Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThị trường M&A chờ thương vụ lớn

Thị trường M&A chờ thương vụ lớn


Sau một giai đoạn bùng nổ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần đã chậm lại đáng kể. Thị trường đang chờ các thương vụ lớn, để các hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) sôi động trở lại.





Ngày 9/4/2024, CDH Investment thông báo đã hoàn tất mua 5% vốn của Bách hóa xanh. Ảnh: Đức Thanh

Ngập ngừng góp vốn, mua cổ phần

Có một thông tin quan trọng về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm tới nay, đó là trong khi vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm tăng mạnh so với cùng kỳ, tương ứng đạt gần 10,8 tỷ USD, tăng 35,6% và đạt gần 5 tỷ USD, tăng 19,4%, thì vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn trong xu hướng giảm.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm có 1.795 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,27 tỷ USD, tương ứng giảm 3,1% và giảm 45,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đây không phải là năm đầu tiên và duy nhất các hoạt động đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sụt giảm. Tính trong vòng 5 năm gần đây, năm 2019 được coi là năm bùng nổ về hình thức đầu tư này.

Khi ấy, báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017, đầu tư theo hình thức này chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký; năm 2018 chiếm 27,9% và đến năm 2019 chiếm tới 40,7% tổng vốn đăng ký.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, cả nước có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng kể từ sau thời kỳ đỉnh cao đó, vốn đầu tư theo hình thức này bắt đầu sụt giảm. Con số của năm 2020 là 7,47 tỷ USD, giảm 51,7%; năm 2021 là 6,9 tỷ USD, giảm 7,7%; năm 2022 là 5,15 tỷ USD, giảm 25,2%. Năm 2023, tuy con số đã nhích lên 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với năm 2022, song vẫn chỉ bằng hơn phân nửa so với mức “đỉnh” 15,47 tỷ USD của năm 2019.

Những trắc trở trong 3 năm Covid-19, cộng thêm “cú bồi” bất ổn địa chính trị đã khiến dòng đầu tư toàn cầu, bao gồm cả đầu tư theo hình thức M&A sụt giảm. Năm 2023, theo số liệu từ Sàn giao dịch chứng khoán London Stock Exchange Group (LSEG), thị trường M&A toàn cầu chỉ đạt giá trị giao dịch 2.900 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, thị trường M&A thế giới chứng kiến mức giảm hơn 10% trong hai năm liên tiếp. Trong đó, riêng thị trường M&A ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 25%.

Nửa đầu năm 2024, theo chia sẻ của ông Lê Xuân Đồng, Giám EY Parthenon – Tư vấn chiến lược, Công ty cổ phần Tư vấn EY Việt Nam, thị trường M&A tại khu vực Đông Nam Á có xu hướng suy giảm cả về tổng giá trị và số lượng thương vụ. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh ấy, dễ hiểu vì sao dòng đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam cũng sụt giảm.

“Hóng” thương vụ lớn

Từ đầu năm tới nay, tuy chưa có thương vụ nào có quy mô lớn được “chốt deal”, song theo một báo cáo gần đây của Savills Việt Nam, cũng có một số thương vụ M&A đáng chú ý. Chẳng hạn, Tập đoàn Kim Oanh (Việt Nam) hợp tác với NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển The One World, một khu dân cư rộng 50 ha tại tỉnh Bình Dương. Hay Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần trong Dự án Paragon Đại Phước, rộng 45,5 ha, từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD.

Đặc biệt, Tripod Technology Corporation (Đài Loan) đã mua lại một lô đất công nghiệp rộng 18 ha tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ Sonadezi Châu Đức. Sau khi tiếp nhận khu đất này, Tripod Technology đã đầu tư 250 triệu USD để xây dựng một nhà máy linh kiện điện tử tại đây, giống như nhiều nhà đầu tư Đài Loan khác đang không ngừng đổ vốn vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thực tế, tuy sụt giảm khá mạnh so với thời kỳ đỉnh cao, song các hoạt động góp vốn, mua cổ phần ở Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu ấn tích cực. Năm ngoái, thương vụ Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản mua 15% cổ phần của VPBank, với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, có thể là coi là thương vụ điển hình.

Theo nhận định của ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills, lĩnh vực bất động sản công nghiệp sẽ chứng kiến nhu cầu ổn định, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, các thương vụ M&A trong lĩnh vực này dự báo sôi động trở lại.

Nhận định của các chuyên gia kinh tế gần đây cũng cho rằng, với việc các luật liên quan đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, các hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ được “tiếp sức”.

