Châu Âu 'buồn lòng' về gói trợ cấp năng lượng xanh của Mỹ?
Chủ nhật, 4/12/2022| 16:28Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự định nhân chuyến công du tới Washington tuần này bày tỏ lo ngại của châu Âu về gói trợ cấp năng lượng xanh của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù hoan nghênh cam kết chuyển đổi sang năng lượng xanh, nhưng Liên minh châu Âu (EU) vẫn lo ngại Đạo luật giảm lạm phát (IRA) trị giá 430 tỉ USD cửa Mỹ sẽ đặt các công ty lục địa già vào thế bất lợi.
Theo IRA, chính quyền Tổng thống Biden sẽ giảm thuế cho linh kiện dùng trong công nghệ năng lượng tái tạo - chẳng hạn như xe điện - với điều kiện chúng được sản xuất ở Bắc Mỹ. Đạo luật giảm lạm phát, được Nhà Trắng khẳng định là cam kết lớn nhất nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong lịch sử nước Mỹ cũng như nhắm mục tiêu thực hiện những thay đổi được trông đợi từ lâu trong việc ấn định giá thuốc cũng như bổ sung tính công bằng cho hệ thống thuế, với mức thuế tối thiểu 15% doanh thu đối với các tập đoàn lớn.
EU xác định điều khoản này có khả năng vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tổng thống Macron có nhiệm vụ lớn khi sang Washington - Ảnh: Reuters
Ông Thierry Breton - ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU - cảnh báo gói trợ cấp mới của Tổng thống Biden đặt ra một thách thức hiện hữu đối với nền kinh tế châu Âu, nhấn mạnh rằng vấn đề cấp bách hiện nay là đảo ngược quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra.
Đạo luật Giảm lạm phát đặc biệt có thể gây tổn hại cho các quốc gia sản xuất ô tô của EU, chẳng hạn như Pháp và Đức, vì đạo luật này khuyến khích người tiêu dùng mua hàng Mỹ khi nói đến xe điện.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố tuy trợ cấp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng là hành vi công bằng, chúng vẫn cần tuân thủ quy định WTO và nên có sân chơi bình đẳng. Việc Washington giảm thuế khiến công ty châu Âu bất lợi trong cạnh tranh với đối thủ Mỹ. Quy định trợ cấp của EU không cho phép các nước thành viên ưu đãi thuế cho công ty đặt nhà máy tại nước họ như Mỹ.
Do IRA đã ban hành nên khả năng Quốc hội Mỹ tiến hành sửa đổi đạo luật là không thể xảy ra, giới chức châu Âu đành hy vọng được hưởng miễn trừ như Canada, Mexico.
Ủy ban châu Âu (EC) cùng Nhà Trắng đã lập nhóm chuyên trách đàm phán, tuy vậy Tổng thống Macron vẫn muốn sử dụng ảnh hưởng chính trị của mình để gây sức ép ở cấp cao nhất. Pháp kêu gọi châu Âu phản ứng bằng cách tung ra đạo luật tương tự với trợ cấp lớn.
Tuy không lên tiếng ủng hộ khả năng ban hành chương trình trợ cấp, Đức lại bày tỏ quan tâm đến việc hỗ trợ công nghiệp lục địa già. Phó thủ tướng Robert Habeck - vừa gặp Tổng thống Macron tuần trước - thậm chí còn đề xuất EU đặt mục tiêu cho sản phẩm sản xuất trong khối.
Người dân Mỹ chưa hào hứng lắm với xe điện. Ảnh: Automotive News.
Một số quan chức Đức chỉ ra quỹ phục hồi sau đại dịch của EU vẫn còn 200 tỉ euro, có thể được dùng để hỗ trợ công nghiệp.
Brussels tuyên bố luật công nghệ xanh hàng đầu của Mỹ vi phạm các thỏa thuận thương mại toàn cầu, gây nguy cơ “chạy đua tới đáy” về các ưu đãi năng lượng. Brussels triển khai một kế hoạch khẩn cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ quan trọng. Kế hoạch này sẽ được đặt tên là "Quỹ chủ quyền châu Âu" để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào châu Âu và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh đầy tham vọng.
Canada cho biết họ sẽ áp dụng các khoản tín dụng thuế cho các khoản đầu tư xanh để ngăn các công ty bị thu hút sang Mỹ.
Không chỉ EU, một đồng minh khác là Hàn Quốc cũng lo ngại nhiều hãng ô tô nước mình không đủ điều kiện hưởng giảm trừ thuế từ Mỹ.
EU hy vọng cuộc họp ngày 5/12 của Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU - Mỹ (đơn vị thúc đẩy tham vấn giữa hai bên) sẽ cho ra một thỏa thuận. Dù không ai muốn khơi lại căng thẳng thương mại vốn đã làm tổn thương mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhưng giới chức châu Âu không loại trừ khả năng đưa vấn đề lên WTO nếu đàm phán không đem lại kết quả. Phản ứng cứng rắn có thể vấp phải phản đối từ quốc gia thân thiện với thương mại tự do truyền thống như Hà Lan hay Thụy Điển./.
Huyền Anh
Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc: Mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ
Một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ, Trung Quốc đã phát triển 400 đầu đạn hạt nhân và đang trên đường mở rộng kho vũ khí của mình lên 1.500 vũ khí vào giữa...
Mô hình xử lý rác thải thực phẩm của Hàn Quốc: Kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia
Hàn Quốc đã xử lý gần 100% chất thải thực phẩm bằng những cách thức đơn giản, hữu hiệu trong đó có việc huy động người dân tham gia vào quá trình phân loại và...
Nhà lãnh đạo của thuyết 'Ba đại diện' xây dựng CNXH ở Trung Quốc
Trong thông báo về sự ra đi của nguyên Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tân Hoa xã nêu rõ ông là "lãnh đạo nổi bật...
Gia nhập NATO: Khe cửa hẹp với Ukraine
Phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Bucharest (Romania) từ ngày...
Trung Quốc đang dần thay đổi chiến lược Zero-Covid?
Sự gia tăng cố ca mắc Covid-19 diễn ra giữa bối cảnh Trung Quốc phải quyết định liệu sẽ chấp nhận để virus lây lan hay quay lại chiến lược Zero-Covid với các...
Ngày lễ cuối năm ở nhiều nước châu Âu bớt lung linh vì khủng hoảng năng lượng
Tại nhiều nước châu Âu, các nhà chức trách đều đã giới hạn giờ chiếu sáng cho dịp lễ, trong khi nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng...