Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Thi trắc nghiệm như hiện tại là bóp chết toán'

‘Thi trắc nghiệm như hiện tại là bóp chết toán’


Chiều 3.8, hội thảo “Nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức đã thu hút sự tham gia của các nhà toán học và các chuyên gia đến từ Hội Toán học Việt Nam, Viện Toán học Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Mahidol (Thái Lan) và 2 giáo sư toán học Ấn Độ là Trưởng ban biên tập các tạp chí toán học thuộc Scopus (Journal of Algebra and Applied Mathematics và Journal of Analysis and Applications).

Các nhà toán học đã đóng góp 24 bài báo cáo tham luận, trong đó có 16 bài về toán học lý thuyết và 8 bài toán học ứng dụng để phân tích các sự kiện trong y học (trong đó có đề cập đến Covid-19), sinh học, ngân hàng chứng khoán, tăng trưởng kinh tế…

"Thi trắc nghiệm như hiện tại là bóp chết môn toán" - Ảnh 1.

GS-TS Nguyễn Hữu Dư trình bày một nghiên cứu toán học của mình

Bên lề hội thảo, chia sẻ về vấn đề vì sao có nhiều học sinh lại “sợ” môn toán đến thế và cứ đến tiết toán là lại cảm thấy áp lực, căng thẳng, GS-TS Nguyễn Hữu Dư nhận định: “Bên cạnh những học sinh yêu thích môn toán thì vẫn còn đa số thấy sợ, một phần là do kiến thức toán quá khó, trong khi giáo viên dạy toán lại chưa mang lại được cảm hứng cho người học. Đặc biệt là lên tới bậc ĐH, môn toán có tính hàn lâm khiến cho sinh viên càng thấy sợ”.

Theo GS-TS Nguyễn Hữu Dư, học sinh, sinh viên sợ toán, ghét toán còn là vì chưa hiểu được chính toán học giúp chúng ta có tư duy logic, tư duy hệ thống và cuối cùng mới là kiến thức. Vì thế các em thường có suy nghĩ học các công thức này thì có tác dụng gì, ra đời đâu cần đến nó.

“Thực tế toán học được ứng dụng từ xa xưa và đến ngày nay, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, toán học càng gần gũi với cuộc sống. Toán học có thể dự báo được dịch bệnh, có thể tính toán để đưa ra phác đồ điều trị, có thể phân tích để đưa ra kết quả trong y học. Toán học cũng có thể nghiên cứu sự phát triển của muôn loài trong hệ sinh thái…”, ông Dư cho hay.

"Thi trắc nghiệm như hiện tại là bóp chết môn toán" - Ảnh 2.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nghe các nhà toán học chia sẻ về các đề tài ứng dụng toán học

Để môn toán thực sự phát huy được vẻ đẹp và vai trò của nó, GS-TS Nguyễn Hữu Dư cho rằng người dạy phải có cách truyền đạt hữu hiệu và sát thực tế, tìm tòi các phương pháp thú vị hơn, đưa vào bài học những ví dụ gắn liền với cuộc sống.

GS-TS Lê Văn Thuyết, giảng viên khoa toán Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), cũng đánh giá toán học của Việt Nam hạn chế trong ứng dụng thực tế do chương trình đào tạo, công trình nghiên cứu có tính lý thuyết nhiều. 

Nhưng tiến sĩ Thuyết nhận định gần đây, các đề tài nghiên cứu của trường ĐH cũng đã hướng đến sản phẩm ứng dụng đồng thời các tài trợ cũng hướng đến đề tài có tính ứng dụng nhiều hơn.

“Về phương pháp dạy toán, giáo viên, giảng viên phải cho học sinh, sinh viên thấy toán học có giá trị ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất, thì mới tạo được sự say mê, hứng thú khi học toán”, tiến sĩ Thuyết chia sẻ.

Khi được hỏi liệu việc thi trắc nghiệm môn toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có ảnh hưởng đến cách dạy và học toán hay không, GS-TS Nguyễn Hữu Dư nhận định: “Phải nói là thi trắc nghiệm như hiện tại bóp chết môn toán chứ không còn là ảnh hưởng nữa. Môn toán đào tạo tư duy logic thì bài thi phải có tính suy luận chứ không phải là câu hỏi này thì đáp án là A, B, C hay D. Hình thức thi trắc nghiệm chỉ nên sử dụng ở vòng đầu để loại bớt một lượng thí sinh, sau đó phải sử dụng tiếp hình thức thi khác để lựa chọn”, ông Dư nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Địa phương bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

(NLĐO)- Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, tinh thần kỳ thi lớp 10 từ 2025 sẽ gồm 2 môn văn, toán, môn thứ 3 do các sở lựa chọn ...

