Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThe La khắc khoải bảo tồn

The La khắc khoải bảo tồn

(NB&CL) The lụa La Khê từng được coi là tinh hoa Thăng Long, một di sản đã đi vào ca dao, tục ngữ từ hàng trăm năm qua. Thế nhưng di sản ấy đang chìm dần vào quên lãng, người nắm giữ di sản phải đối mặt với thực trạng cầm cự, giữ nghề từng ngày. Thiếu người thực hành, thiếu người trao truyền, the La Khê đứng trước nguy cơ chỉ còn là hoài niệm.

Người La lạ lẫm với the La

Giữa tháng 10 vừa qua, hàng nghìn người đến với triển lãm “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tận tay sờ chạm vào những sản phẩm the lụa chính gốc làng La. Khách Tây thì “mắt tròn mắt dẹt” lạ lẫm với chiếc máy dệt bằng gỗ cổ xưa, chạy hoàn toàn bằng sức người, nhưng cho ra một loại vải mềm và có hoa văn đẹp mắt.

Khách trong nước, nếu là người trẻ, dường như chỉ quan tâm đến thành phẩm, họ so sánh độ dày, độ bóng, độ mềm với các loại lụa ngoại nhập, bởi họ nghĩ rằng, đây chỉ đơn thuần là một loại sản phẩm của làng nghề nào đó. Nhưng nhiều người lớn tuổi không giấu được sự ngạc nhiên, bởi trong tâm trí họ, the La từ lâu đã thất truyền. Nay những thước the lụa được giới thiệu do chính người làng La làm ra, theo đúng công thức truyền thống, khiến cho họ không khỏi bán tín, bán nghi.

Sự hồ nghi đó cũng dễ hiểu, bởi mấy chục năm qua, không mấy ai biết đến sự hiện diện của the La (làng La Khê, Hà Đông, Hà Nội) trên thị trường. The lụa làng La ngày xưa được coi là tinh hoa Thăng Long, đã đi vào tâm thức của người dân đất kinh kỳ. Câu ca “The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn” để chỉ về những sản vật nức tiếng này. Nhưng giờ đây, hầu hết các làng làm nghề dệt này đều mai một, duy chỉ có làng lụa Vạn Phúc là còn giữ được nghề. Mừng vì sản phẩm the La vẫn tồn tại giữa đời sống đương đại, song cũng có điều nuối tiếc, đó là làng La chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đăng Toản theo nghề.

the la khac khoai bao ton hinh 1

Nghệ nhân Lê Đăng Toản – người duy nhất còn nắm giữ đầy đủ các bí quyết của nghề dệt La Khê. Ảnh: VOV

Nhưng điều ngạc nhiên hơn là không ít người dân làng La Khê không biết đến một nghề cổ đã làm nên “thương hiệu” của làng vẫn đang tồn tại. Nghệ nhân Lê Đăng Toản cho biết, có người cùng làng đến triển lãm chia sẻ với anh rằng, ban đầu họ nghe loáng thoáng đến triển lãm the La thì nghĩ rằng đó chỉ là một gian hàng kiểu hội chợ. Khi thấy truyền hình, báo chí đưa tin nhiều thì họ mới đến xem triển lãm và bất ngờ bởi sự “độc lạ” trong trưng bày và biết đến việc gia đình anh vẫn duy trì nghề cổ.

Còn chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, vợ anh Toản kể lại, trong ngày cuối của triển lãm, một đoàn học sinh của trường làng đến Văn Miếu sinh hoạt ngoại khoá, các em có mang theo bánh đậu xanh. Khi được hỏi, bánh đậu xanh là đặc sản ở đâu, các em đồng thanh trả lời rất dõng dạc là ở Hải Dương. Nhưng khi hỏi các em rằng, ở quê hương ta có thứ gì nổi tiếng thì tất cả đều không trả lời được!

