Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThiếu giáo viên gây áp lực lớn cho năm học mới

Thiếu giáo viên gây áp lực lớn cho năm học mới


Cả nước còn thiếu hơn 110 nghìn giáo viên

Năm học 2023 – 2024, Hà Nội tăng thêm 39 cơ sở giáo dục, nâng tổng số lên 2.913 trường với hơn 2,3 triệu học sinh. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2024 – 2025 sáng 19.8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: thành phố luôn dành nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó, ưu tiên triển khai các mô hình trường học hiện đại tiên tiến, thu hẹp khoảng cách giữa các trường nội thành và ngoại thành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Hà Nội bảo đảm tỷ lệ chi hàng năm từ ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt 20%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn thành phố đạt gần 80%… Tuy nhiên, Hà Nội có quy mô giáo dục hàng năm tiếp tục tăng, so với yêu cầu nhiệm vụ và so với biên chế thì còn thiếu khoảng 16.000 giáo viên.

Việc thiếu giáo viên gây áp lực lớn trong năm học mới. Ảnh: Đỗ Sơn
Việc thiếu giáo viên gây áp lực lớn trong năm học mới. Ảnh: Đỗ Sơn

Dù đã tuyển được 3.622 giáo viên nhưng đến nay TP. Hồ Chí Minh vẫn thiếu 4.708 biên chế giáo viên. Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy, hiện nay nhóm giáo viên các môn Tin học, tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc tại thành phố này rất khó tuyển do lương quá thấp. “Với điều kiện mặt bằng lương trung bình tại TP. Hồ Chí Minh như hiện nay, giáo viên các khối ngành này không thể tuyển được và cũng không thể đề xuất với HĐND TP. Hồ Chí Minh cơ chế, chính sách về tài chính, hỗ trợ riêng như cách HĐND có cơ chế, chính sách riêng cho giáo viên mầm non”, bà Thúy nói.

Mặc dù Điện Biên cũng có những chính sách đặc thù để thu hút tuyển dụng, nhất là với giáo viên các môn Tin học, tiếng Anh và các môn chuyên biệt nhưng đến nay vẫn không có nguồn tuyển. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, hiện nay đội ngũ giáo viên của địa phương này còn thiếu khá nhiều so với định mức, đặc biệt ở các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đội ngũ này thường có sự biến động khá lớn mỗi khi kết thúc năm học do giáo viên chuyển công tác về miền xuôi, gây khó khăn cho quá trình triển khai năm học mới.

“Căn cứ vào Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ, chúng tôi ưu tiên con em trên địa bàn, thực hiện chính sách cử tuyển, đào tạo tập trung vào các ngành tin học, ngoại ngữ… Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm thực hiện, mới có 72 sinh viên đi học cử tuyển các ngành này, trong đó ngoại ngữ 45 em, tin học 5 em, còn lại là các ngành chuyên biệt khác”, ông Bằng cho biết.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023 – 2024, các địa phương đã tuyển 19.474 trong tổng số 27.826 biên chế giáo viên được bổ sung, góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo và khắc phục dần những bất cập về cơ cấu. Tuy nhiên, tính đến tháng 4 năm nay, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học đều thấp hơn định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hỗ trợ tối đa giáo viên vùng cao

Trước thực tế hiện nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng đề xuất tiếp tục áp dụng chính sách thu hút giáo viên trong toàn bộ thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hợp đồng không thời hạn đối với giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn từ 10 năm trở lên. Đồng thời, giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ các chi phí như: tiền thuê nhà, tiền đi lại (nếu dạy tại các điểm bản), tiền trực trưa…

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục, đặc biệt là cơ cấu các môn học, một số môn học đặc thù để phù hợp với công tác giảng dạy ở các địa phương. Đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Chính phủ tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố xây dựng cơ chế đặc thù để tuyển dụng các giáo viên Tin học, tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc.

Năm học 2024 – 2025, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục đề ra phương hướng phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Các địa phương cần triển khai tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về phía các cơ sở đào tạo giáo viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Sơn cho biết, để cùng các địa phương khắc phục tình trạng thiếu đội ngũ giáo viên, nhà trường và nhiều trường đại học sư phạm khác đã tích cực mở chương trình bồi dưỡng cho các giáo viên đơn môn để chuyển đổi dạy các môn học tích hợp theo Chương trình giáo dục thông 2018, xây dựng các chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học một cách rộng rãi, thường xuyên.

Các cơ sở đào tạo giáo viên cũng đã bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và coi đây là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo giáo viên được thể hiện trong chuẩn đầu ra đào tạo giáo viên. Hầu như các trường đại học sư phạm chủ chốt đã mở ngành và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý… góp phần cung cấp đội ngũ nhà giáo cho các địa phương.



Nguồn: https://daibieunhandan.vn/giao-duc–y-te1/thieu-giao-vien-gay-ap-luc-lon-cho-nam-hoc-moi-i384706/

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cam kết cùng doanh nghiệp

Với cam kết đồng hành cùng khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) luôn sáng tạo, đổi mới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển và lớn mạnh. Theo đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (Khách hàng SME), Vietcombank đã xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp về mọi mặt như:...

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Thị trường bước vào mùa mua sắm, sản xuất kinh doanh sôi động Những tháng cuối năm luôn là thời điểm khối...

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Hà Nội, ngày 29/10, Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI),...

Kết quả kinh doanh quý III của Vietnam Airlines cải thiện tích cực

Nhờ khôi phục toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết các đường bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới cùng hoạt động khai thác tăng cao trong giai đoạn cao điểm hè, Vietnam Airlines đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024. 9 tháng đầu năm 2024, Vietnam Airlines đạt tổng doanh thu hợp nhất hơn 85.466 tỷ đồng, tăng hơn 24,64% so sánh cùng kỳ năm 2023....

Tổng Giám đốc TPBank hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng”

Trong sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đúng với slogan “Vì chúng tôi hiểu bạn”, nhà băng tím thực sự có một cách thức riêng để thấu hiểu khách hàng. Đó chính là việc khai thác và sử dụng dữ...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Hơn 2.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động

Ngày 3/11, trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức ngày hội Thực tập và việc làm TPHCM - UEH Career Fair. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên hàng năm. Không chỉ tổ chức...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mới nhất

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Mới nhất