Trang chủNewsThế giớiThế hệ trẻ Việt - Lào là những người thừa kế sứ...

Thế hệ trẻ Việt – Lào là những người thừa kế sứ mệnh giữ gìn và phát triển quan hệ hai nước


Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 – 13/9/2024. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào tại Việt Nam, bà Khamphao Ernthavanh đã có cuộc trao đổi với báo chí về ý nghĩa chuyến thăm và những trọng tâm trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sắp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng thế hệ trẻ Việt – Lào

– Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?

Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đang triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, chuẩn bị cho các Đại hội cấp cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc vào đầu năm 2026.

Đặc biệt, chuyến thăm diễn ra trong thời điểm hai nước kỷ niệm nhiều dấu mốc quan trọng: 47 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977), 62 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Lào – Việt Nam (5/9/1962), 49 năm thành lập nước CHDCND Lào và 79 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam.

Chuyến thăm này cũng tiếp nối thành công chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm vào tháng 7/2024 nhằm củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trong chuyến thăm lần này, hai bên dự kiến đánh giá lại việc thực hiện Biên bản ghi nhớ năm 2024 giữa hai Bộ Chính trị, được ký vào ngày 26/2/2024 tại Hà Nội. Đồng thời, xác định các trọng tâm hợp tác trong năm 2025 và các năm tiếp theo. Các hoạt động nhằm hỗ trợ chính phủ hai nước triển khai các thỏa thuận tại kỳ họp Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam lần thứ 46 và chuẩn bị tổ chức kỳ họp lần thứ 47 vào năm 2025.

Bước tiến mới trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (bên phải) đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khi ông thăm cấp nhà nước Lào vào tháng 7/2024 trên cương vị người đứng đầu Nhà nước. (Ảnh: TTXVN)

– Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sẽ có các hoạt động chính nào trong chuyến thăm lần này, thưa Đại sứ?

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ gặp gỡ lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại Hà Nội. Đó là: gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm; Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và lãnh đạo Trung ương Hội hữu nghị Việt – Lào; tham gia Hội nghị giữa hai Bộ Chính trị Lào – Việt Nam; gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia và thế hệ trẻ hai nước và ký Biên bản ghi nhớ năm 2025.

Ngoài ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ đặt vòng hoa và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm làng trẻ em Birla tại Hà Nội; tham quan nhà máy ô tô Vinfast tại Hải Phòng; một số cơ sở phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh.

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cũng có các hoạt động tại các cơ sở sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội khác của Việt Nam.

– Đại sứ có thể cho biết những nội dung quan trọng về cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước với cựu quân tình nguyện, chuyên gia và thế hệ trẻ Việt Nam và Lào?

Tại buổi gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Lào và Việt Nam. Đặc biệt là sự hy sinh cao cả của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam trong quá trình giúp đỡ Lào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sẽ ôn lại truyền thống đoàn kết đặc biệt Lào – Việt, được các vị lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaisone Phomvihan và Chủ tịch Souphanouvong xây dựng và bảo vệ qua nhiều thập kỷ. Đó là một di sản được tiếp nối qua những giai đoạn lịch sử đầy hy sinh, đấu tranh và tinh thần cách mạng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có biến động phức tạp, hai nước cần tiếp tục tăng cường hợp tác để bảo vệ và phát triển quan hệ liên tục, ổn định.

Tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào và Việt Nam là tài sản vô giá mà hai dân tộc cùng chia sẻ. Nó chính là yếu tố then chốt bảo đảm sự độc lập và phát triển của cả hai quốc gia. Chúng tôi mong muốn lan tỏa tinh thần này tới các thế hệ trẻ, khuyến khích họ học tập, nghiên cứu và trở thành những người thừa kế sứ mệnh bảo vệ, phát triển đất nước cũng như duy trì quan hệ khăng khít, bền vững giữa Lào và Việt Nam trong tương lai.

Bước tiến mới trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt
Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh. (Ảnh: Đại sứ quán Lào tại Việt Nam)

– Chúng ta kỳ vọng gì từ chuyến thăm cấp Nhà nước lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Phu nhân tới Việt Nam, thưa Đại sứ?

