Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThi tuyển sinh: Có nên bốc thăm chọn môn thi?

Thi tuyển sinh: Có nên bốc thăm chọn môn thi?


Có nên bốc thăm chọn môn thi? - Ảnh 1.

Một tiết học toán của học sinh lớp 9/1 Trường THCS Bàn Cờ Q.3, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Đặc biệt là nội dung dự kiến có ba môn thi vào lớp 10 gồm toán, ngữ văn và một môn do sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên.

Phụ huynh lo lắng

“Phụ huynh chúng tôi rất bức xúc khi xem thông tin về dự thảo tuyển sinh lớp 10 của Bộ GD-ĐT. Học sinh phải thi ba môn để giành một chỗ học trong trường THPT công lập là đúng rồi. Nhưng tại sao không ấn định luôn môn thứ ba mà phải tổ chức bốc thăm?

Bộ GD-ĐT và sở GD-ĐT biết môn học nào cần thiết để học sinh thi chứ không thể làm như xổ số được” – ông Bùi Minh Thuận, phụ huynh có con học lớp 9 ở quận Bình Tân, TP.HCM, cho biết.

Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Thiên – phụ huynh ở quận 7, TP.HCM – nêu ý kiến: “Học sinh TP.HCM thi ba môn toán, văn, ngoại ngữ để tuyển sinh lớp 10 là đã căng thẳng, áp lực lắm rồi. Con em chúng tôi là lứa học sinh đầu tiên thi tuyển sinh lớp 10 theo chương trình mới, các cháu đang rất lo lắng vì mọi thứ đều mới.

Việc bốc thăm chọn môn thi và công bố trước tháng 3 hằng năm sẽ gây thêm áp lực, khiến học sinh, phụ huynh lớp 9 căng thẳng hơn nữa khi phải chờ đợi trong cảm giác hồi hộp.

Mà học sinh đâu có ngồi im chờ đợi, chúng sẽ đoán già đoán non; chúng sẽ nghe ngóng thông tin trên mạng… và mất thời gian không cần thiết. Tôi đề nghị cơ quan quản lý cần xác định cụ thể ba môn thi, việc xác định này phải dựa trên căn cứ khoa học chứ không thể chọn lựa theo kiểu hên xui”.

Trong một nhóm phụ huynh lớp 9 ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), nhiều ý kiến thắc mắc: “Các năm trước Hà Nội thi toán, văn, Anh thì các trường THPT vẫn tuyển sinh được bình thường.

Vậy sao phải thay đổi?”. Một số phụ huynh khác thì cho rằng thi ba môn trong đó ngoài văn, toán có một môn lựa chọn trong số các môn học còn lại cũng được nhưng sở GD-ĐT nên công bố luôn từ đầu năm học.

“Chuyện học với thi mà bốc thăm thế thì thầy trò đều bị động”, anh Thanh – một phụ huynh – nêu ý kiến.

Anh Thanh cũng cho rằng lứa học sinh lớp 9 năm nay đã phải chịu sự thay đổi về chương trình, nội dung, cấu trúc đề thi thì chưa nên thay đổi ngay theo cách Bộ GD-ĐT dự kiến. Vì hiện nay, nhiều học sinh đã bắt đầu có kế hoạch ôn tập cho ba môn toán, văn, Anh rồi. Nếu thay đổi nữa thì nhiều xáo trộn.

Nhiều năm nay học sinh TP.HCM đã thi ba môn toán, văn, ngoại ngữ thì bây giờ cũng nên giữ nguyên như vậy để tạo sự ổn định, giúp học sinh yên tâm học hành.

Thùy Trang (học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM)

Học sinh mong ổn định

Em Hữu Vinh, học sinh lớp 9 Trường THCS – THPT Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, nêu ý kiến: “Chúng em rất hoang mang khi nghe thông tin sở GD-ĐT sẽ bốc thăm để chọn môn thi thứ ba. Việc bốc thăm này sẽ tạo ra sự không công bằng khi thi tuyển sinh lớp 10.

Như bản thân em học khá tốt các môn khoa học tự nhiên nhưng các môn khoa học xã hội thì học không tốt lắm. Năm nay em dự định sẽ thi vào lớp 10 chuyên lý.

