Trang chủNewsNhân quyềnThêm một "lần đầu tiên" với Tổng thống quần đảo Marshall

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine nhận Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024. (Nguồn: EWC)
Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine (giữa) nhận Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng năm 2024. (Nguồn: EWC)

Là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc đảo Thái Bình Dương độc lập trong thời hiện đại, bà Hilda Heine đã trở thành biểu tượng của bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trên khắp Thái Bình Dương. Ngoài ra, bà gặt hái thành công đáng kể với tư cách là nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục và có những đóng góp quan trọng cho hoạt động ủng hộ biến đổi khí hậu.

“Được ghi tên vào danh sách người nhận giải thưởng này thực sự là một vinh dự bất ngờ”, Tổng thống Hilda Heine phát biểu khi nhận giải “thay mặt cho những người đi trước tôi”.

Bà nói thêm: “Nếu có điều gì mà sự nghiệp của tôi đã dạy cho tôi, đó chính là tác động tích cực chỉ có thể tạo ra thông qua việc xây dựng cộng đồng và xây dựng những cầu nối”.

Trích dẫn câu nói phương Tây “Ai cũng cần hỗ trợ và giúp đỡ” (No person is an island), nữ Tổng thống khẳng định: “Đó là một khái niệm mà nền văn hóa đảo của chúng tôi đã biết trong hàng thiên niên kỷ và bố mẹ cũng từng dạy tôi: Chúng ta chỉ mạnh mẽ khi có cộng đồng và các mối quan hệ họ hàng”.

Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 9/10 đã bầu quần đảo Marshall, cùng với 17 quốc gia trở thành thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm kỳ kéo dài 3 năm, kể từ ngày 1/1/2025.

Theo Benar News, hiện không có đại diện của quốc đảo Thái Bình Dương trong cơ quan nhân quyền cao nhất của Liên hợp quốc gồm 47 quốc gia thành viên này.

Tại quần đảo Marshall, câu chuyện của Tổng thống Hilda Heine gắn liền với những “lần đầu tiên”, chẳng hạn như người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc đảo Thái Bình Dương độc lập trong thời hiện đại, người đầu tiên từ quần đảo Marshall có bằng tiến sĩ…

Trước khi tham gia chính trường, bà Hilda Heine từng làm giáo viên, cố vấn trường học, Chủ tịch sáng lập của trường Cao đẳng Micronesia…

Sau khi quyết định ra tranh cử như một phương tiện thực hiện cải cách giáo dục, bà được bầu làm Thượng nghị sĩ vào năm 2011 và sau đó, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục. Bà lần đầu tiên giữ chức Tổng thống từ năm 2016-2020 và tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2023.

Bên cạnh việc tập trung vào giáo dục, Tổng thống Hilda Heine thường xuyên phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới về tác động của biến đổi khí hậu, nơi quốc đảo trũng thấp của bà đang ở tuyến đầu. Dưới sự lãnh đạo của bà, quần đảo Marshall đã trở thành quốc gia đầu tiên đệ trình các mục tiêu khí hậu mới, có tính ràng buộc theo Thỏa thuận Paris.

Quần đảo Marshall là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất về khí hậu trên Trái đất. Nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp dự kiến ​​sẽ khiến sự tồn tại của quốc gia đảo san hô thấp này trở nên mong manh.

Tổng thống Marshall Hilda Heine tại khóa học thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc cùng các nhà ngoại giao Quần đảo Marshall, ảnh chụp ngày 24/9/2024. (Nguồn: RMI)
Tổng thống Hilda Heine cùng các nhà ngoại giao quần đảo Marshall tại khóa họp thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 24/9. (Nguồn: RMI)

Năm 1987, bà Hilda Heine đồng sáng lập Women United Together Marshall Islands, một tổ chức ủng hộ việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nạn nhân. Bà cũng là người nêu cao ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống, ngôn ngữ và di sản của người Marshall.

Ngoài ra, nữ nguyên thủ Marshall duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung tâm Đông-Tây ( East-West Center), trong đó có việc tham gia Hội đồng quản trị của Trung tâm từ năm 2021 đến năm 2023.

Được thành lập vào năm 1960, Trung tâm Đông-Tây là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có trụ sở tại Honolulu, Hawaii; đóng vai trò cầu nối giữa các quốc gia và nền văn hóa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ.

Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng do Trung tâm Đông-Tây sáng lập vào năm 2022 nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của sự lãnh đạo và tác động của phụ nữ trong quản trị, ngoại giao và xã hội. Những người chiến thắng được lựa chọn dựa trên những thành tích nổi bật, bao gồm những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp, khả năng lãnh đạo cộng đồng và những đóng góp đáng kể cho sứ mệnh của Trung tâm nhằm cải thiện mối quan hệ và sự hiểu biết giữa người dân châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ.

Những người từng nhận giải thưởng này bao gồm nhà đấu tranh cho quyền công dân của Hawaii Amy Agbayani và Thượng nghị sĩ Mỹ Mazie Hirono.





Nguồn: https://baoquocte.vn/them-mot-lan-dau-tien-voi-tong-thong-quan-dao-marshall-bieu-tuong-cua-binh-dang-gioi-291708.html

Cùng chủ đề

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này. Thị trường Halal toàn cầu, với quy mô ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và dự kiến tăng lên khoảng 10 nghìn tỷ USD vào năm 2028, đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Mới nhất