Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bằng chứng khoa học chỉ ra cách phòng tránh ung thư phổi, ruột và vú; Vắt chanh vào thực phẩm có thể có lợi cho người bệnh tiểu đường; Nhịn ăn có giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân?…
Thức uống giúp xoa dịu cơn đau họng hiệu quả
Dù không có tác dụng trực tiếp chữa bệnh, nhưng một số thức uống sau đây có thể giúp bạn giảm hiệu quả cảm giác khó chịu khi bị đau họng và tăng cường hệ miễn dịch.
Chuyên gia dinh dưỡng Amy Gorin (đang làm việc tại Mỹ) cho biết người đang bị đau họng nên ưu tiên uống nước ấm, vì nó có tác dụng làm dịu, cũng như giảm được cơn đau rát khó chịu ở cổ.
Nữ chuyên gia cũng gợi ý một vài loại đồ uống ấm giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn khi đang bệnh.
Chanh và mật ong. Trong nước chanh ấm có chứa một lượng vitamin C, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn nhanh chóng vượt qua cảm lạnh.
Thêm mật ong vào nước chanh cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị đau họng và ho. Một nghiên cứu công bố hồi năm 2017 cũng cho thấy mật ong có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục do đau họng nhờ đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của nó.
Trà hoa cúc. Không chỉ có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, trà hoa cúc còn giúp giảm viêm họng hiệu quả. Nó cũng giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch và giúp chúng ta khỏi bệnh nhanh hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.6.
Vắt chanh vào thực phẩm có thể có lợi cho người bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm là tốc độ chất đường bột (carb) trong thực phẩm được phân hủy thành glucose và được hấp thụ vào máu.
Thực phẩm có chỉ số GI cao được tiêu hóa rất nhanh và khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, thực phẩm có chỉ số GI càng thấp càng tốt, vì hàm lượng carb sẽ được phá vỡ chậm hơn, cho phép lượng đường trong máu tăng từ từ. Từ lý do đó, các chuyên gia chia sẻ và giải thích về mẹo giúp giảm chỉ số GI của một số loại thực phẩm giàu tinh bột về mức “rất tốt”.
Cô Garima Goyal, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Ấn Độ, cho biết chỉ số GI của một loại thực phẩm càng cao, thì lượng đường trong máu càng tăng đột biến.
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Ushakiran Sisodia, nhà nghiên cứu, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Nanavati Max Super Specialty (Ấn Độ), cho biết thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn, khiến lượng đường trong máu tăng chậm và ít hơn.
Chuyên gia sức khỏe, huấn luyện viên trưởng Basu Shanker của Royal Challengers Bangalore (Ấn Độ), cho biết: Vắt chanh tươi vào thức ăn giàu tinh bột có thể giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát mức insulin đột biến. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 19.6.
Bằng chứng khoa học chỉ ra cách phòng tránh ung thư phổi, ruột và vú
Nghiên cứu mới được công bố hôm 13.6 trên tạp chí quốc tế về ung thư, đã xác nhận một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa những loại ung thư phổ biến nhất.
“Phát hiện này rất thú vị vì cung cấp thêm bằng chứng về những cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ruột và phổi”, đồng tác giả, tiến sĩ Fiona Malcomson, nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Anh), cho biết.
Khoảng 40% trường hợp ung thư có liên quan đến các thói quen sống như không hoạt động thể chất, hút thuốc lá, béo phì, chế độ ăn uống kém và uống nhiều rượu.
Nghiên cứu mới của Đại học Newcastle đã chứng thực rằng từ bỏ những thói quen này có thể giảm nguy cơ mắc ung thư. Đặc biệt, cắt giảm rượu, thịt đỏ và thực phẩm chế biến có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột, vú và phổi.
Các chuyên gia tại Đại học Newcastle đã xem xét bằng chứng về tác dụng của việc tuân theo các “Khuyến nghị phòng chống ung thư” của Quỹ Nghiên cứu ung thư thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ (AICR) đối với nguy cơ mắc ung thư. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!