“Rất nhiều bậc cao niên quê gốc La Khê sống tại Hà Nội nghe tiếng triển lãm đã tìm về, mỗi người đều có câu chuyện riêng. The La sau hàng chục năm vắng bóng, chỉ còn lại trong hồi ức và những câu chuyện kể, nay được họ nhắc lại một cách tự hào. Xúc động nhất là có cụ già đã rất cao tuổi, thấy có triển lãm the La, nhất định đòi con cháu đưa tới thăm. Cầm tấm the trên tay, cụ rưng rưng như thấy một kỷ vật quý giá bị mất lâu ngày. Cụ bảo, ông nội cụ chính là người được vua Minh Mạng vời vào Huế để phụ trách dệt the lụa cho triều đình. Nay được thấy the La vẫn đang tồn tại, cụ bảo vậy là mãn nguyện lắm rồi”.

the la khac khoai bao ton hinh 2

Du khách nước ngoài tìm hiểu cách thức chuyển động của khung dệt làng La.

Còn đó nỗi lo “mất nghề, mất tên”

Nghề dệt the lụa ở La Khê chính thức được ghi nhận từ thế kỷ XVII. Sản phẩm truyền thống của làng là the lụa, vân, sa, quế, băng, xuyến… bằng tơ tằm, phục vụ từ trang phục của vua chúa đến đồ mặc thường ngày của người dân. Người làng La dùng sợi chập nhưng đặt sợi thưa để tạo nên những tấm vải dày mà lại thoáng. Đặc biệt, một trong những bí quyết làm nên sự khác biệt của the lụa La Khê là việc sử dụng bộ go võng, khiến sợi được đan vặn xoắn, rất chặt mặt. Sản phẩm the lụa dệt bằng cách này không chỉ mềm, mát về mùa hè, giữ nhiệt về mùa đông mà còn có ưu điểm là bền, không bị co giãn hay xô dạt sau một thời gian sử dụng.

Chính vì vậy, the La từng được chọn là vật phẩm tiến vua, làng La từng là xưởng dệt riêng cho kinh thành Huế, khi ấy người làng La không làm ruộng mà chỉ làm nghề dệt. Lại có thời kỳ dài, trai làng La được chính quyền phong kiến miễn đi lính, miễn các loại phu phen tạp dịch để chuyên tâm vào dệt lụa cung cấp cho triều đình. Thời hưng thịnh, sản phẩm dệt của làng La xuất hiện tại các hội chợ lớn của thế giới và rất được ưa thích. Đến nay tại nhiều bảo tàng ở Pháp và một số nước châu Âu vẫn trưng bày những chiếc áo dài cung đình Việt, được may trên nền the lụa làng La.

the la khac khoai bao ton hinh 3

Người dân tìm hiểu sản phẩm the lụa La Khê.

Tuy nhiên, do biến thiên của thời cuộc, nghề dệt những mặt hàng cao cấp ở La Khê dần mai một khi người dân chuyển sang sử dụng các loại vải làm từ sợ hoá học giá rẻ. Cách đây chừng hai chục năm, chính quyền đã tổ chức phục hồi lại nghề dệt nhưng không thành công vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Trong số hàng chục người được nghệ nhân Nguyễn Công Toản dạy nghề hồi ấy, nay còn sót lại mỗi mình anh Lê Đăng Toản theo nghề.

Bà Bạch Hồng Ân – nguyên Chủ nhiệm HTX La Khê, cũng chính là người “gọi” anh Toản về học lại nghề cổ, khi anh còn lang thang đi “dựng” máy dệt ở các làng nghề nhận xét, có lẽ là nghề đã chọn đúng người. Bởi anh Toản có thể làm mọi công đoạn của nghề, từ việc đóng dựng máy, thiết kế hoa văn, nhuộm đến chuốt tơ và đứng dệt. Nếu không phải là một con người “đa di năng” như vậy, có lẽ nghề dệt La Khê đã mất rồi. Nối nghiệp người xưa, hiện đã có 9 mẫu the lụa cổ được anh Toản phục dựng như: Tứ linh, tứ quý, chữ thọ, hoa sen, song hạc… với sự cầu kỳ, tinh xảo như “thời các cụ”.

