Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới: Băn khoăn về cấu...

Thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới: Băn khoăn về cấu trúc đề thi môn Ngữ văn


Để tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT đã công bố cấu trúc, định dạng tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, xung quanh cấu trúc định dạng đề thi môn Ngữ văn vẫn còn không ít băn khoăn.

Bộ GD&ĐT cho biết, năm đầu tiên đổi mới phương án thi, kỳ thi có nhiều điểm mới, trong đó nội dung thi sẽ bám sát chương trình GDPT 2018 mà lứa học sinh lớp 12 năm tới tiếp cận được 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12. Với môn Ngữ văn thi theo chương trình mới, ngữ liệu có thể ra hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Khi đó, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu trên ngữ liệu mới hoàn toàn do đó sẽ chấm dứt tình trạng đồn đoán về đề thi cũng như học sinh sẽ không còn học tủ, học lệch.

9be5cf12aea10dff54b0.jpg -0
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được đổi mới phù hợp với chương trình GDPT 2018. Ảnh minh họa

Và để tạo thuận lợi cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã công bố cấu trúc định dạng tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận. Thay vì có ba phần trong đề thi như năm 2024 trở về trước, đề thi Ngữ văn của kỳ thi từ 2025 sẽ có hai phần trong thời gian 120 phút, có định dạng và cấu trúc gồm: Phần “Đọc hiểu” (4 điểm) với một ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, thuộc một trong ba loại gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; phần viết (6 điểm), trong đó 1 đoạn văn 2 điểm và 1 bài văn 4 điểm.

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận định, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã tạo một áp lực không nhỏ về tính vừa sức của đề, tính khả thi cho việc học sinh hoàn thành các yêu cầu của đề thi. Theo cô Tuyết, nhìn chung đề thi quá sức với phần đông học trò bởi học sinh phải tiếp cận, đọc, hiểu, phân tích, bình giá… ít nhất hai văn bản có thể hoàn toàn mới mẻ. Cùng với đó, với những đề nghiêng về hướng tách rời nội dung nghị luận của phần Viết với văn bản phần Đọc hiểu, mạch tư duy của học sinh bị đứt đoạn, xáo trộn tới ba lần trong 120 làm bài, mất tính kết nối, sự kế thừa. Ngoài ra, dung lượng kiến thức Tiếng Việt và kiến thức văn học cùng hệ thống kĩ năng học sinh phải huy động cho việc thực hiện yêu cầu của đề quá lớn…

Từ thực tế trên, cô Tuyết cho rằng, việc thay đổi công tác kiểm tra đánh giá với sự đổi mới cấu trúc, định dạng và ma trận mới của đề thi là điều tất yếu phải thực hiện để hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh, triệt tiêu nạn dạy và học theo văn mẫu, học tủ, học vẹt… nhưng mọi bước ngoặt đều nên có một lộ trình thích hợp. Và ngay trong cấu trúc, định dạng của đề thi, cũng nên nghĩ tới tính tích hợp, sự kế thừa, tính liền mạch của tư duy, vừa giảm áp lực cho học trò, vừa cũng làm tăng tính khoa học, tạo mối liên hữu cơ giữa các thành tố trong một chỉnh thể đề thi. Do đó, để giảm bớt áp lực cho học trò, để tạo tính liền mạch trong tư duy, tính liên kết của các thành tố trong một chỉnh thể, cô Tuyết đề xuất dù nghị luận xã hội hay nghị luận văn học cũng nên yêu cầu luận về một vấn đề xã hội/văn học đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Cùng với đó, trước khi hiện thực hóa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo cấu trúc, định dạng đề minh họa, Bộ GD&ĐT cần có thực nghiệm và trao đổi rộng rãi với giáo viên của các tỉnh, thành trong cả nước nhằm huy động được tối đa sự đóng góp trí tuệ tập thể của thầy cô.

