Vấn đề chính trị ở Syria liệu có giải pháp cho việc giải quyết xung đột
Thứ Ba, 14/12/2021| 10:05Trong bối cảnh khi cuộc xung đột ở Syria bước sang năm thứ 11 với làn sóng chính biến mang tên “Mùa xuân Arab” làm rung chuyển Bắc Phi và Trung Đông đã gây ra biết bao thảm họa tổn thất nặng nề về cả người và của cải vật chất trong cuộc nội chiến khốc liệt và liệu sau hơn 10 năm có đi đến hồi kết.
Tháng 1 năm 2012, Liên Hợp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Một giải pháp chính chị với sự tham gia của các bên liên quan là chìa khóa để tháo ngòi cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông. Ảnh: Insidetheeyelive
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin là Dmitry Peskov nhấn mạnh, chính sách của Nga về Syria sẽ không thay đổi vì bất cứ sức ép nào. Ông tuyên bố trên hãng tin Interfax rằng, lập trường của Nga là "rõ ràng, cân bằng, nhất quán và hoàn toàn hợp lý. Do đó, chẳng có gì để tranh cãi về việc Nga thay đổi lập trường dưới sức ép của bất cứ ai"
Lý giải vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng, Syria từ lâu là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Nga ở Trung Đông. Đồng thời, "người bạn Syria" cũng là một trong những "khách sộp" của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga; cộng với việc cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga.
Xung đột ở Syria kéo dài do có sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ chính phủ Syria. Cho tới cuối tháng 7 năm 2013 theo như công bố của Liên Hợp Quốc đã có tới 100.000 người chết.
Cuộc xung đột ở Syria đã kéo dài hơn 3 năm khiến hơn 200.000 người thiệt mạng. Ảnh: Journal
Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu.
Nhờ sự hỗ trợ quân sự của Nga, Iran và lực lượng Hezbollah (Lebanon), chính phủ Tổng thống B.Assad đã tái kiểm soát hơn 70% diện tích lãnh thổ. Dù Mỹ tuyên bố rút quân hồi năm ngoái, song đến nay vẫn duy trì binh sĩ đồn trú tại khu vực do lực lượng người Kurd kiểm soát ở phía Đông Bắc Syria. Hiện, mục tiêu chính của Mỹ đã chuyển sang kiềm chế Iran tăng cường sức ảnh hưởng ở Syria và trong khu vực.
Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn al-Hol ở tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria ngày 28/1/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Còn Israel, đồng minh của Mỹ, thường xuyên tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ quân sự của quân đội chính phủ Syria, Iran, lực lượng Hezbollah tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một quốc gia hậu thuẫn phe nổi dậy chống chính quyền Tổng thống B.Assad, đã triển khai lực lượng quân sự đến biên giới với Syria, lập các chốt quân sự ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy. Mục tiêu chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn tràn sang, đồng thời chống lại lực lượng người Kurd. Lâu nay, Ankara cáo buộc người Kurd hậu thuẫn những nhóm nổi dậy bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
Các báo cáo viên nêu rõ tình cảnh đặc biệt khó khăn của người dân Syria trong bối cảnh tiến trình chính trị tiếp tục bế tắc, đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập tại Uỷ ban Hiến pháp do Liên hợp quốc làm trung gian chưa có tiến triển cụ thể. Bất ổn an ninh tiếp diễn tại một số khu vực và luôn tiềm ẩn khả năng leo thang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của dân thường, tình hình nhân đạo đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng cùng tác động của đại dịch COVID-19. Cả hai báo cáo viên đều nhắc lại lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về việc cần tiếp tục gia hạn cơ chế viện trợ xuyên biên giới nhằm bảo đảm hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria.
