cùng nhau.Vào khoảng 23h, Suga trở về nhà bằng chiếc xe scooter điện được cất trong studio. Studio...

Kinh tế Bình Định tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 7

Một số kết quả nổi bật như UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024...

Mới nhất