Mặc dù khẳng định cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn dự kiến cho năm 2025 phù hợp với định hướng đổi mới của chương trình GDPT năm 2018, nhất là quy định sử dụng ngữ liệu ngoài tất cả các bộ sách giáo khoa đang được lưu hành song PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình GDPT năm 2018 cũng cho rằng, cấu trúc đề thi cũng có khả năng gây áp lực đối với học sinh vì các em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khó hơn trước trong một thời gian hạn chế. Và mức độ áp lực này sẽ rất đáng kể trong bối cảnh năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, thời gian học theo chương trình và sách giáo khoa mới chỉ ba năm; kĩ năng đọc, viết của các em chưa thực sự đáp ứng ngay được yêu cầu, nhất là phần tự đọc hiểu và viết bài trên ngữ liệu mới. Ngoài ra, ông Hùng cũng khuyến cáo các địa phương không nên phỏng theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để thiết kế đề thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 một cách máy móc mà phải tuỳ vào điều kiện dạy học thực tế của mỗi địa phương.

Cũng theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, việc sử dụng ngữ liệu mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là điều bắt buộc, có như vậy mới đảm bảo đánh giá đúng kĩ năng đọc, viết của thí sinh; việc tăng thời gian làm bài lên nhiều hơn 120 phút cũng khó khả thi. Do đó, ông Hùng cho rằng, khối lượng công việc mà học sinh cần phải thực hiện để hoàn thành bài thi là điều cần cân nhắc kĩ trong đề minh họa theo hướng giảm nhẹ. Còn trong trường hợp cấu trúc đề thi không thay đổi thì chỉ có phương án đọc hiểu một văn bản (đoạn trích) thuộc loại văn bản văn học, viết một đoạn văn ngắn về văn bản (đoạn trích) ở phần đọc hiểu và viết bài văn nghị luận xã hội là có thể giúp giảm nhẹ việc đọc, viết dựa trên ngữ liệu mới. Ngoài ra, tên các nhóm câu hỏi đọc hiểu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) cũng như cách đặt câu hỏi được nêu làm ví dụ trong đề minh họa cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn


Theo quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT, thay vì phải thi 6 môn như hiện nay, từ năm 2025, học sinh lớp 12 theo chương trình GDPT mới 2018 chỉ phải thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Hai môn thi bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn nằm trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ. Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/thi-tot-nghiep-thpt-theo-chuong-trinh-moi-ban-khoan-ve-cau-truc-de-thi-mon-ngu-van-i740437/

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện 6 nội dung bảo đảm an toàn trường học, hỗ trợ học sinh, giáo viên sau...

NDO - Ngày 10/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3. Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn ở diện rộng, làm thiệt hại nặng nề cho các địa phương. Để nhanh chóng khắc phục hậu quả và sớm ổn định hoạt động dạy và học, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo...

Cuộc gặp xúc động tại nhà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 10-9

Gặp lại phu nhân Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã đeo một sợi chỉ vào tay 'chị Mận', xúc động khi thăm hỏi phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Bà Naly Sisoulith, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, buộc chỉ cổ tay chúc may mắn, bình an tới bà Ngô Thị Mận, phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN Sáng 10-9,...

Cứu trợ người bị nạn là ưu tiên hàng đầu ở Yên Bái

VOV.VN - Đến chiều 10/9, sạt lở đất tại tỉnh Yên Bái đã làm 34 người chết và mất tích, 13 người bị thương. Số nhà dân bị hư hỏng, ngập nước đến nay lên tới hàng chục nghìn hộ và chưa thể thống kê hết được do nước vẫn chưa rút khỏi các đường phố, khu dân cư. Nhiệm vụ ưu tiên lúc này của Yên Bái là cứu trợ người bị nạn, ổn định cuộc sống tạm...

Hỗ trợ Yên Bái và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai

Chiều 10/9, bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cùng Đoàn công tác đã đến thăm, động viên, chia sẻ và trao kinh phí hỗ trợ tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3.   Tại buổi nhận hỗ trợ, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái 1,5 tỷ đồng, 1.200...

Tỷ lệ sinh của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm

Theo dữ liệu do cơ quan thống kê Rosstat công bố, 599.600 trẻ em được sinh ra ở Nga trong nửa đầu năm 2024, ít hơn 16.000 trẻ so với cùng kỳ năm 2023 và là mức thấp nhất kể từ năm 1999. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

117 trường học ở Hà Nội cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn

Sáng sớm 10/9, Trường THCS Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thông báo đến phụ huynh về việc cho học sinh toàn trường nghỉ học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Lý do là do lượng mưa lớn, thành phố bị ngập nhiều tuyến đường khiến rất nhiều giáo viên và học sinh...