Có tình trạng “lạm phát điểm cao” trong thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Trong giai đoạn 2020-2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp liên tục tăng, năm 2024 là năm có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 99,4% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thông tin được ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu ra tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024.Theo đại diện Bộ GD&ĐT, từ năm 2020 kỳ thi tốt nghiệp THPT càng ngày càng được cải...

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT liên tục tăng trong nhiều năm, cao nhất 99,40%

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin về các kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 -2024 cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp liên tục tăng trong nhiều năm qua với con số gần tuyệt đối. ...

Hai học sinh trung học đưa ra bằng chứng mới cho định lý toán học 2.000 năm

Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson, đều 17 tuổi, hai học sinh trung học từ New Orleans (Mỹ), đã làm nên 'lịch sử' khi tìm ra những bằng chứng mới cho định lý Pitago tồn tại hơn 2.000 năm. Ne'Kiya Jackson và Calcea Johnson đều...

Nhà toán học nổi tiếng thế giới rời Mỹ về đại học châu Á giảng dạy

Rời Đại học Stony Brook (Mỹ), nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya quyết định về Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) giảng dạy. Theo Sohu, ngày 11/9, nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya đã có buổi đứng lớp đầu tiên tại Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Bài giảng của ông về hình học Symplectic - nghiên cứu không gian nơi các vật thể như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguy cơ cho trẻ nhỏ

Để có dinh dưỡng đúng, dinh dưỡng đầy đủ với trẻ nhỏ, chúng ta cần phải có được hệ thống tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng, tránh tình trạng, hội nhóm qua mạng rồi thúc đẩy nhau...

Giảng viên ngành sức khỏe tiếp cận nhiều thông tin mới từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế từ nhiều quốc gia như Úc, Đức, Đan Mạch, Nga, Singapore… đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc đánh giá công nghệ y tế tại hội thảo do một...

‘Phó tướng’ của ông Trump định hướng ngoại giao với Nga, Trung Quốc ra sao?

Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa và là người liên danh tranh cử cùng cựu Tổng thống Donald Trump, cho hay Mỹ cần “ngoại giao khôn ngoan” với các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Chia sẻ trên chương trình “Meet the Press” của Đài NBC vào ngày 27.10, Thượng nghị sĩ J.D. Vance cho biết ông coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là...

‘Cha mẹ muốn con cái đọc sách, nhưng phần lớn cha mẹ không đọc’

Cho rằng văn hóa đọc rất quan trọng trong phát triển văn hóa, nhân cách, song theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định), nghịch lý là cha mẹ muốn con đọc sách để giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, nhưng phần lớn cha mẹ không đọc sách. Sáng 1.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Nêu lợi ích của việc đọc sách, đại...

Thúc đẩy các quỹ đầu tư Qatar tham gia những dự án chiến lược tại Việt Nam

Với mong muốn đưa mối quan hệ phát triển ở mức độ cao hơn, hai bên nhất trí đẩy mạnh kết nối kinh doanh và hỗ trợ các nhà đầu tư từ cả hai phía; thúc đẩy các quỹ đầu tư của Qatar đầu tư vào các dự án chiến lược tại Việt Nam, tìm hiểu cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi... Trưa nay 1.11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Đoàn...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng với việc TP.HCM triển khai, thực hiện chuyển đổi số

Ông Tim Paolini, giám đốc dự án khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông Google for Education, khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường ngày 1-11. Tại buổi làm việc,...

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024 Theo đó, điểm...

Sinh viên Việt Nam có cơ hội thực hành tại các khách sạn thuộc tập đoàn quốc tế

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương và Tập đoàn Swiss Belhotel International từ New Zealand với các đối tác trong lĩnh vực...

Chuyển trường cho 174 học sinh lớp 10 bị tuyển sinh ‘chui’

Ngày 1/11, thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, 174 học sinh lớp 10 của Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh khi chưa được phép sẽ được chuyển về Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). ...

Thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa

(ĐCSVN) - Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục đại học (FIHE ) lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. Ngày...

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. ...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc...

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm cải thiện đời sống và giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025. ...

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học...

Mới nhất