Nhưng nếu sở GD-ĐT bốc thăm môn thứ ba là lịch sử – địa lý thì em sẽ gặp bất lợi khi thi tuyển sinh. Như vậy, kết quả thi sẽ không phản ánh chính xác trình độ thật của em”.

Vì lý do trên, nhiều học sinh lớp 9 ở TP.HCM đề xuất ba môn thi tuyển sinh lớp 10 nên là những môn học thuộc diện bắt buộc ở bậc THPT.

“Nhiều năm nay học sinh TP.HCM đã thi ba môn toán, văn, ngoại ngữ thì bây giờ cũng nên giữ nguyên như vậy để tạo sự ổn định, giúp học sinh yên tâm học hành. 

Không những thế, với TP.HCM thì em thấy chọn ba môn này cũng là phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay.

Đây cũng là ba môn chúng em bắt buộc phải học tiếp trong chương trình THPT sau này” – Thùy Trang, học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM, đề nghị.

Có nên bốc thăm chọn môn thi? - Ảnh 2.

Thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2024 – Ảnh: N.BẢO

Ủng hộ để tránh “học lệch”

Cô Vũ Thị Thu Hà – hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – cho rằng việc thi tuyển vào lớp 10 quy định thi ba môn trong đó có văn, toán và một môn chọn ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại là hợp lý. 

“Việc này tránh được tâm lý coi trọng môn chính, coi nhẹ môn phụ như trước đây ba môn toán, văn, Anh chiếm vị trí độc tôn. Khi môn nào cũng có thể là môn thi thì các môn học đều cần học đầy đủ, đảm bảo yêu cầu như nhau”.

Cô Cao Tố Nga – hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) – nêu quan điểm: Bậc THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh cần học đầy đủ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng ở tất cả các môn học. 

Nhưng nếu kỳ thi chuyển cấp chỉ tập trung vào các môn toán, văn, tiếng Anh thì việc dạy và học dễ bị lệch. “Cha mẹ học sinh lo cho con vì mục tiêu ngắn hạn là đỗ THPT nhưng ở góc độ giáo dục thì cần nhìn rộng hơn. 

Những điều chỉnh để đảm bảo học sinh được giáo dục toàn diện ở giai đoạn giáo dục cơ bản cũng là việc tốt cho con mình.Việc thi cử nếu khó thì cũng khó chung, dễ thì sẽ dễ chung nên phụ huynh không cần quá lo lắng” – cô Nga chia sẻ.

Một hiệu phó trường THCS tại Hà Nội khi đề cập vấn đề này thì băn khoăn: “Tôi chỉ lo một điều thế hệ lớp 9 năm nay phải trải qua nhiều cái mới vì là thế hệ đầu học chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Nếu nhiều thay đổi sẽ khiến các em vất vả, áp lực hơn. Vì thế việc áp dụng quy định mới như trong dự kiến của Bộ GD-ĐT nên tính toán ở thời điểm thực hiện để học sinh không bị sốc”.

“Tuy nhiên về lâu dài, tôi ủng hộ phương thức thi ba môn như Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến. Với một kỳ thi chuyển cấp thi ba môn là vừa đủ. 

Các năm trước có địa phương thi bốn môn, có nơi còn thi bài tổ hợp gồm nhiều môn thành phần khiến học sinh căng thẳng, quá sức. Thi ba môn nhưng có một môn chọn ngẫu nhiên sẽ khiến các nhà trường và học sinh không thể cắt xén chương trình, học lệch.

Việc quy định như dự kiến cũng tạo cho các địa phương có một sự thống nhất về phương thức thi tuyển vào lớp 10, dù mỗi địa phương vẫn có sự khác nhau về môn thi thứ ba” – cô hiệu phó trên chia sẻ thêm.

Đang xin ý kiến trước khi dự thảo

Việc tuyển sinh THCS và THPT từ năm 2024 trở về trước được thực hiện theo thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT. Thông tư này quy định việc tuyển sinh THPT có thể tổ chức theo 3 phương thức: xét tuyển, thi tuyển và thi tuyển kết hợp xét tuyển.

