Trang chủNewsThế giớiThêm bạn, tăng lợi ích

Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần “tái khởi động” quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 19/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim tại thủ đô Kuala Lumpur ngày 19/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức New Zealand, Australia và Malaysia từ ngày 13-20/6. Có gì đặc biệt trong chuyến công du này?

Thăm “người bạn tốt”

Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Wellington. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Trung Quốc tới New Zealand trong bảy năm qua. Trước cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Christopher Luxon, Thủ tướng Lý Cường nói nhiều lời “có cánh” về quan hệ song phương, cho rằng “những người bạn tốt luôn cảm thấy gần gũi, dù có xa nhau” và hai nước có “mối quan hệ của những lần đầu tiên”.

Về nội dung trao đổi, ông cho biết, hai bên “thảo luận sâu sắc về quan hệ song phương và vấn đề cùng quan tâm, làm sâu sắc hơn trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, cũng như tiến tới nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Tại Wellington, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận song phương về thương mại và chống biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng Trung Quốc, nhu cầu của nước này với sản phẩm về sữa, thịt bò và thịt cừu New Zealand đang tăng. Hiện Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Wellington, với kim ngạch thương mại đạt 23,27 tỷ USD. Tuyên bố miễn thị thực đơn phương cho công dân New Zealand, hợp tác sâu sắc hơn nữa trong thương mại, nông nghiệp, cũng như trao đổi dịch vụ và thương mại điện tử xuyên biên giới, tiếp tục củng cố vị trí này của Trung Quốc.

Song, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc thừa nhận, “việc chúng ta không phải lúc nào cũng đồng thuận là điều bình thường”. Một trong số đó là việc New Zealand cân nhắc gia nhập trụ cột II của Hiệp ước đối tác an ninh Australia – Anh – Mỹ (AUKUS), thỏa thuận được Bắc Kinh coi là để đối phó với nước này. Tháng trước, Đại sứ Trung Quốc Vương Tiểu Long đã cảnh báo kịch bản này có thể được coi là New Zealand đang “chọn bên”. Ngoài ra, Thủ tướng Christopher Luxon cho biết đã đề cập với người đồng cấp Trung Quốc “một số vấn đề về giá trị cốt lõi với New Zealand”, bao gồm nhân quyền và can thiệp của nước ngoài.

Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh: “Những khác biệt này không nên trở thành rào cản đối với trao đổi, hợp tác giữa hai nước”.

Hàn gắn là trọng tâm

Tuy nhiên, tâm điểm của truyền thông quốc tế lại là chuyến thăm Australia của Thủ tướng Lý Cường. Ông là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Australia trong bảy năm qua. Nhưng khác với New Zealand, tại Australia, Thủ tướng Lý Cường tập trung hàn gắn, củng cố quan hệ. Bởi lẽ, căng thẳng song phương mới có chiều hướng “hạ nhiệt” sau chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Do đó, hai nước cần hành động nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình này.

Trung Quốc đã thể hiện thiện chí khi dỡ bỏ thuế quan đối với nhiều sản phẩm nhập khẩu Australia như rượu vang, than đá và đại mạch trước thềm chuyến thăm. Đáp lại, Tòa nhà Quốc hội Australia đón Thủ tướng Lý Cường với đội danh dự, 19 loạt đại bác chào mừng cùng đại tiệc với hơn 300 khách mời.

Kết quả hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy kết quả thực chất. Trung Quốc sẽ xem xét miễn thị thực đơn phương cho công dân Australia; ra tuyên bố chung, nhấn mạnh về mối quan hệ “trưởng thành, ổn định và tích cực” và chứng kiến ký kết năm văn kiện hợp tác. Hai bên cũng sẽ mở rộng hợp tác năng lượng và khai khoáng, duy trì liên lạc và phối hợp để bảo đảm hòa bình, thịnh vượng tại khu vực.

