Triều Tiên với những động thái mới liệu có là thách thức với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
Thứ Tư, 7/4/2021| 10:50Những động thái mới từ phía Triều Tiên đã khiến Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại đến mức phải tăng cường thống nhất quan điểm và phối hợp hành động. Theo giới truyền thông nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un không quan sát cuộc phóng 2 ‘tên lửa dẫn đường chiến thuật mới” vào sáng 25.3 và sự kiện này do một ủy viên Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên chỉ đạo.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát công trình xây dựng căn hộ liền kề ven bờ sông ở Bình Nhưỡng ngày 25.3
ảnh REUTERS
Cụ thể, hãng thông tấn KCNA sáng nay 26.3 đưa tin Triều Tiên phóng 2 "tên lửa dẫn đường chiến thuật mới" hôm 25.3, xác nhận thông tin nước này phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, theo Yonhap.
Cuộc thử nghiệm tên lửa nói trên được chỉ đạo bởi Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên (WPK) Ri Pyong-chol.
Ông Ri đã lập tức báo cáo kết quả thành công của cuộc phóng thử tên lửa cho Tổng Bí thư WPK (ông Kim Jong-un) và chuyển lời chúc mừng của Ủy ban Trung ương đảng tới ngành nghiên cứu khoa học quốc phòng”, KCNA viết.
Thông tin trên cho thấy ông Kim Jong-un không quan sát cuộc phóng thử tên lửa mới. Ngoài ra, KCNA hôm nay đưa tin ông Kim đã có chuyến “chỉ đạo thực địa” tại một công trình xây dựng căn hộ bên bờ sông ở Bình Nhưỡng trong ngày 25.3. Chuyến thăm này dường như cho thấy ông Kim Jong-un tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của người dân, theo Yonhap.
Trong chuyến thị sát trên, KCNA dẫn lời ông Kim cho hay sẽ có khoảng 800 căn hộ “liền kề hiện đại” sẽ được hoàn tất trong năm nay và được tặng “cho những người lao động và những cá nhân xuất sắc trong tất cả các ngành, các nhà khoa học, nhà giáo dục và những nhà văn cống hiến cho đảng và nhà nước”.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken (trái) trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản ngày 16-3 - Ảnh: REUTERS
Sau chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đón người đồng cấp từ Nhật Bản và Hàn Quốc sang vào thời điểm chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Nhật Bản Yohishide Suga sang Mỹ làm khách nước ngoài đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Nhà Trắng. Bộ ba có cùng quan điểm, lập trường cũng như các chính sách đối với Triều Tiên. Chẳng hạn như họ cùng đều cảm nhận bị Triều Tiên thách thức và đe dọa về an ninh. Họ đều cùng theo đuổi mục tiêu không để cho Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và kiềm chế cả chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên. Họ đều cùng theo đuổi chiến lược đối với Triều Tiên là vừa sử dụng răn đe về quân sự và trừng phạt Triều Tiên về kinh tế, thương mại, tài chính lại vừa tìm cách thuyết phục Triều Tiên đi vào đối thoại để phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Những động thái mới đây từ phía Triều Tiên như làm găng với Mỹ và Trung Quốc hay lại phóng tên lửa làm cho nhu cầu của bộ ba này về tăng cường thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trở nên cấp thiết hơn, nhất là trong bối cảnh tình hình chính quyền mới ở Mỹ vẫn ở giai đoạn xem xét lại và hoạch định lại chính sách đối với Triều Tiên nói chung và tìm cách giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên nói riêng. Có hai tác nhân mới mà bộ ba này bây giờ phải lưu ý đến. Thứ nhất, ông Biden không tiếp tục cách thức người tiền nhiệm xử lý quan hệ của Mỹ với Triều Tiên và sẽ không đề cao tác động của mối quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Mỹ với lãnh đạo Triều Tiên. Thứ hai, chính quyền mới ở Mỹ làm găng với cả Trung Quốc lẫn Nga mà cả hai đối tác này đều đóng vai trò cùng quyết định trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Cho nên bộ ba này tụm lại giờ cũng còn nhằm thống nhất quan điểm và phối hợp hành động cả đối với Trung Quốc và Nga nữa.