Nội chiến dai dẳng tại Syria đã ảnh hưởng nặng nề đến trẻ em. Ảnh: Anadolu Agency
Đặc biệt là hàng triệu người bị buộc rời khỏi nơi cư trú tại khu vực Tây Bắc nước này.Phó Tổng Thư ký Lowcock đề cập thách thức nhân đạo mới tại khu vực Đông Bắc Syria khi mực nước sông Euphrates liên tục giảm.Con sông này là nguồn cung cấp nước uống cho khoảng 5,5 triệu người dân Syria cũng như nước dùng cho sản xuất điện và nuôi trồng cho hàng triệu hộ gia đình tại khu vực này.Ông Lowcock kêu gọi các bên liên quan như Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sớm hợp tác giải quyết vấn đề này.
Trong bối cảnh giao tranh lớn bắt đầu giảm bớt từ năm 2020, Syria đã bắt đầu thăm dò khả năng nới lỏng sự cô lập quốc tế, nhất là trong quan hệ giữa Damascus với các nước thành viên khối Arab. Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen ngày 12/12 kêu gọi cách tiếp cận “từng bước một” trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Syria.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad tại thủ đô Damascus, ông Geir Pedersen nói: “Tôi nghĩ hiện tại đã xuất hiện một khả năng cho việc bắt đầu thăm dò điều mà tôi gọi là cách tiếp cận từng bước một, nghĩa là đặt lên bàn những bước đi được định nghĩa cụ thể, có thể kiểm chứng, từ đó có thể hy vọng bắt đầu xây dựng lòng tin.”
Phát biểu trên được đặc phái viên của Liên hợp quốc đưa ra sau khi ông hoàn thành chuyến thăm đến châu Âu, Mỹ và các nước Arab có can dự lợi ích vào cuộc xung đột tại Syria.
Trước tình hình bất ổn tai Syria Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Liên hợp quốc cần tìm ra giải pháp chính trị toàn diện nhằm đem lại ổn định cho người dân Syria. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng việc xây dựng lòng tin, đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao và duy trì tình hình an ninh ổn định đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hỗ trợ tiến trình chính trị này. Về vấn đề nhân đạo, Đại sứ chia sẻ quan ngại về tình hình ngày một xấu đi tại Syria, trong đó có vấn đề mất an ninh lương thực, thiếu hụt hàng hoá cơ bản, tác động nặng nề của COVID-19 và an ninh nguồn nước. Đại sứ kêu gọi tăng cường hợp tác trong vận chuyển hàng hoá viện trợ nhân đạo khắp Syria, thúc đẩy hỗ trợ quốc tế nhằm bảo đảm hoạt động nhân đạo, trong đó đặt trọng tâm vào việc cung cấp vaccine COVID-19.
Tuy nhiên với những gì đang diễn ra nhiều nhà bình luận phân tịch cho rằng để kết thúc cuộc chiến ở cũng như giải quyết xung đột ở Syria không phải một sớm một chiều nhất là vào thời điểm hiện nay./.
Minh Tuệ (tổng hợp và bình luận)
Liệu Trung Quốc có tấn công lực lượng Mỹ vì vấn đề Đài Loan
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn xác nhận lực lượng quân sự Mỹ có mặt tại hòn đảo để hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Liệu có những yếu tố bất ngờ trong việc tranh cử Tổng thống Pháp 2022
Chuyên gia truyền hình cực hữu Éric Zemmour, người không thuộc đảng phái chính trị nào có thể tuyên bố tham gia tranh cử độc lập.
Áp dụng lệnh trừng phạt Campuchia liệu có làm gia tăng thêm xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc
Mỹ đã áp đặt cấm vận vũ khí và các giới hạn xuất khẩu mới đối với Campuchia do sự ảnh hưởng quân sự đang gia tăng của Trung Quốc ở nước này cũng như các vấn đề...
Liệu Trung Quốc có thống nhất được Đài Loan
Trung quốc luôn khẳng định thống nhất Đài Loan là một xu thế lịch sử không thể ngăn cản
Mỹ và EU liệu có làm giảm được hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng bày tỏ quan ngại mạnh mẽ trước 'những hành động đơn phương có vấn đề' mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông và nhấn...
Liệu nền kinh tế của Afghanistan có bị sụp đổ
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu, ôngJosep Borrell cảnh báo, Afghanistan đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế và xã...