Bổ sung kịp thời sách giáo khoa cho địa phương bị thiệt hại do mưa bão

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ GD&ĐT đề nghị...

Công bố điểm chuẩn vào hệ trung cấp CAND năm 2024

*Điểm chuẩn vào hệ trung cấp năm 2024 đối với học sinh THPT và chiến sĩ nghĩa vụ xuất ngũ Trường Cao đẳng ANND I đối với nam, phía Bắc là 22,06 điểm; đối với nữ phía Bắc là 25,27 điểm. Điểm chuẩn đối với nam, phía Nam là 20,73 điểm và nữ, phía Nam là 23,36 điểm. Điểm chuẩn...

Xây dựng tủ sách tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 6/9, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao, tổ chức họp báo thông tin về Kết quả triển khai Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 và Gala tiếng Việt thân thương. Phó Chủ nhiệm Ủy...

Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế 2024

Kết quả cụ thể, em Phạm Công Minh, học sinh lớp 12 và em Hoàng Xuân Bách, học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoạt HCV.  Em Nguyễn Hữu Tuấn, học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thông Chuyên...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão số 3

TPO - Học sinh toàn thành phố Hải Phòng tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.  Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thông...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm

Câu đố về toán học này chắc chắn sẽ đánh gục đa số người chơi, kể cả những người giỏi toán nhất. Câu đố này cho trước các chữ số gồm: 1, 14, 21, 8, 16, 32, 9,17, 13, 6, 40 và yêu cầu bạn tìm ra chữ số được ẩn trong dấu hỏi chấm.Để tìm được câu trả lời không hề đơn giản mà yêu cầu người chơi phải tìm ra được sự logic trong các con...

Gần 208 nghìn học sinh, sinh viên vui mừng đón chào

Do bị ảnh hưởng bão số 3, một số xã ở vùng cao, biên giới trong tỉnh Điện Biên có mưa lúc đầu giờ sáng, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các thầy, cô và chính quyền địa phương, lễ khai giảng chào mừng năm học mới tại các trường trong tỉnh Điện Biên vẫn được tổ chức trang trọng, ấm áp. Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

1.001 câu hỏi ‘khó đỡ’ của phụ huynh người Việt với giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh

Những năm gần đây, việc giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh. Nhưng do khác biệt văn hóa Đông - Tây nên một số giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh ở Việt Nam gặp không ít rắc rối.Đó là gì?Dưới đây là...

Cùng chuyên mục

Hà Giang khắc phục khó khăn bước vào năm học mới

Năm học này, ngành giáo dục tỉnh Hà Giang tiếp tục gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất và tình trạng thiếu giáo viên. Do đó, trước thềm năm học mới, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm công tác giảng dạy, học tập theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. ...

Hơn 1.800 tân sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam bước vào năm học mới

Ngày 10/9, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Hơn 1.800 tân sinh viên khóa 12 thuộc 11 ngành đào tạo của Học viện chính thức bước vào năm học...

Chính thức mở cổng đăng ký Vietnam AI Contest 2024

Năm nay, bài luận chính của cuộc thi xoay quanh 7 chủ đề bao gồm: bản quyền, y học và sức khỏe, giao thông vận tải, thông tin, ngân hàng và tài chính, âm nhạc, trợ lý trí tuệ nhân tạo. Các thí sinh có thể tự chọn 1 trong 7 chủ đề trên để thử sức. Bên cạnh đó, bài luận phụ về công cụ AI với giáo dục là chủ đề thân thuộc nhưng cũng đặt ra...

Mới nhất

Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trực tiếp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Ảnh: TTXVN Chiều 10.9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn...

Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá bột ngọt

Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt Ban hành bản câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt Ngày 10/9/2024, Cục Phòng vệ...

Kiên Giang phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ngày 10/9, Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ ký kết giao ước thi đua giữa các cơ sở Hội, Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh và Câu...

Mới nhất