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Phu nhân nhằm tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng sâu sắc, gần gũi hơn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên sẽ trao đổi về đường hướng, chính sách và các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện, nâng cao hiệu quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Đồng thời, hai nước sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Dù tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, với cả cơ hội và thách thức, Lào và Việt Nam luôn đặt ưu tiên cao nhất cho việc bảo vệ và phát triển quan hệ đặc biệt này, không chỉ đối với thế hệ hiện tại mà còn đối với các thế hệ tương lai.

Về kinh tế, hai nước cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, nâng cao chỉ số hợp tác kinh tế để tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Những chuyến tham quan, tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh thành của Việt Nam sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để Lào có thể tham khảo, áp dụng phù hợp với tình hình và đặc điểm của mình.

Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cũng sẽ gặp gỡ các cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam. Đây là dịp để khẳng định quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Lào và Việt Nam đã được thiết lập từ lâu và sẽ tiếp tục được vun đắp, phát huy mãi mãi, trở thành di sản vô giá trên thế giới, để lại cho các thế hệ mai sau.

– Sau chuyến thăm này, Đại sứ quán Lào sẽ tập trung vào những trọng tâm nào để thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới?

Chúng tôi sẽ tập trung vào 8 trọng tâm:

Một là, tiếp tục thúc đẩy các cơ quan liên quan của Lào và Việt Nam trong việc thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, hai Chính phủ, giữa các Bộ ban ngành từ Trung ương và địa phương đã ký kết trong năm qua. Đồng thời, rà soát các thỏa thuận hợp tác đã ký kết để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình mới.

Hai là, phát huy sự hợp tác về chính trị ngày càng thắt chặt và đi vào chiều sâu. Đặc biệt, tiếp tục phối hợp, hợp tác trong vấn đề chiến lược của hai nước, tạo điều kiện thuận lợi để hai Đảng, hai Chính phủ và các tổ chức quần chúng gặp gỡ, giao lưu theo nhiều hình thức, tính hiệu quả ngày càng cao.

Ba là, phối hợp hợp tác quốc phòng – an ninh nhằm ứng phó với thách thức mới, thúc đẩy hai bên tổ chức thực hiện các thỏa thuận mà Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh hai nước đã ký kết.

Bốn là, phối hợp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các Bộ ban ngành ở Trung ương và địa phương nhằm đạt hiệu quả cao, tương xứng với quan hệ chính trị hai nước.

Năm là, thúc đẩy xây dựng, sửa chữa đường bộ và cửa khẩu của hai nước đạt tiêu chuẩn cả về cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ, hệ thống thuế… tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa giữa hai nước thuận lợi, tiết kiệm chi phí.

Sáu là, thúc đẩy việc kết nối cơ sở hạ tầng, du lịch, năng lượng, nông nghiệp xanh… tiềm năng giúp hai nước phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế có hiệu quả.

Bảy là, tiếp tục thúc đẩy cơ chế phối hợp hiệu quả trong diễn đàn khu vực và quốc tế; thường xuyên trao đổi, tham vấn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Tám là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và bồi dưỡng về truyền thống tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào và Việt Nam cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân, cũng như thanh thiếu niên của hai nước.

– Trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn: https://thoidai.com.vn/the-he-tre-viet-lao-la-nhung-nguoi-thua-ke-su-menh-giu-gin-va-phat-trien-quan-he-hai-nuoc-204574.html

Cùng chủ đề

Quảng Bình – Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Ngày 5/12, Đoàn đại biểu biên giới tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savannakhet (Lào) đã hội đàm, ký biên bản hợp tác về bảo vệ biên giới năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Ling thong - Sengtavan. Phát biểu tại Hội đàm, ông Đoàn Ngọc Lâm đánh giá cao quá trình hợp tác biên giới giữa hai...

Thắt chặt mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt-Lào tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã dẫn đầu đoàn Cơ quan đại diện Việt Nam tại New York đến chúc mừng Phái đoàn Lào tại Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 49 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cuối tuần qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã dẫn đầu đoàn Cơ quan đại diện Việt...