Tuy nhiên, hướng đi đối mặt không ít thách thức. Một trong số đó tiếp tục là sự tham gia tích cực của Australia trong AUKUS. Thủ tướng Albanese cho biết đã đề cập vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, tình hình ở Thái Bình Dương và xung đột Nga – Ukraine trong hội đàm. Tuy nhiên, ông khẳng định, hai bên “có những khác biệt. Đó là lý do tại sao đối thoại thẳng thắn lại quan trọng”.

Củng cố lòng tin chiến lược

Cuối cùng, mở rộng hợp tác là chủ đề chính tại Malaysia, điểm dừng chân thứ ba của Thủ tướng Trung Quốc từ 18-20/6. Chuyến thăm diễn ra khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm hữu nghị Trung Quốc – Malaysia. Ngay khi tới Kuala Lumpur, Thủ tướng Lý Cường đề cao “lòng tin chiến lược vững chắc”, khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác, “phối hợp các chiến lược phát triển, làm sâu sắc hơn hợp tác cùng có lợi, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa hai nền văn hóa”.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn đài Guancha (Trung Quốc), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhấn mạnh coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc – chỉ riêng trong năm 2023, ông hai lần tới thăm cường quốc châu Á. Đáng chú ý, ông Ibrahim cho biết, Kuala Lumpur sẽ sớm khởi động quá trình gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) một khi nhận được phản hồi từ Moscow, nước Chủ tịch BRICS năm nay. Ông kêu gọi Trung Quốc, thành viên sáng lập nhóm, ủng hộ tiến trình này. Thủ tướng Anwar Ibrahim ủng hộ Bắc Kinh sớm gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tại Kuala Lumpur, hai Thủ tướng dự lễ ký biên bản ghi nhớ về Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), cùng kế hoạch hợp tác kinh tế. Hai nhà lãnh đạo chứng kiến trao đổi một số văn kiện hợp tác về nông nghiệp, công nghệ số, phát triển xanh, du lịch, nhà ở, phát triển đô thị, đào tạo đại học, khoa học và công nghệ. Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Kuala Lumpur 15 năm qua, kim ngạch song phương tăng 11,4% trong năm tháng đầu năm. Thủ tướng Trung Quốc dự lễ động thổ Tuyến đường sắt bờ Đông (ECRL) trị giá 10 tỷ USD tại bang Selangor, dự án thuộc BRI từng gây nhiều tranh cãi ở Malaysia.

Chuyến công du ba nước của Thủ tướng Lý Cường cho thấy mục tiêu rõ ràng của Bắc Kinh nhằm hàn gắn quan hệ với Australia, tăng cường hợp tác với New Zealand và Malaysia, hướng tới mở rộng, đa dạng hóa đối tác trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington, châu Âu và ngay cả với một số nước khu vực vẫn ẩn chứa nhiều phức tạp, khó lường.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-trung-quoc-tham-new-zealand-australia-va-malaysia-them-ban-tang-loi-ich-275826.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyết rơi trên sa mạc Al-Jawf ở Ả Rập Xê-út

Ngày 8/11, khu vực Al-Jawf của Ả Rập Xê-út, nơi nổi tiếng với cái nóng sa mạc khắc nghiệt, chứng kiến ​​tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tượng bất thường này đã biến cảnh quan khô cằn thường thấy như thành xứ sở thần tiên phủ đầy tuyết, khiến cả người dân địa phương và các chuyên gia trên toàn thế giới ngạc nhiên.Video tuyết rơi ở khu vực Al-Jawf, Ả Rập Xê-út. (Nguồn: Instagram/navaskcalukkal)Các chuyên...

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ra mắt ‘bánh xe biến hình’ giúp xe lăn leo cầu thang

Reuters ngày 14.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc vừa phát triển loại bánh xe có thể linh hoạt thay đổi hình dáng khi gặp địa hình. ...

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Mới nhất

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ĐCSVN)- Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia. Chiều 14/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã...

Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Tối 14/11, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội năm 2024. Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội năm...

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế...

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt...

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

Mới nhất