Tuy vậy, thị trường vẫn đang “hóng” các thương vụ lớn và chắc chắn, không chỉ là trong lĩnh vực bất động sản, mà còn các lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, tài chính – ngân hàng… như đã từng.

Một số thương vụ M&A đã và đang được thực hiện trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ. Chẳng hạn, CDH Investment – công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) mua 5% vốn của Bách hóa xanh; hay Levanta Renewables (Singapore) mua dự án điện mặt trời áp mái từ các công ty liên quan của Công ty cổ phần Tiến Nga – một trong những nhà cung cấp logistics hàng đầu tại Việt Nam.

Trong khi đó, Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd – công ty con do Sembcorp sở hữu 100%, cũng đã hoàn tất việc mua lại phần lớn vốn góp tại 3 công ty con thuộc hệ thống của Tập đoàn Gelex, đồng thời dự kiến tiếp tục mua 73% cổ phần của công ty con thứ 4 trong hệ thống của Gelex trong nửa cuối năm 2024…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đứng đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, với tổng giá trị gần 595 triệu USD. Tiếp đó là Singapore, với 500 triệu USD  và Hàn Quốc, với 323 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư Đài Loan góp vốn, mua cổ phần 160 triệu USD; Cayman Islands 184 triệu USD; Trung Quốc 124 triệu USD…

Đây chính là các nhà đầu tư lâu nay vẫn thực hiện các thương vụ M&A lớn tại Việt Nam. Vì vậy, sẽ phải chờ họ “mạnh tay xuống tiền” trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần khởi sắc.





Nguồn: https://baodautu.vn/thi-truong-ma-cho-thuong-vu-lon-d222299.html

Cùng chủ đề

Dấu hiệu hồi sinh thị trường mua bán

Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đang có dấu hiệu hồi sinh trong những tháng cuối năm, với nhiều công ty công bố hoàn tất giao dịch. Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) những tháng cuối năm đang sôi động trở lại. Trong ảnh: Hung Vuong Plaza sau M&A thuộc quyền kiểm soát của KIDO (Ảnh: Lê Toàn) Nhộn...

Việt Nam vẫn là điểm thu hút lớn với dòng vốn FDI

Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) cho rằng, có rất ít quốc gia trên thế giới phù hợp như Việt Nam để sản xuất các loại sản phẩm mà các doanh nghiệp FDI đang sản xuất tại đây. Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu...

TTC AgriS thực hiện M&A hàng loạt doanh nghiệp đồ uống dinh dưỡng

Bám sát chiến lược tham gia vào chuỗi giá trị Thực phẩm - Đồ uống - Sữa - Bánh kẹo (Food - Beverage - Milk - Confectionery) toàn cầu, CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) đẩy mạnh hoạt động M&A các công ty đồ uống dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39

Vốn đầu tư nước ngoài đang tăng tốc vào Việt Nam. Kỳ vọng cả năm nay thu hút 39-40 tỷ USD, tương đương năm ngoái. Thu hút đầu tư nước ngoài đang là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam.  Ảnh: Đức Thanh Điểm sáng thu hút FDI Xu hướng tích cực hơn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng rõ nét,...

Vốn ngoại “dẫn sóng” thị trường M&A Việt Nam

Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) năm 2024 tại Việt Nam ghi dấu ấn các hoạt động hợp tác đầu tư, “dự án trong dự án” của ngành bất động sản và các giao dịch tài chính cấu trúc. Trong đó, vốn ngoại đóng vai trò chủ đạo. Tập đoàn Keppel (Singapore) vừa thông báo bán phần vốn chi phối tại Dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh giác với nguy cơ đột tử khi tập thể thao quá sức

Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. ...

Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. ...

Hơn 500 tỷ đồng đầu tư Khu nhà ở tại thị xã Cửa Lò

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) "bắt tay" cùng Công ty cổ phần Lapinta thực hiện Dự án Khu nhà ở trên diện tích 13,1 ha tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Nghệ An: Hơn 500 tỷ đồng đầu tư Khu nhà ở tại thị xã Cửa LòCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) "bắt tay" cùng Công ty cổ phần Lapinta thực hiện Dự án...

Việt Nam cần ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để cải thiện thời gian giao nhận hàng hóa

Ông Yoshihiro Wake, Giám đốc phát triển thị trường quốc tế, Công ty ABeam Consulting cho rằng ở Việt Nam, thời gian giao nhận hàng hóa vẫn còn là một vấn đề lớn, do đó, Việt Nam cần ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để cải thiện thời gian giao nhận hàng hóa. Việt Nam cần ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để cải thiện thời gian giao nhận hàng hóaÔng Yoshihiro Wake, Giám đốc phát triển...