Còn riêng anh Toản, từ triển lãm trở về, khi những náo nhiệt, ồn ào lắng lại thì mối âu lo vẫn còn nguyên đó. Khi không có sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp, các ngành thì nhiều vấn đề sẽ vượt ra ngoài tầm với của anh và gia đình. Bởi vậy, dù đã được nhiều người biết đến hơn, nhưng anh vẫn xác định “âm thầm” làm nghề như quãng thời gian suốt hai chục năm qua.

“Hiện nay, tuy có thêm hai người phụ việc nhưng chỉ có một mình tôi là nắm được các “tuyệt kỹ” của nghề. Nhiều người trong làng còn không biết đến tôi đang làm gì thì nói sao được chuyện có người theo nghề, học nghề. Bảo tồn ở đây chỉ là chuyện cầm cự, giữ nghề từng ngày thôi”, anh Toản nói.

the la khac khoai bao ton hinh 4

Du khách tham quan triển lãm “The La – Ngàn năm canh cửi”.

Anh Toản cũng trăn trở khi sản phẩm anh làm ra vẫn chưa có kênh tiêu thụ chính thức. Ngoài một số ít khách biết tiếng đến mua trực tiếp thì phần lớn phải gửi bán ở một cửa hàng bên Vạn Phúc. Mà ở đó, giữa muôn vàn thứ lụa là bắt mắt, the La dù có tốt, có đẹp cũng không thể nổi bật trong mắt khách hàng. Đáng tiếc hơn, khi có người hỏi, chẳng ai giới thiệu đó là the La, là sản phẩm làng La. Họ nói chung chung đó là sản phẩm cao cấp của làng nghề Vạn Phúc. Chẳng ai đi quảng cáo cho sản phẩm của người khác cả, thế nên, ngoài nỗi lo mất nghề, người nghệ nhân La Khê còn lo mất cả tên.

Dù vậy, cả anh Toản, chị Quỳnh đều tin tưởng có thể bảo tồn được nghề dệt quý của cha ông khi được hỗ trợ về mặt bằng để cải tạo nhà xưởng khang trang hơn. Đã có vài công ty du lịch tìm đến, bày tỏ hợp tác đưa khách về tham quan, trải nghiệm xưởng dệt. Có cả doanh nghiệp may rất lớn muốn hợp tác đào tạo nghề, mở rộng sản xuất…

“Trách nhiệm của chúng tôi phải kiên trì giữ gìn và phát triển di sản này, bởi nếu muốn kiếm tiền, đã có nhiều cách làm khác dễ dàng hơn. Chúng tôi muốn giữ nguyên nét tinh tuý của the La truyền thống nhưng cũng sẵn sàng hợp tác để lan toả vẻ đẹp của một biểu tượng văn hoá, để cùng nhau góp phần gìn giữ một di sản quý gia đang dần mai một”, chị Quỳnh nói.

Khánh Ngọc



Nguồn: https://www.congluan.vn/the-la-khac-khoai-bao-ton-post318202.html

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày 9/11. ...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và trao giải cho các tác phẩm xuất sắc tại Cuộc thi Ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” và...

Từ Gaza đến Myanmar, hàng triệu người có nguy cơ chết đói vì xung đột vũ trang

(CLO) Theo các chuyên gia và báo cáo của Liên hợp quốc, các khu vực đang bị xung đột vũ trang tàn phá như phía bắc Gaza và Myanmar đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói, ước tính hơn hai triệu người có thể chết đói. ...

Bức tranh chân dung robot vẽ có giá hơn 1 triệu USD

(CLO) Bức tranh chân dung nhà khoa học máy tính Alan Turing được vẽ bởi robot tên "Ai-Da" đã trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất hơn 1,08 triệu USD (hơn 27 tỉ đồng). ...

Thúc đẩy phim lịch sử và chuyển thể văn học để nâng tầm điện ảnh Việt

(CLO) Ngày 9/11, tại Hà Nội, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học”, thuộc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, đã thu hút đông đảo ý kiến thảo luận từ các nhà làm...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Cùng chuyên mục

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Hơn 15 giờ hôm 9-11, bầu trời TP Thủ Đức (TP HCM)...

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Mới nhất

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế,...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Mới nhất