Lễ hội trái cây Việt Nam – ‘đòn bẩy’ tạo đột phá xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc Lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc: Bước đệm mở rộng hợp tác thương mại nông sản |
Cơ hội cho trái cây Việt
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada đã đồng thời chấp thuận bảo hộ độc quyền cho cả 2 nhãn hiệu gồm: Nhãn hiệu “Ben Tre Pomelo & Device” dành cho bưởi da xanh có số đăng ký TMA1,257,893 và nhãn hiệu “Ben Tre Coconut & Device” dành cho dừa xiêm xanh có số đăng ký TMA1,257,904. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre được ghi nhận là chủ sở hữu của 2 nhãn hiệu chứng nhận.
Bưởi da xanh Bến Tre thêm cơ hội xuất khẩu ra Canada (Ảnh minh hoạ) |
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận là các tài sản trí tuệ, cũng là các công cụ pháp lý hiệu quả để không những ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền mà còn tạo tiền đề để nông sản của tỉnh được khoác lên mình tên gọi “BẾN TRE” khi đi ra toàn cầu; đồng thời khẳng định chất lượng và đặc trưng của sản phẩm trên trường quốc tế và còn mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận là các tài sản trí tuệ, cũng là các công cụ pháp lý hiệu quả để không những ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền mà còn tạo tiền đề để nông sản của tỉnh được khoác lên mình tên gọi “BẾN TRE” khi đi ra toàn cầu.
Vì vậy, tỉnh Bến Tre đã chọn một thị trường có tiêu chuẩn cao hàng đầu thế giới như Canada để xây dựng thương hiệu cho nông sản của tỉnh nhà. Việc thành công xây dựng thương hiệu ở một thị trường cao cấp sẽ là nguồn động viên và khích lệ rất lớn cho việc tiếp tục triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu nông sản Bến Tre ở quy mô toàn cầu.
Sự thành công trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho bưởi da xanh Bến Tre và dừa xiêm xanh Bến Tre không chỉ ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn tỉnh Bến Tre trong việc khẳng định chất lượng và đặc trưng của sản phẩm trên trường quốc tế, mà còn mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu.
Canada là thị trường tiềm năng mà tỉnh Bến Tre hướng đến để xuất khẩu hàng hóa với giá trị cao cũng là điều kiện tốt để mở rộng xuất khẩu ra toàn cầu. Do đó, ngành nông nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất dừa xiêm xanh, bưởi da xanh cũng như các loại cây ăn trái khác theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị… để nâng cao chất lượng hàng hóa.
Thương vụ Việt Nam tại Canada nhận định, thị trường nhập khẩu rau củ tươi của Canada có quy mô trung bình 3,7 tỷ USD và tăng đều qua các năm. Các nước xuất khẩu chủ yếu vào Canada ngoài Hoa Kỳ và Mexico là Trung Quốc, Guatemala, Ấn Độ, Tây Ba Nha, Peru, Honduras, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, nhìn vào cơ cấu cạnh tranh có thể thấy, đối với các sản phẩm trái cây đặc sản châu Á, Việt Nam hiện nay chưa có đối thủ mạnh.
Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng như: Thanh long, chanh/bưởi, dừa tươi, và gần đây là ổi, xoài, nhãn, sầu riêng và vải tươi. Nhưng nhìn chung, các mặt hàng ổi xoài, dừa có sự gia tăng nhẹ (tăng mạnh nhất là chanh/bưởi với tốc độ 483%). Số liệu cũng cho thấy xu hướng cạnh tranh ngày càng lớn đối với các mặt hàng trái cây tươi mà Việt Nam có thế mạnh như thanh long, sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt từ các nước Nam Mỹ.
Đáng chú ý, hiện nay, Việt Nam còn được hưởng lợi từ các khung khổ hội nhập. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện được hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN là 0%. Bên cạnh đó, CPTPP cũng là cơ hội cho hàng Việt Nam, đặc biệt là dừa xiêm và bưởi da xanh đẩy mạnh xuất khẩu vào Canada.
Tháo gỡ rào cản
Canada là nước G7, có những tiêu chuẩn rất khắt khe nên việc xuất khẩu sang thị trường này là không dễ dàng. Nhưng nếu hàng hóa đặt chân được vào quốc gia này thì sẽ mở rộng hơn cánh cửa vào thị trường khó tính Bắc Mỹ, sau đó là Trung và Nam Mỹ.
Tại thị trường Canada, hàng Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh lớn của các thương nhân Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn chưa bảo tồn và phát triển được các giống/chủng loại trái cây truyền thống và các loại trái cây giống mới được thị trường ưa chuộng. Thêm một điểm yếu nữa được doanh nghiệp này nhắc tới là mạng lưới người thu mua/thương lái của Việt Nam còn chưa phát triển đúng tầm; trong khi người nông dân vẫn chạy theo lợi nhuận, chưa quan tâm đến vấn đề tiêu chuẩn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, 2 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh là trái dừa xiêm xanh và bưởi da xanh vừa được Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada cấp văn bằng bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận. Điều này, khẳng định giá trị thương hiệu của 2 loại trái cây này ở tỉnh Bến Tre, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Trong khi đó, thị trường trái cây và rau củ Canada tương đối dễ thâm nhập. Canada không yêu cầu đàm phán mở cửa thị trường với từng sản phẩm, không cần có Nghị định thư/cấp phép để được xuất khẩu chính ngạch, cũng không cần mã số vùng trồng… Canada cũng không đánh thuế lên hầu hết các sản phẩm rau củ quả, trừ một số sản phẩm Canada cần bảo hộ sản xuất nội địa theo mùa vụ mà Việt Nam không có thế mạnh.
Tuy nhiên, để thâm nhập và tiến sâu hơn vào thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây và rau củ của Việt Nam cũng cần phải tuân thủ những quy định sẵn có của thị trường này. Bởi, sản phẩm rau củ quả nói chung và rau củ mùa vụ nói riêng, Canada hoàn toàn tuân thủ theo các quy định chung của thế giới về vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của WTO.
Để vào được thị trường, vấn đề tiêu chuẩn luôn được đặt hàng đầu, bao gồm đa dạng các góc độ: tiêu chuẩn đối với chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kích cỡ/trọng lượng/độ chín, tiêu chuẩn đóng gói và ghi nhãn, tiêu chuẩn vệ sinh (khử khuẩn trong thu hoạch, chế biến đóng gói, lưu kho, vận chuyển…). Cùng đó, phải tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu/phụ gia, chất bảo quản, dư lượng hoá chất được cho phép trên rau củ… thuộc thẩm quyền của Cơ quan y tế Canada (Health Canada).
Nguồn: https://congthuong.vn/them-co-hoi-cho-trai-cay-viet-ra-the-gioi-349388.html