Trang chủNewsThế giớiThế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều dự báo trước đó đã không sai.

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột
Ảnh minh họa.

Có thể thấy, quá trình chuyển dịch sang cục diện “đa cực, đa trung tâm” sẽ nhiều gập ghềnh, bất trắc. Nhiều quan điểm, chiến lược, “luật chơi” mới sẽ manh nha hình thành, trong khi trật tự cũ với các “luật chơi” hiện hành chưa mất đi. Nhiều tập hợp lực lượng mới được hình thành, nhiều cọ xát lợi ích, điểm nóng mới phát sinh hoặc leo thang.

Có lúc, có nơi, thế giới đã rơi vào trạng thái hoang mang, lẫn lộn giữa đúng, sai, phải, trái khi nhiều nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc ứng xử đã trở thành luật hoặc tập quán của quan hệ quốc tế không còn được các bên nghiêm chỉnh tôn trọng, có các cách diễn giải khác biệt, hoặc áp dụng tuỳ tiện, thiếu nhất quán.

Bức tranh xám màu

Xung đột Nga-Ukraine sang năm thứ ba, chưa có dấu hiệu xuống thang, chưa thấy ánh sáng hoà bình cuối đường hầm. Cuộc đối đầu về quân sự dần mở rộng thành đối đầu về công nghệ, truyền thông, ý chí, về sức mạnh kinh tế của hai bên, đặc biệt là về năng lực chuyển hoá nền kinh tế nhanh chóng, hiệu quả sang phục vụ ở thực địa giao tranh.

Nga tỏ ra nhanh chóng, hiệu quả hơn khi đã tăng sản lượng công nghiệp quốc phòng lên 15%. Trong khi đó, Ukraine và các nước phương Tây chật vật hơn, song cũng đã có các biện pháp chiến lược. Liên minh châu Âu (EU) công bố Chiến lược công nghiệp quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tự chủ về quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Chiến lược công nghiệp quốc phòng quốc gia (NDIS) nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng quốc phòng có thể sản xuất các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ với tốc độ và quy mô đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu hao cao của các xung đột vũ trang.

Các bên đều hiểu rằng, với xung đột, các chỉ số GDP, sức mạnh tài chính, các khoản ngân sách hoặc tài trợ sẽ trở nên vô nghĩa nếu không chuyển hoá thành sức mạnh sản xuất công nghiệp nhanh chóng, kịp thời.

Trong khi căng thẳng ở châu Âu chưa lắng xuống thì xung đột ở Trung Đông đã cướp đi sinh mạng của hơn 33.000 người Palestine, trong đó rất nhiều phụ nữ và trẻ em, tạo ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Không dừng lại ở Dải Gaza, căng thẳng lan rộng sang các khu vực khác như Lebanon, khiến ít nhất 175 người Lebanon và 15 người Israel thiệt mạng, cùng với sự di dời của hàng chục nghìn người dân. Các cuộc đàm phán ngừng bắn diễn ra nhưng chưa đạt kết quả đáng kể. Cuộc tranh luận giữa quyền tự vệ chính đáng, nghĩa vụ “đáp trả tương xứng” và tôn trọng luật pháp nhân đạo quốc tế của Israel vẫn kéo dài, trong khi máu vẫn đổ.

Ở Biển Đỏ, nhóm Houthi từ Yemen đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào tàu thương mại, làm gián đoạn nghiêm trọng tuyến đường vận chuyển quan trọng này, đẩy phí container từ châu Á đến Bắc Mỹ lên 38%, đạt mức hơn 4.000 USD cho mỗi container 40 feet (FEU), đến Bờ Đông nước Mỹ tăng 21% lên mức 6,152 USD/FEU. Các tuyến đường từ châu Á đến Bắc Âu và Địa Trung Hải ghi nhận mức tăng tương tự, với giá cước tăng hơn 50% ở nhiều khu vực. Các vụ tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa Israel và Iran thiếu chút nữa đã có thể đẩy vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông vượt giới hạn kiểm soát, với hệ lụy khó tưởng tượng nổi.

