Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?


Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: TP.HCM tiên phong thí điểm - Ảnh 1.

Một tiết học khoa học trong chương trình tiếng Anh tích hợp của học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa – Ảnh: NHẬT PHƯƠNG

Đây là địa phương tiên phong trong cả nước thực hiện chủ trương này của Bộ Chính trị.

Lợi thế từ các chương trình tiếng Anh liên tục

Đến Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM), một trong những ngôi trường có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất của hệ thống các trường THPT công lập của TP.HCM, nhiều người sẽ dễ bắt gặp việc học sinh trao đổi với nhau bằng tiếng Anh.

Trong giờ học tiếng Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cho cả học sinh và giáo viên ở hầu hết các lớp học từ lớp thường, lớp tích hợp, lớp chuyên Anh…

Cô Trần Vân Thy, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền – cho biết sau khoảng 20 năm gầy dựng phát triển việc dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ để đọc, viết, giao tiếp và là một công cụ cho học sinh phát triển bản thân, trình độ tiếng Anh của học sinh ở trường hiện nay ở mức tốt.

Tỉ lệ học sinh của trường này có thể giao tiếp tốt tiếng Anh ở các lớp thường (không phải lớp chuyên Anh hay lớp tích hợp) đạt khoảng từ 70 – 80%. Riêng trong những lớp như chuyên Anh, lớp tích hợp thì tỉ lệ học sinh nói tiếng Anh ổn gần như ở mức tuyệt đối.

Trường Nguyễn Thượng Hiền hiện có ba loại hình dạy tiếng Anh gồm tăng cường, tích hợp và học sinh thường. Trong đó, học sinh thường chiếm nhiều nhất tại trường. Ở lớp thường, mỗi tuần học sinh sẽ có 3 tiết tiếng Anh với người Việt Nam (sách giáo khoa), 3 tiết của giáo viên Việt Nam tăng cường và 2 tiết giáo viên người nước ngoài (tăng cường).

Nhận xét về khả năng đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường này, cô Thy cho rằng đối với học sinh, việc nghe, nói, viết tiếng Anh có nhiều lợi thế. Bởi vì học sinh tại TP.HCM hiện nay được học tiếng Anh và trau dồi các kỹ năng nghe, nói nhiều từ bậc tiểu học, THCS nên “đầu vào” tiếng Anh của học sinh ở trường ở mức tốt.

“Từ thực tế dạy học và tiếp nhận học sinh nhiều năm qua, tôi thấy các em học sinh được học tiếng Anh bài bản ở lớp dưới. Các em được học nhiều chương trình như tiếng Anh tích hợp (từ lớp 1), tiếng Anh tăng cường (từ lớp 1), tiếng Anh tự chọn (từ lớp 1)… và tiếp tục học lên như vậy ở cấp THCS.

Bên cạnh đó, các hoạt động dạy học tiếng Anh trong các trường tiểu học, THCS rất đa dạng nên khả năng tiếng Anh của học sinh TP.HCM khi lên THPT đã tốt ở những trường tốp trên. Điều này được cụ thể hóa bằng kết quả dẫn đầu nhiều năm liên tục của điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT, cũng như kết quả thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh TP”, cô Thy nhận xét.

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo, ở bậc tiểu học, TP.HCM thực hiện nhiều chương trình tiếng Anh có chuẩn đầu ra bên cạnh chương trình tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là chương trình tiếng Anh tự chọn, chương trình tiếng Anh tăng cường theo quyết định số 2769 của UBND TP.HCM, chương trình tích hợp theo quyết định 5695.

“Việc thực hiện đa dạng các chương trình tiếng Anh trong nhà trường không những giúp học sinh trong các môn tiếng Anh, mà còn giúp nhà trường quen với công tác quản lý nhiều chương trình cùng song song thực hiện; giúp giáo viên và học sinh năng động trong giao tiếp, tạo tiền đề tốt khi thực hiện việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong dạy học” – một cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo nhận xét.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: TP.HCM tiên phong thí điểm - Ảnh 2.

Học sinh học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Những rào cản

Nhưng phía ngược lại, giáo viên người Việt muốn dùng ngôn ngữ tiếng Anh để dạy các môn học thì cần có lộ trình, chưa thể làm ngay được theo mô hình lý tưởng là dùng tiếng Anh dạy tất cả các môn học, ngay cả như nơi học sinh nói tiếng Anh tốt như tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.

Bởi vì, theo lãnh đạo trường này, những rào cản của việc dùng tiếng Anh dạy học sẽ đến từ phía các giáo viên. Giáo viên hiện có bằng cấp tiếng Anh nhưng do lâu ngày không dùng để nói, viết nên họ không thể giao tiếp tự nhiên và sẽ khó khăn khi họ đứng lớp để dạy học.

Mặt khác, giáo viên bộ môn không được đào tạo chuyên ngành trong môi trường tiếng Anh, nên việc dạy học các môn học theo thuật ngữ tiếng Anh sẽ không dễ dàng thực hiện một sớm một chiều mà cần có lộ trình.

Cô Nguyễn Thị Kim Duyên – tổ trưởng tổ tiếng Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, nơi năm học 2023-2024 có đến 4 thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh dẫn đầu cả nước – cho rằng việc đưa tiếng Anh vào nhà trường gặp rất nhiều thách thức.

“Học sinh các lớp trong một trường ngay cả trường chuyên vẫn không đồng đều về trình độ tiếng Anh. Chưa kể giáo viên bộ môn đa phần đều không thể giao tiếp bằng tiếng Anh và trình độ tiếng Anh không đồng đều… Đó là những thách thức lớn cần giải quyết khi muốn đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường”, cô Duyên nhận xét.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: TP.HCM tiên phong thí điểm - Ảnh 3.

Giáo viên bản ngữ trao đổi với học sinh trong một tiết học bằng tiếng Anh của một trường ở TP.HCM – Ảnh: N.P.

Đủ cơ sở pháp lý

Bộ Chính trị mới đây đã công bố kết luận thực hiện nghị quyết 29, trong đó yêu cầu ngành giáo dục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Tiếp đó, trong một hội nghị hồi cuối tháng 8-2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng – đã khẳng định Việt Nam đã có căn cứ pháp lý (kết luận thực hiện nghị quyết 29 của Bộ Chính trị) để thực hiện từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

Cũng tại hội nghị này, ông Thưởng đã chỉ đạo TP.HCM sớm làm đề án trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thí điểm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường công lập, theo hướng chọn lọc một số trường thực hiện trước.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng để thúc đẩy việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường chính là mong muốn của phụ huynh, nhu cầu của học sinh và khả năng của học sinh về môn học này.

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, toàn TP hiện có gần 800 trung tâm ngoại ngữ, tin học đang hoạt động (trong đó có khoảng 100 cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng số khóa học được triển khai là hơn 23.000 khóa với khoảng 182.000 học viên tham gia. Trong đó, số học viên dưới 18 tuổi khoảng 156.000 người, chiếm tỉ lệ hơn 85% số người học.

Số liệu đó cũng phản ánh đúng thực tế nhu cầu học tiếng Anh của học sinh tại TP.HCM, đặc biệt là giao tiếp, khi rất nhiều phụ huynh ngoài cho con học tiếng Anh theo các chương trình ở trường đều cho con theo học ở các trung tâm.

“Lớp tôi chủ nhiệm là lớp theo chương trình tiếng Anh tăng cường, nhưng khi tôi hỏi phụ huynh thì có khoảng 80% học sinh đều đi học các khóa học tiếng Anh ở trung tâm hàng tuần, mỗi tuần mấy buổi”, một giáo viên tiểu học tại quận 10 chia sẻ.

Theo cô Đỗ Ngọc Chi, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM), cho con học tiếng Anh là nhu cầu cao của phụ huynh hiện nay, vì họ mong muốn con em có cơ hội phát triển và thích ứng với xã hội ngày càng toàn cầu hóa.

Mặt khác chương trình phổ thông 2018 bắt buộc dạy tiếng Anh từ lớp 3, vì vậy ở một số trường TP.HCM tỉ lệ phụ huynh ủng hộ việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong dạy học sẽ rất cao.

“Riêng tại trường chúng tôi, số học sinh tham gia các chương trình liên quan việc sử dụng tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao tại trường và các em dù còn ở bậc tiểu học nhưng tỉ lệ giao tiếp tốt bằng tiếng Anh khá nhiều”, cô Chi nói.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: TP.HCM tiên phong thí điểm - Ảnh 4.

Top 10 địa phương có điểm thi trung bình môn ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cao nhất nước – Đồ họa: N.KH.

Lợi thế từ đội ngũ giáo viên

Theo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn nhất của việc TP.HCM đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong dạy học là đội ngũ giáo viên tiếng Anh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Nhiều giáo viên đã có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo quốc tế, được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại. Hơn nữa, thành phố còn thu hút được nguồn nhân lực giáo viên nước ngoài đông đảo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học.

Ông Bình nhận định TP.HCM đã có nguồn lực tại chỗ để triển khai chương trình theo lộ trình và có thể dùng nguồn lực này để hỗ trợ các giáo viên môn học khác trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh và đẩy nhanh quá trình tiếp cận tiếng Anh vào dạy học.

* Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM:

Sẽ xây dựng bộ tiêu chí

* Thưa ông, TP.HCM đã chuẩn bị như thế nào cho việc thực hiện chủ trương trường học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?

– Hiện nay, trong các cuộc họp tôi đã giao cho các phòng chuyên môn xây dựng dự thảo tiêu chí trường học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ số môn học bằng tiếng Anh là bao nhiêu môn học? Giờ học sinh nói tiếng Anh trong nhà trường như thế nào thì trường học đạt tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường?…

Trước hết, sở mong muốn tăng giờ dạy các môn học bằng tiếng Anh. Ví dụ hiện nay TP.HCM có rất nhiều trường học giảng dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh, một số trường đang giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh theo đề án 5695 (tích hợp chương trình Anh vào Việt Nam với thời lượng 8 tiết/tuần).

Các em học sinh ở chương trình này có thể sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ và phương tiện trong giao tiếp. Các em giao tiếp bằng tiếng Anh tự tin và khi học hết phổ thông, các em có đủ năng lực tiếng Anh để theo học các chương trình đại học dạy bằng tiếng Anh theo liên kết quốc tế, các trường quốc tế đào tạo bằng tiếng Anh tại TP.HCM hoặc du học tại các nước nói tiếng Anh.

Sở sẽ xây dựng bộ tiêu chí để công nhận trường học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Trong đó sẽ bao gồm các tiêu chí về việc giảng dạy, sinh hoạt, sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp…

* Dự kiến khi nào thì sở hoàn thành dự thảo bộ tiêu chí?

– Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang xúc tiến tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để đưa ra bộ tiêu chí trường học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai từ bậc học mầm non.

Bộ tiêu chí này khi được hình thành sẽ trình UBND TP.HCM ban hành. Dự kiến bộ tiêu chí này sẽ thực hiện xong trong năm học 2024-2025 và bắt đầu thực hiện từ năm học 2025-2026.

* Thuận lợi của TP.HCM trong việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường ra sao?

– Thuận lợi nhất là người dân rất ủng hộ cho việc dạy học bằng tiếng Anh. Hiện nay có đến 99% học sinh lớp 1 tại TP.HCM được học tiếng Anh. TP.HCM đã thực hiện điều này từ khi chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới yêu cầu dạy tiếng Anh từ lớp 6 trở lên.

Còn hiện nay, chương trình phổ thông 2018 dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 3 thì TP.HCM đã phủ khắp từ lớp 1 với nhiều chương trình tiếng Anh được đánh giá có chuẩn đầu ra tốt.



Nguồn: https://tuoitre.vn/thi-diem-dung-tieng-anh-day-hoc-tp-hcm-chuan-bi-ra-sao-20240915222528129.htm

Cùng chủ đề

90 từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua

Nhân kỷ niệm 90 năm thành lập, British Council (Hội đồng Anh) công bố danh sách 90 từ tiếng Anh có sức ảnh hưởng trên toàn cầu thời gian qua. Các từ tiếng Anh này được chuyên gia từ nguyên học - Susie Dent khám phá và thảo luận, biên soạn bởi tiến sĩ Barbara McGillivray, chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học tính toán và nhân văn kỹ thuật số.Danh sách 90 từ được chọn thông...

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge. Nguyễn Minh Đăng hiện là học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Nhật Bản. Nam sinh bắt đầu theo học tại ngôi trường này...

Lý do TPHCM kiên định muốn giữ môn tiếng Anh trong kỳ thi lớp 10

(Dân trí) - Đứng đầu ngành giáo dục TPHCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM thể hiện kiên định muốn giữ môn thi tiếng Anh trong kỳ thi lớp 10 của thành phố. Nội dung này được ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nêu tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 20 của HĐND thành phố, chiều 9/12.Năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo...

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường: Phải có sự đồng thuận, tự nguyện

Khi giảng dạy toán, khoa học, công nghệ trong trường bằng tiếng Anh, Malaysia đã gặp thất bại ở lần 1. Họ đã làm gì để thành công ở lần 2? TS Ali Ahamd có hơn 35 năm kinh nghiệm giảng dạy nhiều môn...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lập “cú đúp” giải nhất tài năng Anh ngữ

NDO - Từ hơn 40 nghìn thí sinh đăng ký tranh tài, Ban tổ chức Cuộc thi "Tài năng Anh ngữ dành cho học sinh, sinh viên Thủ đô" lần thứ 8, năm 2024 đã tìm ra 50 gương mặt tiêu biểu để triển khai vòng chung kết, chia đều cho 2 bảng đấu trung học phổ thông và đại học-cao đẳng-học viện. Chiều tối 7/12, tại Hà Nội, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!