Một tên lửa đạn đạo xuất hiện trong cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng hôm 15/1. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden đã tiết lộ nội dung cuộc gặp ngày 2-4 của các cố vấn an ninh Mỹ - Nhật - Hàn tại bang Maryland Mỹ. "Chúng tôi muốn lắng nghe phản hồi từ các đồng minh. Đây không phải là một cuộc gặp chỉ có một chiều thông tin" - quan chức Mỹ không nêu tên nói với Hãng thông tấn Yonhap. Theo vị quan chức này, ngoài việc thảo luận các vụ Triều Tiên phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn các quan chức ở 3 nước cũng tìm hiểu về mức độ lây nhiễm COVID-19 ở Triều Tiên và đánh giá chính sách ngoại giao gần đây giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Trong tuyên bố chung 3 bên đầu tiên về Triều Tiên dưới thời chính quyền Biden ngày 3-4, Mỹ - Nhật - Hàn cam kết tiếp tục phối hợp hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên thông qua "phối hợp 3 bên". Theo Reuters, cuộc gặp lần này có tầm quan trọng nhất định đối với việc xây dựng chính sách Triều Tiên. Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các nỗ lực liên lạc, tìm hiểu hoặc xác minh các thông tin bên trong Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chưa có ý định gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un - Đồ họa: ABC News
Có vẻ như Washington vẫn chưa chọn được cách tiếp cận mới, một phần do việc thiếu thông tin thực tế. "Chúng tôi đang xem xét liệu các biện pháp gây áp lực bổ sung khác có thể có hiệu quả hay không, liệu có những con đường ngoại giao phù hợp nào khác có thể hữu ích" - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời khi được hỏi về quá trình tham vấn các đồng minh châu Á để tìm ra đối sách với Bình Nhưỡng.
Dựa trên câu trả lời của ông Blinken, có thể thấy đang có ít nhất 2 luồng quan điểm trong chính quyền Biden đối với Triều Tiên. Trường phái đầu tiên đòi tăng cấp áp lực, trong khi trường phái thứ hai tin rằng vẫn có thể phi hạt nhân hóa bằng thương thuyết ngoại giao.
Đối với Trung Quốc chính quyền Biden cũng được cho đã chủ động liên hệ với Bình Nhưỡng và đề cập vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong cuộc gặp 2 ngày với quan chức đối ngoại Trung Quốc tại Alaska vừa qua. Theo giới phân tích, chính quyền Biden vẫn xem Bắc Kinh là một nhân tố có ảnh hưởng trong tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc và Trung Quốc ngày 3-4 đã nêu cam kết tìm kiếm "giải pháp chính trị" cho vấn đề Triều Tiên sau cuộc gặp trực tiếp tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc. Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị làm dấy lên những kỳ vọng về việc nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên, bao gồm các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên vốn đã bế tắc từ năm 2009. Trước những động thái mới gần đây từ Triều Tiên nhiều nhiều nhà bình luận phân tích cho rằng rất nhiều khả năng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có tiếng nói chung về vấn đề đối phó với Triều Tiên, các nhà bình luận phân tích cũng nhận định rằng rất có thể đó là những biện pháp và những chính sách cứng rắn./.
Minh Tuệ (tổng hợp và bình luận)
Liệu Trung Quốc có tạo cơn địa chấn từ bản ghi nhớ tuần duyên giữa Mỹ và Đài
Giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc tăng cao, Mỹ và Đài Loan đã ký thỏa thuận về hợp tác tuần duyên. Ngày 25-3 hãng tin Reuters cho biết người đứng đầu cơ quan...
Tiến trình hòa bình ở Trung Đông liệu có đạt được như kỳ vọng
Có thể nói rằng cục diện địa-chính trị tại khu vực Trung Đông đã thay đổi đáng kể sau khi Israel trong vòng chưa đầy 4 tháng lần lượt bình thường hóa quan hệ...
Trung Quốc liệu có thành công với con đường Tơ lụa Bắc Cực
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đầu tư khắp mọi nơi ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Giờ đây, Bắc Kinh còn tỏ ra quan tâm đến Bắc Cực, khu vực...
Tương lai chính trị của ông Donald Trump sẽ ra sao
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi thất cử và trở về đời sống thường dân, vẫn là một nhân vật thu hút nhiều chú ý và bàn tán về tương lai chính trị của...
Tiến trình thiết lập hòa bình tại Nam Sudan liệu có dễ dàng
Với một quốc gia trẻ tuổi nhất thế giới Nam Sudan đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức về kinh tế – xã hội do cuộc xung đột kéo dài. Mâu thuẫn chính trị...
Biểu tình ở Myanmar khi nào mới hạ nhiệt
Ba tuần sau đảo chính, hàng triệu người Myanmar vẫn kéo xuống đường biểu tình, với sự bảo vệ từ mũ bảo hiểm, bùa hộ mệnh và sức mạnh của cuộc tổng đình...