Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThêm một tiếng chuông cảnh tỉnh

Thêm một tiếng chuông cảnh tỉnh



Gần đây có hiện tượng ngày càng nhiều thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội để tự chẩn đoán sức khỏe tâm thần, kể cả chứng tự kỷ.

Không ít thanh thiếu niên phương Tây sử dụng mạng xã hội để tự chẩn đoán sức khỏe tâm thần. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)
Không ít thanh thiếu niên phương Tây sử dụng mạng xã hội để tự chẩn đoán sức khỏe tâm thần. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)

Không giống đa số thanh thiếu niên lướt TikTok và Instagram để giải trí, cô con gái 14 tuổi của bà Erin Coleman (Mỹ) sử dụng các mạng xã hội để tìm kiếm các video về chẩn đoán sức khỏe tâm thần.

Dựa vào thông tin trên mạng xã hội, cô bé tin chắc rằng cô mắc các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, tự kỷ, hội chứng sợ bẩn, sợ vi trùng và chứng sợ ra khỏi nhà. Bà Coleman cho biết: “Mỗi tuần, con gái tôi lại tự đưa ra một chẩn đoán khác. Thấy ai bị làm sao nó nghĩ mình cũng bị như vậy”.

Sau khi trải qua các cuộc kiểm tra về sức khỏe tâm thần và tình trạng y tế, bác sĩ kết luận con gái bà Coleman ở tình trạng lo lắng nghiêm trọng.

Khủng hoảng sức khỏe tâm thần

Các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm TikTok và Instagram, bị giám sát chặt chẽ trong những năm gần đây vì có khả năng dẫn dắt người dùng trẻ tuổi đến những nội dung có hại và làm trầm trọng thêm khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên.

Theo đó, ngày càng nhiều thanh thiếu niên sử dụng các nền tảng xã hội như Instagram và TikTok để tìm tài liệu cũng như hỗ trợ cho sức khỏe tâm thần của các em, đồng thời tự giải quyết theo cách mà các em cho là phù hợp với mình.

Sử dụng Internet để tự chẩn đoán bệnh không phải điều gì mới mẻ. Với lượng thông tin lớn, có sẵn trên môi trường mạng, các em có được thông tin về sức khỏe tâm thần mà mình cần và bớt cảm thấy cô đơn.

Tuy nhiên, việc tự chẩn đoán và chẩn đoán sai làm trầm trọng thêm vấn đề. Rủi ro hơn, các em có thể tự sử dụng thuốc cho tình trạng bệnh mà mình không mắc phải. Càng tìm kiếm các nội dung này, các thuật toán của mạng xã hội càng hiển thị nhiều video và bài đăng tương tự.

Tiến sĩ Larry D. Mitnaul, một bác sĩ tâm thần cho lứa tuổi thanh thiếu niên ở Wichita, Kansas cho biết, cách tự chẩn đoán phổ biến nhất mà ông gặp phải ở thanh thiếu niên là ADHD, rối loạn tự kỷ, rối loạn nhận dạng phân ly và rối loạn đa nhân cách, đặc biệt kể từ năm 2021. “Hậu quả là việc điều trị và can thiệp khá phức tạp”, việc này đặt các bậc cha mẹ vào tình thế khó khăn vì tìm kiếm sự giúp đỡ không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Một phụ huynh khác, bà Julie Harper (Mỹ) cho biết, con gái bà vốn hướng ngoại và thân thiện nhưng điều đó đã thay đổi từ đợt phong tỏa do Covid-19 vào năm 2020, khi cô bé 16 tuổi và bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Dù sau đó tình trạng có cải thiện khi dùng thuốc, nhưng tâm trạng thất thường của cô bé ngày càng tăng và các triệu chứng mới xuất hiện sau khi cô bắt đầu dành nhiều thời gian xem TikTok.

Các chuyên gia cho biết nhiều người dùng mạng xã hội đăng bài về chứng rối loạn tâm thần thường được thanh thiếu niên coi là “nguồn đáng tin cậy”, vì những người dùng đó cũng mắc chứng rối loạn được thảo luận trong video, hoặc vì họ tự nhận mình là chuyên gia về chủ đề này.

