Vật liệu xanh, căn nhà xanh, không gian xanh… là những cụm từ dần được các chủ nhà quan tâm. Ngày nay, thiết kế nội thất đang dần hướng đến những giá trị bền vững, đề cao không gian sống thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người.
Căn bếp không chỉ là nơi nấu nướng, sum vầy, mà theo phong thủy mà còn là nơi quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến tài vận và sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình. Do vậy, thiết kế một căn bếp xanh là tiêu chí mà nhiều chủ nhà hướng đến.
Theo anh Công Sang – chủ xưởng thiết kế, sản xuất đồ nội thất – một căn bếp xanh cần hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
Dùng vật liệu bền vững
Một căn bếp xanh là một căn bếp được tạo nên từ những vật liệu bền vững. Vật liệu bền vững là những vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như đá, tre, nứa. Bên cạnh đó, gỗ tái chế cũng là gợi ý phù hợp cho những gia đình hướng đến việc sử dụng vật liệu tự nhiên.
Việc kết hợp các loại vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ mang lại vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc cho không gian sống. Ngoài ra, việc này còn có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.
Dùng sơn không có VOC
Ngoài việc sử dụng vật liệu bền vững, một căn bếp xanh là căn bếp được sơn bởi loại sơn không có VOCs. VOCs là hợp chất hữu cơ bay hơi (volatile organic compounds, viết tắt là VOCs). Đây là các loại hóa chất dễ bay hơi, kết hợp cùng các hợp chất khí gốc Oxit, Nitro và ánh nắng mặt trời tạo nên Ozôn trong không khí, gây hại cho sức khỏe con người.
Do vậy, trước khi tính đến yếu tố thẩm mỹ của màu sơn, hãy cân nhắc lựa chọn các loại sơn đảm bảo không có VOCs. Nếu sơn có VOCs, hãy để tâm đến phần trăm hợp chất này có thể có trong sơn mà không gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, ở các chi tiết như tường, tủ, ngăn kéo nhà bếp nên dùng sơn tuyệt đối không có VOCs.
Thiết bị tiết kiệm năng lượng
Thay thế ánh sáng nhân tạo bằng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên không chỉ mang lại vẻ đẹp tuyệt vời cho không gian sống, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Hãy tối ưu thiết kế nhằm tạo ra nhiều ánh sáng tự nhiên cho căn bếp, thay vì ánh sáng nhân tạo.
Ở khu vực nấu nướng và giặt rửa, kiến trúc sư ưu tiên thiết kế cửa sổ để đón ánh nắng. Điều này giúp căn bếp luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô ráo.
Ngoài ra, nếu phải sử dụng đèn, hãy ưu tiên dùng đèn LED để tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm
Theo kiến trúc sư và những nhà sản xuất đồ nội thất, một căn bếp xanh không chỉ đến từ thiết kế ban đầu, mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng của chủ nhân.
Ngoài việc sử dụng các món đồ gần gũi với môi trường, người dùng cần đề cao tinh thần hướng đến cuộc sống xanh bằng việc tiết kiệm nước, điện và ưu tiên sử dụng các món đồ có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Sử dụng vòi nước có hệ thống kiểm soát nước, lệnh tắt bệnh bằng âm thanh, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiết kiệm nước mỗi ngày.