Từ Olympic Bắc Kinh 2022 liệu có xảy ra căng thẳng ngoại giao trong tình hình mới
Thứ Năm, 9/12/2021| 8:01Tiếp sau Mỹ và New Zealand rồi đến Australia tuyên bố không cử quan chức chính phủ tới tham dự Thế vận hội Mùa đông vào đầu năm 2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Bên cạnh đó các nước gồm Anh, Hà Lan, Nhật Bản và Canada cho biết vẫn đang cân nhắc và bàn vấn đề này với các đồng minh.
Từ 5/12, truyền thông Mỹ đã loan tin Nhà Trắng sớm đưa ra thông báo về việc không cử quan chức tới Olympic Bắc Kinh 2022. Không lâu sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng hô hào tẩy chay sự kiện sắp tới và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả nếu cần thiết. "Những người kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh nên dừng lại để tránh làm ảnh hưởng tới đối thoại và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng. Nếu Mỹ cứ quyết đi theo đường hướng này, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả kiên quyết", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: SCMP
Việc Mỹ cân nhắc xem xét không cử các nhà ngoại giao tham dự Thế vận hội Bắc Kinh diễn ra không lâu sau hội đàm trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Động thái mới từ Mỹ được dự đoán sẽ làm leo thang quan hệ song phương với Trung Quốc vốn đã căng thẳng suốt gần 3 năm qua.
Tiếp sau Mỹ đến New Zealand tuyên bố nước này sẽ không cử đại diện ngoại giao tới tham dự Thế vận hội Bắc Kinh 2022 với lý do lo ngại dịch COVID-19. "Có rất nhiều yếu tố nhưng phần lớn là do đại dịch COVID-19", Phó Thủ tướng New Zealand Grant Robertson cho biết. Ông Robertson lưu ý New Zealand gặp khó khăn trong công tác hậu cần để chuẩn bị cho chuyến đi của các quan chức tới Trung Quốc giữa mùa dịch.
Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi Mỹ cho biết sẽ không cử quan chức chính phủ tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. "Mỹ sẽ không cử bất cứ đại diện ngoại giao hoặc đại diện chính thức nào tới Thế vận hội Bắc Kinh 2022 và Paralympic Bắc Kinh 2022 trước các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói trong cuộc họp báo hôm 6/12.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự hội nghị trực tuyến cùng Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang tham khảo ý kiến của các đồng minh về "cách tiếp cận chung" đối với Thế vận hội Mùa đông sẽ diễn ra ở Bắc Kinh sẽ diễn ra vào đầu năm sau.
Trong buổi họp báo hôm 7/12, ông Robertson khẳng định quyết định của New Zealand không chịu ảnh hưởng bởi quyết định từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh nước này cũng từng bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền với Trung Quốc. “Chúng tôi từng nhiều lần nói rõ với Trung Quốc về quan ngại của chúng tôi trong vấn đề nhân quyền”, ông Robertson nói.
Ngày 8/12 tuyên bố trước báo giới ngày Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết giữa nước này và Trung Quốc tồn tại nhiều vấn đề khúc mắc như tình hình nhân quyền tại Tân Cương hay việc Australia mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều vấn đề khác nữa, tuy nhiên, Trung Quốc lại không đồng ý thảo luận với Australia về các vấn đề này, vì thế, Australia sẽ không cử quan chức tham dự Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh vào đầu năm 2022.
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại thêm căng thẳng khi Mỹ tuyên bố "tẩy chay ngoại giao" Thế vận hội Bắc Kinh 2022. (Nguồn: Getty Images)
Không có gì là ngạc nhiên khi các quan chức Australia không đến Trung Quốc tham dự Thế vận hội Mùa đông. Tuy nhiên, các vận động viên của Australia sẽ vẫn thi đấu tại sự kiện này. Tôi muốn tách biệt giữa thể thao với các vấn đề chính trị quan trọng khác. Đây là vấn đề giữa hai chính phủ. Tôi muốn các vấn đề này được giải quyết nhưng các vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Australia không muốn lùi bước trước những vấn đề mà chúng tôi đã có quan điểm rõ ràng là vì lợi ích của Australia ông Morrison nói.
Trước những tuyên bố không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh 2022 Trung Quốc cho rằng Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh là ‘tự lấy đá ghè chân. Ngày 7/12, Trung Quốc cáo buộc Mỹ phản bội các nguyên tắc của Olympic và cảnh báo Washington sẽ phải “trả giá” vì quyết định tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh. Trong khi đó, một quan chức của Ủy ban Olympic Quốc tế tuyên bố tôn trọng quyết định của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Canada cho biết vẫn đang bàn vấn đề này với các đồng minh và đối tác. Anh, Hà Lan và Nhật Bản nói vẫn đang cân nhắc. Phó Thủ tướng New Zealand cho biết nước này sẽ không cử quan chức đi, nhưng chủ yếu vì quan ngại COVID-19.
Nhiều đồng minh của Mỹ lưỡng lự chưa làm theo, nhưng hôm qua Úc khẳng định cũng sẽ tham gia tẩy chay ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo rằng Bắc Kinh phản đối việc Mỹ tẩy chay ngoại giao và sẽ có “các biện pháp đáp trả kiên quyết”
Trước việc nhiều nước không cử quan chức dự Olympic Bắc Kinh 2022 như: Mỹ và New Zealand rồi đến Australia cùng các nước Anh, Hà Lan và Nhật Bản Canada đang bàn vấn đề này với các đồng minh và đối tác nhiều nhà bình luận phân tích cho rằng rất có thể từ sự kiện này sẽ dẫn đến quan hệ giữa Trung Quốc và các nước tsẽ gia tăng căng thẳng./.
Minh Tuệ (tổng hợp và bình luận)
- Từ khóa
olympic bắc kinh 2022
Khủng hoảng ngoại giao của Liban liệu có được giải quyết
Căng thẳng ngoại giao giữa Liban với bốn quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain (Ba-ren), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi...
Hội đàm Nga-Mỹ liệu hai bên có tìm được tiếng nói chung
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 7/12sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến để giải quyết nhiều vấn đề song phương lẫn quốc tế đặc biệt...
Liệu Nga có tấn công Ukraine
Quan hệ Nga – Ukraine càng căng thẳng với những cáo buộc lẫn nhau tình báo Mỹ tung ra “Kế hoạch quân sự của Nga” tấn công Ukraine vào đầu năm tới. Nga bác bỏ...
Tuyên bố tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022 liệu Mỹ - Trung có dẫn tới xung đột mới
Nhà Trắng thông báo quyết định không cử đại diện ngoại giao đến Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022.
Mở rộng căn cứ quân sự ở Đông Nam Á Mỹ liệu có giải quyết được mối lo ngại ở Biển Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nhấn mạnh Washington sẽ sát cánh với các nước Đông Nam Á trong việc bảo vệ tự do biển cả và dân chủ.
Hoạt động đưa người di cư qua eo biển Manche liệu EU có tìm được biện pháp ngăn chặn
Từ đầu năm đến nay, có hơn 4.000 người đã nhập cư trái phép vào Anh qua Eo biển Manche, trong đó có khoảng 600 người trong vòng 5 ngày trở lại đây. Bộ trưởng...