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Việt Nam – Điểm đến chắp cánh ước mơ ngành Y cho sinh viên Lào

Với môi trường học tập thân thiện và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhiều sinh viên Lào theo đuổi ước mơ ngành Y. Những kiến thức và kỹ năng y khoa được trau dồi tại đây không chỉ giúp họ tự tin hành nghề mà còn góp phần nâng cao chất lượng y tế tại quê nhà. Chọn Việt Nam để theo đuổi ước mơ...

Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào: tình hữu nghị thắm đượm máu và hoa

Ngày 25/10 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Tham dự Hội thảo có Thượng tướng, Tiến sĩ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Vùng 3 Hải quân: Ngôi nhà ấm tình đồng đội dành tặng quân nhân khó khăn

Từ những tấm lòng hảo tâm, gia đình Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Quang Huy, Nhân viên Máy tàu (Tàu 361, Hải đội 131, Lữ đoàn 172) đã có ngôi nhà rộng rãi, kiên cố, che nắng che mưa. Ngày 17/12/2024, tại xã Liên Trường (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) đã tổ chức khánh thành Nhà đồng đội cho gia đình Trung úy Quân nhân...

Lữ đoàn 172: tuyên dương quân nhân tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

Chiều 17/12, tại thành phố Đà Nẵng, Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) đã tổ chức Hội nghị tuyên dương quân nhân tiêu biểu xuất sắc năm 2024 nhằm ghi nhận những cống hiến, đóng góp và tuyên dương thành tích của các quân nhân đối với quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của Lữ đoàn 172. Sự kiện là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày...

Chào mừng Ngày thành lập Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Sau 22 năm xây dựng và phát triển (16/12/2002-16/12/2024), đến nay, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã sản xuất được 84,5 tỷ kWh điện sản xuất và gần 77 tỷ kWh điện thương phẩm.Năm 2024, trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), song với nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể CBCNV-NLĐ, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã hoàn thành tốt...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Áp lực đổ nhiều tiền hơn cho quốc phòng, NATO muốn châu Âu phải làm một điều lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Các nước thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay đang thảo luận kế hoạch tăng dần chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP trước năm 2030.

Cùng chuyên mục

Khu vực Trung Đông cần một giải pháp chính trị toàn diện vì một nền hòa bình bền vững và lâu dài

Tình hình khu vực Trung Đông đang được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm khi khu vực này trải qua một năm bị khói lửa bao trùm bởi bạo lực không ngừng leo thang ở Dải Gaza, Liban và Syria, trong khi tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.     Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tình hình khu vực Trung Đông vẫn rất phức tạp và biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố...

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Anh chính thức gia nhập CPTPP: Cùng thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu

Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu). Với việc gia nhập CPTPP, Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của khối thương mại này. Anh ký hiệp ước gia nhập CPTPP từ tháng 7 năm ngoái....

Ấn Độ siết chặt các biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chính quyền New Delhi và các khu vực lân cận đã tăng cường các biện pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt ngưỡng nguy hiểm. Một gia đình du khách nước ngoài đeo khẩu trang đi bộ giữa lớp sương mù dày đặc khi ô nhiễm không khí tăng cao ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 18/11/2024. (Ảnh: AP) Ngày 17/12, Ấn Độ đã ban hành các khuyến cáo mới...

Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ

Cuba nhấn mạnh mong muốn đối thoại với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông trở lại Nhà Trắng vào tháng 1-2025, bất chấp việc ông đã tái áp đặt các hạn chế lên Cuba trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.   Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Carlos Fernandez de Cossio - Ảnh: AFP "Cuba sẽ không phải là bên đề xuất hoặc chủ động ngừng các cuộc đối thoại hay hợp tác hiện có, ngay cả những trao đổi...

Mới nhất

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Thông tin mới vụ nữ phụ xe buýt bị tông đến đa chấn thương

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. ...

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm...

OnPoint công bố mua lại công ty dịch vụ thương mại điện tử của Thái Lan

Ngày 18/12/2024, OnPoint - nhà cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam - công bố thương vụ mua lại CREA, một trong những công ty hàng đầu về TMĐT tại Thái Lan. Sự hợp tác chiến lược giữa hai tên tuổi lớn trong ngành hứa hẹn tạo nên một hệ sinh thái giải pháp...

Mới nhất