Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng...

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ


Bộ GD&ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, Bộ có thêm những điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ.

Bộ GD&ĐT dự kiến 'siết' tuyển sinh đại học bằng học bạ
Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ. (Ảnh: Thanh Hùng)

Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng GD&ĐT.

Thêm điều kiện trong việc xét tuyển bằng học bạ

Cụ thể, theo dự thảo, Điều 6 được dự kiến sửa đổi, bổ sung như sau: Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác):

– Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm;

– Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm;

– Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.

Cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

Dự thảo cũng bãi bỏ khoản 2 và sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Thông tư 08. Cụ thể, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo:

– Kết quả học tập trong cả 3 cấp THPT xếp mức Tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8 trở lên, trừ các trường hợp dưới đây.

– Kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Siết chỉ tiêu xét tuyển sớm

Dự thảo thông tư cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Thông tư 08. Theo dự thảo, cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

Cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, công bố công khai danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển; số lượng thí sinh được thông báo trúng tuyển không vượt chỉ tiêu xét tuyển sớm đã công bố của mỗi ngành, nhóm ngành đào tạo; không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung theo bất cứ hình thức nào.

Dự thảo cũng bổ sung thêm trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong công tác xét tuyển. Cụ thể, cơ sở đào tạo phải cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo mà không đủ điều kiện; chịu trách nhiệm và chủ động giải quyết việc thí sinh được chuyển đến hoặc chuyển đi do sai sót trong tuyển sinh.

Bộ GD&ĐT cho hay, dự thảo đang trong quá trình xây dựng, xin ý kiến góp ý để hoàn thiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT dự kiến siết chặt xét học bạ, nâng ngưỡng đầu vào đào tạo giáo viên

Dự kiến từ năm 2025, cơ sở giáo dục đại học xét học bạ phải xét kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh; công khai danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm, tuyển không quá 20%. Ngày 22-11,...

TP.HCM thử nghiệm đưa AI vào giáo dục

Một trong hai giải pháp là phát hiện lỗ hổng kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó AI sẽ đề xuất những nội dung học sinh cần bồi dưỡng. "Hiện nay, chúng tôi đang trong giai đoạn thu thập và tích hợp...

Bộ GD-ĐT dự kiến ‘siết’ tuyển sinh đại học bằng học bạ

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, Bộ có thêm những điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ. Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng...

Trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế người thầy

(NLĐO)- Việc tích hợp AI vào giáo dục đặt ra những vấn đề quan trọng về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và đạo đức sử dụng công nghệ. ...

Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh ngày một bền chặt hơn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Dù tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ thực hiện đợt trục xuất lớn nhất lịch sử Mỹ vẫn chưa trở thành hiện thực, nhưng "bóng ma" về những thay đổi dưới thời của ông đã bủa vây khắp nước Mỹ.

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh tiếng tại Ấn Độ trong những ngày vừa qua.

Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ...

Mỹ trừng phạt hàng chục ngân hàng Nga, Israel sắp tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, Ba Lan báo động nguy cơ xung đột toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau vụ Nga thử tên lửa siêu thanh, Bình Nhưỡng cảnh báo chiến tranh hạt nhân… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cần sớm chủ động phòng ngừa, ứng phó.

Trừng phạt Nga hay cuộc “chiến tranh kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trong cuốn sách mới xuất bản phản ánh chi tiết "cuộc chiến kinh tế" của phương Tây nhằm chống lại Nga, nhà báo kinh tế quyền lực của hãng Bloomberg Stephanie Baker đã viết, "tôi tin nó cũng khốc liệt không thua kém cuộc xung đột quân sự đang diễn ra trên thực địa".

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Ấn Độ mong muốn hợp tác với các trường đào tạo y khoa Việt Nam

Ngày 22-11, Trường đại học Y Dược Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 dành cho sinh viên nước ngoài. Năm học này có 100 sinh viên đến từ Ấn Độ theo học ngành y khoa tại trường. Tham dự...

Chưa tốt nghiệp đại học đã được tuyển dụng

Sau 6 tháng tham gia chương trình thực tập sinh tài năng ở Viettel, 101 sinh viên đã được tập đoàn này tuyển dụng, dù nhiều em chưa tốt nghiệp đại học. ...

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

DNVN - Tập đoàn FPT vừa công bố kế hoạch mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản. Với mục tiêu quốc tế hóa trải nghiệm học tập, văn phòng là nơi kết nối sinh viên Việt Nam, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á, tạo cơ hội nâng cao chất...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

(ĐCSVN) - Ngày 22/11, tại Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba, 10 giải Khuyến khích; ngoài ra còn có 4 giải phụ và 2 giải Nhân vật tiêu biểu. Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó...

Hơn 40% ý tưởng của Viettel Digital Talent được triển khai và ứng dụng vào thực tế

Ngày 22-11, tại trụ sở Tập đoàn Viettel đã diễn ra lễ bế giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent 2024, tổng kết chặng đường 6 tháng đào tạo và thực tập tại các đơn vị, cơ quan với chủ đề “Bung ý tưởng - bừng tương lai”. ...

Mới nhất

Ấn Độ mong muốn hợp tác với các trường đào tạo y khoa Việt Nam

Ngày 22-11, Trường đại học Y Dược Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 dành cho sinh viên nước ngoài. Năm học này có 100 sinh viên đến từ Ấn Độ theo học ngành y khoa tại trường. ...

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8

Tại cuộc họp, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 được làm rõ, đồng thời điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. ...

Dự kiến nhiều ưu đãi riêng đối với giáo viên mầm non

Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới liên quan về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra thêm nhiều đề xuất ưu đãi về lương, phụ cấp với giáo viên mầm non. Ảnh: Anh Thư Dự kiến mới về chính sách tiền lương Ngày 20.11 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận...

Hiện thực hóa các mục tiêu Đảng, Nhà nước đặt ra là nhiệm vụ của thế hệ trẻ

NDO - Sáng 22/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các nhà khoa học trẻ được nhận Giải thưởng Khuê Văn Các năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên Giải thưởng được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, với đối tượng là...

Mới nhất