Mỹ và EU liệu có làm giảm được hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ Sáu, 10/12/2021| 15:45Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng bày tỏ quan ngại mạnh mẽ trước 'những hành động đơn phương có vấn đề' mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông và nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp xúc gần gũi để quản lý cạnh tranh với Bắc Kinh.
Kể từ năm 2009, Mỹ đã gia tăng đáng kể việc triển khai quân sự trên Biển Đông nhưng hoạt động này trong năm nay tăng mạnh. Theo thống kê của Tổ chức sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện nghiên cứu đại dương Đại học Bắc Kinh, các trinh sát cơ Mỹ đã thực hiện 94 lượt do thám tầm gần ở Biển Đông trong tháng 11, tần suất dày đặc chưa từng thấy. Con số này tăng gần 30% so với mức kỷ lục 75 chuyến được ghi nhận hồi tháng 2.
Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: 81.cn
Cũng theo SCSPI, 80% hoạt động trinh sát trong tháng 11 có sự tham gia của máy bay tuần thám P-8A. Các máy bay khác tham gia nhiệm vụ là máy bay không người lái (UAV) MQ-4C và trinh sát cơ mặt đất E-8C. Thời điểm Mỹ thực hiện số chuyến bay do thám gần Trung Quốc cao nhất trong một ngày là 4-11, khi có tới 10 trinh sát cơ bay trên Biển Đông. Phạm vi trinh sát của máy bay Mỹ cũng mở rộng, có lúc chỉ cách đường cơ sở của Trung Quốc khoảng 15,91 hải lý (29,46km).
Tần suất cũng như quy mô hoạt động của các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông cũng tăng lên. Theo thống kê, riêng trong năm nay, nhóm tàu sân bay Mỹ đi vào khu vực này là 9 lần. Mới tháng 10 vừa rồi, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ và tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến hành nhiều cuộc tập trận trên Biển Đông. Ngoài Carl Vinson, ba nhóm tác chiến tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng hai tàu sân bay trực thăng USS Makin Island và USS Essex cũng thường xuyên xuất hiện trong vùng biển này.
Ảnh minh họa: iStock
Trước những hành động gia tăng và ngày càng làm tình hình phức tạp của Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì liên lạc song phương, đồng thời bày tỏ quan ngại trước "các hành động đơn phương" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuyên bố chung của Mỹ và EU được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Tổng thư ký Cơ quan Hoạt động Đối ngoại châu Âu Stefano Sannino tại Washington, Reuters đưa tin hôm 2/12. Tuyên bố “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ và EU duy trì tiếp xúc gần gũi và thường xuyên trong những cách tiếp cận liên quan khi hai bên đầu tư và phát triển kinh tế, hợp tác với Trung Quốc khi có thể, quản lý cạnh tranh với đối thủ hệ thống Trung Quốc một cách có trách nhiệm”. Hai bên bày tỏ sẵn sàng làm sâu sắc hợp tác chia sẻ thông tin về những hoạt động phát tán thông tin sai lệch do Trung Quốc tài trợ hoặc ủng hộ. Sau cuộc họp về vấn đề này, hai quan chức Sherman và Sannino tiếp tục thảo luận về Trung Quốc ở tham vấn cấp cao về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Wendy Sherman và Tổng thư ký Stefano Sannino hồi tháng 5.2021 ở Brussels (Bỉ) USEU.USMISSION.GOV
Trong một phát biểu riêng tại viện nghiên cứu ở Washington, Phó đô đốc Herve Blejean, Phó chỉ huy Bộ tư lệnh thủy quân đồng minh NATO, nói rằng vẫn còn dư địa để Mỹ và EU tăng cường phối hợp nhằm “thể hiện mong muốn mạnh mẽ của chúng ta về việc bảo vệ luật pháp quốc tế trên biển trước những chính sách thực tế mà chúng ta thấy trên Biển Đông”.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), ông Blejean nói rằng Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và cũng có lợi ích ở khu vực này giống như Anh và các nước thành viên EU như Đức, Hà Lan, Đan Mạch. “Chúng ta phải nhìn vào cách chúng ta cùng gửi thông điệp, vì khi chúng ta cùng đoàn kết thì thông điệp sẽ mạnh hơn, và cách chúng ta tương tác với các quốc gia cùng chung tư tưởng như Úc, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN và các nước khác”, ông Blejean nói.
Vị chỉ huy này nói rằng EU có thể xem xét xác định một “Vùng biển quan tâm” trên Biển Đông sau khi một dự án thí điểm nhằm tăng cường phối hợp giữa các nước EU được thực hiện trên Vịnh Guinea ở châu Phi và một khu vực tương tự dự kiến ở phía bắc Ấn Độ Dương.
Tuyên bố chung nêu rõ: “Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại sâu sắc về những hành động đơn phương và có vấn đề của Trung Quốc tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Eo biển Đài Loan. Đó là những hành động gây tổn hại tới hòa bình và an ninh trong vùng và có tác động trực tiếp tới an ninh, sự thịnh vượng của cả EU và Mỹ”. Văn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ và EU tiếp tục duy trì tiếp xúc chặt chẽ về phương pháp tiếp cận tương ứng khi hai phía đầu tư và phát triển kinh tế, hợp tác với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh trong việc đẩy lùi sức mạnh ngày càng tăng và hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên toàn thế giới. Ông Blejean cũng cho rằng EU có thể cân nhắc khả năng thiết lập “Vùng Lợi ích Biển” tại Biển Đông, theo sau dự án thí điểm đang được triển khai tại Vịnh Guinea (châu Phi), cho phép tăng cường phối hợp và nâng cao sự hiện diện của các thành viên EU tại khu vực. Một kế hoạch tương tự đang được nghiên cứu ở phía bắc Ấn Độ Dương./.
Minh Tuệ (tổng hợp và bình luận)
- Từ khóa
trung quốc ở biển đông
Con trai ông Hun Sen liệu có trở thành thủ tướng Campuchia
Đảng cầm quyền ở Campuchia sẽ họp vào ngày 24-12 để quyết định các ứng viên cho chức thủ tướng tiếp theo, nhiều khả năng có tên con trai ông Hun Sen là Tướng...
Những thách thức nào với Đảng Dân chủ trong bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
Theo kết quả một cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu chính trị Mỹ thuộc Đại học Harvard và công ty nghiên cứu thị trường Harris (Havard CAPS/Harris) công...
Từ Olympic Bắc Kinh 2022 liệu có xảy ra căng thẳng ngoại giao trong tình hình mới
Tiếp sau Mỹ và New Zealand rồi đến Australia tuyên bố không cử quan chức chính phủ tới tham dự Thế vận hội Mùa đông vào đầu năm 2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc....
Khủng hoảng ngoại giao của Liban liệu có được giải quyết
Căng thẳng ngoại giao giữa Liban với bốn quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain (Ba-ren), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi...
Hội đàm Nga-Mỹ liệu hai bên có tìm được tiếng nói chung
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 7/12sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến để giải quyết nhiều vấn đề song phương lẫn quốc tế đặc biệt...
Liệu Nga có tấn công Ukraine
Quan hệ Nga – Ukraine càng căng thẳng với những cáo buộc lẫn nhau tình báo Mỹ tung ra “Kế hoạch quân sự của Nga” tấn công Ukraine vào đầu năm tới. Nga bác bỏ...