Cảng Hải Phòng lãi kỷ lục nhờ khoản tiền đền bù

Cảng Hải Phòng lãi quý III/2024 hơn 373 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ khoản tiền đền bù của TP. Hải Phòng do thu hồi đất, qua đó đánh dấu mức lãi hàng quý cao nhất từ trước đến nay. Cảng Hải Phòng lãi quý III/2024 hơn 373 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ khoản tiền đền bù của TP. Hải Phòng do thu hồi đất, qua đó đánh dấu mức lãi hàng quý cao nhất từ trước...

Bài đọc nhiều

Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera

Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu...

TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro từ nay đến năm 2030

Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, dự kiến vốn ngân sách địa phương là 12,9 tỷ USD, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 8,7 tỷ USD. TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro trong giai đoạn 2026 - 2030Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường...

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh). Đây là triển lãm được tổ chức thường niên, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm dùng cho các ngành công nghiệp chủ chốt như máy móc, thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, tự động hóa, công nghệ in và thiết...

Giám sát chặt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tại huyện Phúc Thọ

Tuân thủ đúng quy hoạch Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phúc Thọ đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt thành lập 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 94,86ha và tổng mức đầu tư 1.995 tỷ đồng. Cụ thể gồm các cụm công nghiệp: Liên Hiệp giai đoạn 2 (12ha), Tam Hiệp (20,9ha), Long Xuyên (5,96 ha), Võng Xuyên (5,91ha), Thanh Đa (8,3ha), Nam Phúc Thọ giai đoạn 1 (41,7ha). Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ...

Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT

Xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và mức đầu tư tối thiểu, nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn 50%, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT… những quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án PPP, khơi thông nguồn lực. Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BTXóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư...

Cùng chuyên mục

Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. ...

Năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam

TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Để kinh tế Việt Nam "cán đích", cần rất nhiều nỗ lực vượt bậc. TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế...

Giao gần 11.900m2 đất cho huyện Phú Xuyên để xây hạ tầng khu đấu giá đất

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5665/QĐ-UBND ngày 29/10/2024 về việc giao 11.859,3m2 đất tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Cánh chăn nuôi giáp Công ty Hoàng Phát, thôn Đường La, thôn Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên. Theo đó, giao...

Khánh Hòa chuyển hơn 26ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên Thọ

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác trong phạm vi ranh giới Cụm công nghiệp Diên Thọ (giai đoạn 2) là cần thiết, phù hợp các quy hoạch có liên quan. Khánh Hòa chuyển hơn 26 ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên ThọTheo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác...

Prudential Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng HR Excellence Award 2024 tại Singapore

Vừa qua, Prudential Việt Nam đã xuất sắc giành Giải thưởng HR Excellence Award 2024 tại Singapore trong hạng mục Learning and Development (Đào tạo và Phát triển). Đây là minh chứng hữu hình cho chiến lược nhân sự toàn diện và khẳng định vị thế doanh nghiệp kiểu mẫu của Prudential trong ngành bảo hiểm, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo và phát triển đội ngũ.

Mới nhất

Tiếp tục lao dốc do nguồn cung chưa phục hồi

Theo các chuyên gia dự báo giá tiêu ngày 2/11/2024 có khả năng tiếp tục giảm sâu do nguồn cung vẫn còn thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi. Theo dự báo, giá tiêu ngày 2/11 tiếp đà giảm do nguồn cung vẫn còn thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ từ các...

Nâng cao vai trò của báo chính trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp đồng hành sẽ tạo động lực thúc đẩy hành trình hướng đến mục tiêu xanh hóa nền kinh tế và đạt được Net Zero trong tương lai. ...

Ngoại binh tỏa sáng, CLB Nam Định đánh bại Hải Phòng

Hiệp 1 cuộc đối đầu giữa Hải Phòng và Nam Định diễn ra với thế trận cởi mở. Tuy nhiên, Nam Định là đội tận dụng cơ hội tốt hơn và sớm có 2 bàn thắng dẫn trước nhờ công Lucas và Hendrio. Phút thứ 5, từ tình huống đá phạt bên cánh phải, đội bóng thành Nam có...

Bổ nhiệm nhà báo Hoàng Đăng Khoa làm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên

(CLO) Chiều 1/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm nhà báo Hoàng Đăng Khoa, Tỉnh ủy viên, Phó Tổng...

Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử...

Mới nhất

Nơi tái hiện ký ức