Lời kêu gọi hành động

Hồi tháng Năm, Tổng hội bác sĩ phẫu thuật Mỹ đã đưa ra lưu ý về việc sử dụng mạng xã hội có “nguy cơ gây hại sâu sắc” cho trẻ em và kêu gọi tăng cường nghiên cứu về tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên, cũng như kêu gọi hành động từ các nhà hoạch định chính sách và các mạng truyền thông xã hội. Theo bà Alexandra Hamlet, nhà tâm lý học ở thành phố New York, các công ty chủ quản mạng xã hội nên điều chỉnh thuật toán để phát hiện người dùng xem quá nhiều nội dung về một chủ đề cụ thể. Bà nói: “Họ cần có thông báo nhắc nhở người dùng tạm dừng và suy nghĩ về thói quen sử dụng mạng của mình”.

Trong một tuyên bố, bà Liza Crenshaw, người phát ngôn của Meta, công ty mẹ của Instagram, cho biết “Công ty không có các biện pháp bảo vệ cụ thể ngoài Tiêu chuẩn cộng đồng. Tiêu chuẩn này cấm quảng bá, khuyến khích hoặc tôn vinh những thứ như ăn uống kiêng khem hoặc tự làm hại bản thân”. Meta đã tạo ra một số chương trình như chương trình Well-being Creator Collective, để hướng dẫn những người sáng tạo nội dung thiết kế các nội dung tích cực, truyền cảm hứng và hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần cho thanh thiếu niên. Instagram giới thiệu một số công cụ để hạn chế lướt mạng vào đêm khuya, đưa thanh thiếu niên chuyển qua chủ đề khác nếu đã xem một nội dung quá lâu.

Nâng cao kiểm soát

Các mạng xã hội hiện nay đều có công cụ để đo tác hại của việc sử dụng quá đà, nhất là đối với giới trẻ nhưng lại có ít các biện pháp để hạn chế. Dù vậy, một số nền tảng, ứng dụng cũng đã bắt đầu đưa ra biện pháp khắc phục.

Chẳng hạn như, Snapchat, một trong những nền tảng giao tiếp và là mạng xã hội rất được giới trẻ phương Tây ưa chuộng, đã chính thức phải đưa vào sử dụng tính năng “Family center” (Trung tâm gia đình), trong đó cho phép các phụ huynh được kiểm soát một phần việc sử dụng mạng xã hội của con cái. Thông qua tính năng này, các bậc cha mẹ biết được tần suất đăng nhập mạng xã hội, những đối tượng giao tiếp của con mình trên mạng xã hội dù không được phép xem nội dung các giao tiếp.

Theo cảnh báo hôm 23/5 của bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ Vivek Murthy, các mạng xã hội phải đưa vào sử dụng các tính năng tương tự bởi lẽ việc bảo vệ trẻ vị thành niên là một trong những ưu tiên lớn nhất của các cơ quan quản lý mạng xã hội tại các nước phương Tây, đặc biệt tại châu Âu.

Theo đó, xu hướng phát triển mạng xã hội là tất yếu và cần điều chỉnh để chúng phát triển minh bạch, kiểm soát được, chứ không nên kìm hãm. Trong bối cảnh các hãng công nghệ lớn như Google, Facebook và TikTok… ngày càng gây ảnh hưởng song lại ít bị ràng buộc trách nhiệm với cộng đồng thì vai trò thắt chặt kiểm soát của các chính phủ là cần thiết. Ngoài trách nhiệm của các công ty công nghệ, yếu tố quan trọng khác để bảo đảm môi trường mạng xã hội lành mạnh là nâng cao ý thức của mỗi người tham gia mạng xã hội và củng cố vai trò rất quan trọng của giáo dục.





Nguồn

Cùng chủ đề

Những biểu hiện tưởng chừng bình thường nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý

Ngủ ly bì, dễ dàng cáu gắt với người thân, vui vẻ vào ban ngày nhưng ủ dột vào chiều tối... có thể là những dấu hiệu tâm lý bất thường, không nên xem nhẹ. ...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

4 dấu hiệu bất ổn cảnh báo ruột đang có vấn đề

Khi lợi khuẩn trong ruột giảm thì vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh. Vì sức khỏe đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất nên cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, nổi mụn...

