Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThêm động lực cho nhà giáo

Thêm động lực cho nhà giáo


img

Cô Bùi Thị Vân – Hiệu trưởng Trường Mầm non An Khánh B (Hoài Đức, Hà Nội) và trẻ. Ảnh: TG

Giảm bớt gánh nặng tài chính

Cô Nguyễn Thị Ngân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Nham (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng, đề xuất giáo viên tự túc kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn được truy lĩnh học phí nếu được thực thi sẽ là chính sách đãi ngộ phù hợp thực tế.

Điều này sẽ khuyến khích các thầy, cô vừa làm việc vừa tham gia học bồi dưỡng để nâng chuẩn bằng cấp cho phù hợp với yêu cầu. Mong các ban, ngành chức năng sẽ xem xét, cân nhắc để có phương án hỗ trợ cho giáo viên khi học nâng chuẩn nghề nghiệp.

Cô Ngân dẫn giải, nhiều giáo viên có thu nhập không cao, việc phải chi trả một khoản tiền lớn cho các khóa học nâng chuẩn trình độ rất khó. Vấn đề đi lại cũng ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy và các công việc khác trong gia đình.

Tương tự, cô Bùi Thị Vân – Hiệu trưởng Trường Mầm non An Khánh B (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho hay, đề xuất này phù hợp thực tế. Bởi hiện nay, lương của giáo viên còn thấp so với mặt bằng chung.

“Khi tham gia học nâng trình độ chuẩn, giáo viên được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cũng góp phần giúp giảm bớt áp lực tài chính. Việc không được hỗ trợ về tài chính sẽ khiến nhiều giáo viên có xu hướng tìm kiếm những công việc khác có thu nhập ổn định hơn, gây ra tình trạng thiếu giáo viên ở một số địa phương như thời gian qua”, cô Vân dẫn chứng.

Theo cô Nguyễn Thị Nguyệt – giáo viên tiếng Anh, Trường THCS Chí Minh (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương), cử giáo viên đi học để nâng trình độ chuẩn là điều cần thiết. Vì đa phần yêu cầu trước kia chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp sau mới nâng lên chuẩn đại học nên các thầy cô cần được hỗ trợ học phí.

Cô Nguyệt cho rằng, để giải quyết vấn đề này, phải có giải pháp đồng bộ từ nhiều phía. Trong đó, ngân sách dành cho giáo dục cần tăng lên để đảm bảo đủ kinh phí hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ. Mặt khác, có cơ chế hỗ trợ học phí minh bạch, công bằng và dễ tiếp cận cho tất cả giáo viên.

Bên cạnh đào tạo tập trung, cần phát triển các hình thức đào tạo trực tuyến, tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của giáo viên ở các địa phương khác nhau. Kêu gọi doanh nghiệp đồng hành cùng ngành Giáo dục, hỗ trợ tài chính cho chương trình đào tạo giáo viên.

img

Ảnh minh họa ITN.

Cần sự chung tay

Hơn 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục tỉnh Hà Nam, NGƯT Nguyễn Thị Tươi – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) cho hay, nhiều năm qua, giáo viên trên địa bàn tỉnh tham gia khóa học nâng trình độ chuẩn đều không phải đóng học phí mà do cấp trên chi trả. Đây là thuận lợi lớn để các thầy cô yên tâm công tác và tập trung làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Nếu phải tự túc kinh phí để nâng cao trình độ không chỉ là gánh nặng tài chính cho thầy cô mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự công bằng. Bởi lẽ, giáo viên là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Việc họ phải tự bỏ tiền túi để nâng cao năng lực chuyên môn là điều có hợp lý?

“Hỗ trợ học phí cho giáo viên nâng cao trình độ không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn mang tính xã hội. Đây là đầu tư lâu dài và mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển đất nước. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, trong đó có sự vào cuộc tích cực của Nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục, doanh nghiệp và toàn xã hội”, NGƯT Nguyễn Thị Tươi trao đổi thêm.

Dưới góc độ chuyên gia, diễn giả Đào Ngọc Cường đến từ Công ty Đào tạo đánh thức tiềm năng Việt (Hà Nội) nhấn mạnh, giáo viên được đào tạo liên tục để đạt chuẩn là bước đi cần thiết. Bởi hiện nay có nhiều mảng giáo viên chưa đạt chuẩn.

Nếu giáo viên đi học theo yêu cầu của đơn vị để đảm bảo chuẩn thì nên được hỗ trợ kinh phí học tập với điều kiện thầy cô phải có cam kết học tập đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Tránh tình trạng giáo viên đi học cho có, còn chất lượng bỏ lửng. Tương tự, với giáo viên giảng dạy ở các trường ngoài công lập có thể tùy vào chính sách của đơn vị để có những hỗ trợ phù hợp.

Với mục đích đảm bảo chất lượng, cập nhật kiến thức mới và những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc thì việc hỗ trợ kinh phí nên có để phần nào giải quyết khó khăn của giáo viên. Đồng thời sẽ khuyến khích thầy cô tích cực học tập, mở mang và trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới.

“Kiến thức đổi mới mỗi ngày, những kỹ năng phục vụ công việc ngày càng đòi hỏi nâng cao. Khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo sẽ có nhiều giáo viên tích cực học hơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, thầy cô cũng mạnh dạn chọn các cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng để học thay bằng việc chọn nơi tiết kiệm chi phí mà có thể chất lượng chưa đảm bảo”, diễn giả Đào Ngọc Cường cho hay.

Theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP, đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo gồm: Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.





Nguồn: https://danviet.vn/de-xuat-giao-vien-hoc-dat-chuan-duoc-ho-tro-hoc-phi-them-dong-luc-cho-nha-giao-2024080906172565.htm

Cùng chủ đề

Ngã rẽ của một cử nhân bằng trung bình và bài toán tuyển dụng giáo viên giỏi

Giáo viên cần giỏi nhưng phải thực chất. Có một cách tuyển dụng giáo viên giỏi đơn giản, hiệu quả, đã được một trường tư ở Hà Nội áp dụng thành công nhiều năm nhưng chưa được nhân rộng. Khi năm học mới đã diễn ra 2 tháng, câu chuyện thiếu giáo viên lại được nhắc tới và trở thành vấn đề tại nhiều địa phương, thậm chí như Thanh Hóa phải dừng một số môn học vì không có...

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Trưởng phòng Giáo dục: ‘Thông báo tuyển giáo viên rộng rãi nhưng hiếm người nộp hồ sơ’

Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ. Liên quan tới việc từ đầu năm học 2024-2025 đến nay, nhiều trường tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đang phải tạm dừng một số môn học, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, nguyên nhân là...

Lương giáo viên, giảng viên trường nghề cao nhất 18,72 triệu đồng/tháng

Lương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cam cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng/kg) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Nuôi cá rô đồng, nuôi ếch dày đặc chung một ao, một ông nông dân Bắc Giang phát tài, bán hút hàng

Mỗi năm trang trại của anh Giáp Văn Bảo, nông dân nuôi ếch kết hợp nuôi cá rô đồng trong cùng một ao ở thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) thu hàng trăm triệu tiền lãi. Trang trại cung cấp ra thị trường 15-17 tấn...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Cùng chuyên mục

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Hơn 2.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động

Ngày 3/11, trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức ngày hội Thực tập và việc làm TPHCM - UEH Career Fair. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên hàng năm. Không chỉ tổ chức...

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mới nhất

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Mới nhất