Tuy nhiên, không quy định cụ thể về số lượng môn thi, cách thức lựa chọn môn thi. Vì thế, mỗi địa phương áp dụng một cách.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, nội dung quy định tuyển sinh THCS và THPT, trong đó có nội dung thi 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới chỉ là dự kiến được Bộ GD-ĐT đặt ra đang trong giai đoạn xin ý kiến các sở GD-ĐT để chuẩn bị cho dự thảo thông tư mới thay thế thông tư 11.

* Ông Trần Ngọc Lâm (hiệu trưởng Trường THCS Văn Lang, quận 1, TP.HCM):

Nên giao các tỉnh thành chủ động môn thứ ba

Tôi hiểu chủ trương của Bộ GD-ĐT khi cho các sở bốc thăm để chọn môn thi thứ ba là để tránh học lệch, học tủ. Nhưng tôi cho rằng có nhiều giải pháp làm triệt tiêu tình trạng học lệch như kiểm tra, dự giờ… chứ không nên trông chờ vào một kỳ thi. Trên thực tế, nếu học sinh học lệch thì làm sao tốt nghiệp THCS được?

Việc bốc thăm để chọn môn thi thứ ba sẽ gây hoang mang cho học sinh, tạo áp lực lớn cho giáo viên.

Theo tôi, Bộ GD-ĐT chỉ nên quy định ba môn thi bắt buộc là toán và ngữ văn, môn thi thứ ba nên giao cho các tỉnh thành chủ động chọn lựa dựa trên nhu cầu phát triển nhân lực của địa phương.

Ví dụ TP.HCM đang đẩy mạnh việc hội nhập quốc tế thì có thể chọn môn thi thứ ba là tiếng Anh. Còn các tỉnh vùng cao có thể chọn môn khác phù hợp với địa phương mình.



Nguồn: https://tuoitre.vn/thi-tuyen-sinh-co-nen-boc-tham-chon-mon-thi-2024100608293882.htm

Cùng chủ đề

Sớm ban hành quy chế tuyển sinh lớp 10

Ở thời điểm này các năm trước, một số địa phương đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 công lập. Tuy nhiên năm nay, các tỉnh, thành đều phải chờ Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để thực hiện thống nhất chung trên toàn quốc nên cả giáo viên, học sinh, phụ huynh vẫn đang phải đợi… ...

TPHCM tiếp tục đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 giúp học sinh ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Sốt ruột về quy định môn thi thứ ba vào lớp 10

Đã sắp hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm tới. Nhiều ý kiến phân tích thấu tình, đạt lý với mong muốn Bộ GD-ĐT nên thay đổi dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai VĐV Việt Nam vô địch Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024

Sáng 21-12, hai VĐV Đỗ Lê Vân Chi, Đỗ Lê Vân Linh đã xuất sắc đánh bại đối thủ Emily Quan, Abigail Yu (Mỹ) với tỉ số 3-2 để giành HCV nội dung đôi nữ lứa tuổi U17 Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024. Vân Chi (trái) và em Vân Linh trong trận chung kết U17 đôi nữ - Ảnh: US Open 2024 Hai chị em ruột Vân Chi (14 tuổi) và Vân Linh (13 tuổi) hiện đang là học...

Trường đại học ‘đua’ đạt chuẩn tiến sĩ

Đưa ra chính sách thu hút tiến sĩ, buộc giảng viên làm nghiên cứu sinh, hỗ trợ giảng viên học lên cao... là các giải pháp mà nhiều trường đại học đưa ra để đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Chú trọng...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương lịch 2025... ...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Tăng về chất, “giữ chân” người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về chất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong bối cảnh phát triển của xã hội và nền kinh tế.

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc,...

Trường đại học ‘đua’ đạt chuẩn tiến sĩ

Đưa ra chính sách thu hút tiến sĩ, buộc giảng viên làm nghiên cứu sinh, hỗ trợ giảng viên học lên cao... là các giải pháp mà nhiều trường đại học đưa ra để đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Chú trọng...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Chàng shipper nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Mới nhất

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Tăng về chất, “giữ chân” người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về chất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong bối cảnh phát triển của xã hội và nền kinh tế.

Mới nhất