Đắp chăn kiểu này, có thể mang đến điều kỳ diệu cho giấc ngủ của bạn

Ngủ ngon giấc là một trong những điều tiên quyết để có sức khỏe tốt và sống thọ. Tuy nhiên, rất nhiều người đang phải vật lộn để có giấc ngủ chất lượng. ...

Luôn nghĩ mình tài giỏi, đi khám mới biết bị bệnh tâm thần

Gần đây, cô gái 19 tuổi (Hà Nội) ngủ ít, sụt cân, luôn ảo tưởng mình tài giỏi siêu phàm, nảy ra nhiều ý tưởng kinh doanh buôn bán không thực tế, thậm chí dự định mở công ty buôn bán xuyên quốc gia. Thời gian trước, cô gái này thường biểu hiện khác lạ, như vui vẻ quá mức, nhiều năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi, hay cười nói, bắt chuyện với nhiều người. Cô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Chile

Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường, tại thủ đô Santiago De Chile, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Hùng và Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Nghệ thuật và Di sản Chile Carolina Arredondo Marzan đã ký kết Chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam-Chile giai đoạn 2024-2026.

USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia ‘Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình’

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 4962/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia "Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng bác sĩ “dởm” hành nghề

(ĐCSVN) - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Quốc hội nêu thực tế, thời gian qua, các cơ sở y tế hành nghề tư nhân, phòng khám, phòng mạch bác sĩ có yếu tố nước ngoài,.. treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ “dởm” không có bằng cấp hành nghề. Tiếp tục chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Áp dụng quy tắc ABCDE để nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư tế bào hắc tố

NDO - Tổn thương ung thư hắc tố của da nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì cho kết quả tốt, giảm tỷ lệ di căn xa và tỷ lệ sống 5 năm rất cao. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp Ung thư tế bào...

Người phụ nữ bị bỏng nặng khi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, người phụ nữ T.T.T. (54 tuổi, ngụ tại Long An) đã gặp phải sự cố khi bị cồn nóng đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng...

Thêm nhiều thay đổi về phương pháp định giá, giá dịch vụ khám chữa bệnh

Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Giá, khoản 5 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngày 17/10/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB làm cơ sở pháp lý để triển khai việc xác định giá dịch vụ KCB theo danh mục dịch vụ kỹ thuật KCB do Bộ Y tế...

Mối quan hệ đặc biệt giữa giấc ngủ và tuổi thọ

Giấc ngủ và tuổi thọ Theo đó, có một mối liên hệ rõ ràng giữa chất lượng giấc ngủ và tuổi thọ. Việc ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi đêm có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, và rất ít người có thể duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi thiếu ngủ trong thời gian dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc duy trì giấc ngủ đủ tám tiếng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, sự...

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt?

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?Báo Thanh Niên dẫn lời TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, cho biết, hầu hết chúng ta đều biết rằng uống nước dừa đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng chúng ta nên tìm hiểu thêm về việc sử dụng nước dừa đúng cách, để đảm bảo cải thiện sức khỏe thật tốt.Bác sĩ Sơn khuyến cáo rằng...

Mới nhất

450 hải lý và những cảm xúc khó tả trong chuyến hải trình hướng về Tây Nam

Những cảm xúc về người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc như ùa về sau buổi lễ dâng hương của đoàn đại biểu TP.HCM tại tượng đài Nắm Đấm (Phú Quốc), trong chuyến hải trình hướng về Tây Nam. ...

Trao giải ‘Người thầy kính yêu’ lần 3: Gieo tri thức cho đời thêm xanh

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi 'Người thầy kính yêu' lần 3. Ban...

Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hoạt động tri ân tại tỉnh Cao Bằng

(Bqp.vn) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 12/11, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đến dâng hương,...

Cửa hàng bị mất trộm, chủ soi camera an ninh rồi ngỡ ngàng với danh tính thủ phạm

Camera an ninh đã ghi lại rất rõ chân dung của thủ phạm và khiến cho chủ cửa hàng vô cùng bối rối. ...

Tràng Phục Linh PLUS đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia”

(Dân trí) - Tràng Phục Linh PLUS, sản phẩm của Dược phẩm Thái Minh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt, đạt giải thưởng "Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024". Giải thưởng vinh danh những thương hiệu Việt có chất lượng vượt trội, uy tín...

Mới nhất