Ở khu vực châu Á, tuy không có xung đột, đối đầu quân sự, song tình hình nhiều điểm nóng đang diễn biến xấu. Ngay những ngày đầu năm, Triều Tiên tuyên bố bãi bỏ mục tiêu thống nhất với Hàn Quốc, thay vào đó bằng chính sách đối đầu quân sự, và kèm theo liên tiếp các vụ thử tên lửa đạn đạo, bao gồm tên lửa xuyên lục địa, và các cuộc tập trận bắn đạn thật gần biên giới với Hàn Quốc. Triều Tiên đã triển khai máy bay chiến đấu và tiến hành diễn tập quân sự gần biên giới trên biển và trên không. Hàn Quốc đáp trả bằng cách đình chỉ Hiệp định quân sự liên Triều 2018 và tăng cường diễn tập chung với Mỹ và Nhật Bản, càng làm cho không khí căng thẳng, đối đầu ở bán đảo Triều Tiên dâng cao.

Căng thẳng mới leo thang ở eo biển Đài Loan. Sau lễ nhậm chức của ông Lại Thanh Đức, ứng cử viên Đảng Dân tiến (DPP) đắc cử người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc trả đũa bằng chiến dịch quân sự “Liên kiếm-2024A” lần đầu tiên với cả ba lực lượng hải quân, không quân và lực lượng tên lửa rocket, với hơn 100 máy bay và hàng chục tàu hải quân, tiến hành các hoạt động tấn công giả lập trên không và trên biển, vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan. Các cuộc tập trận này sử dụng các loại vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu J-20, tên lửa đạn đạo Đông Phong và hệ thống phóng rocket PHL-16. Các hoạt động diễn ra cả ở phía Bắc và phía Nam Đài Loan, bao gồm cả mô phỏng tấn công vào các cơ sở quân sự.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông cũng leo thang đáng kể, đặc biệt là tại bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal), nhất là sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần chặn và sử dụng vòi rồng áp lực cao để tấn công các tàu của Philippines, cản trở nỗ lực tiếp tế cho các binh sĩ đóng trên tàu chiến cũ BRP Sierra Madre của Philippines, gây thương tích cho các thủy thủ và làm hư hỏng tàu công vụ Philippines. Việc Philippines đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa lên Liên hợp quốc (LHQ) hôm 14/6 sẽ khuấy động những tranh luận về pháp lý giữa các nước có yêu sách ở Biển Đông, tương tự như cuộc tranh luận bằng công hàm tại LHQ năm 2019-2020.

Không chỉ nóng về địa chính trị, thế giới sáu tháng đầu năm 2024 còn nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu gây ra. Tháng 1/2024 được ghi nhận là tháng 1 ấm nhất trong lịch sử, với nhiệt độ bề mặt toàn cầu cao hơn 1,27°C so với mức trung bình của thế kỷ XX. Lượng mưa toàn cầu cũng đạt gần mức kỷ lục, gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều khu vực, trong khi nhiều vùng khác lại trải qua hạn hán và nguy cơ cháy rừng tăng cao.

Tích cực nhưng vẫn khó lường

Trong bức tranh xám màu đó của môi trường an ninh toàn cầu, có thể thấy vài tia sáng tích cực.

Quan hệ Mỹ-Trung có dấu hiệu ấm lên trong năm 2024, tập trung duy trì đối thoại và kiểm soát cạnh tranh. Hai nước tiếp tục duy trì các tương tác ở cấp cao, sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco vào tháng 11/2023. Mỹ và Trung Quốc mở lại các kênh liên lạc quân sự và cam kết tăng cường hợp tác về các vấn đề toàn cầu như giảm phát thải khí nhà kính và chất gây nghiệm fentanyl. Dù còn nhiều điểm bất đồng, cả hai bên đều nỗ lực để tránh leo thang căng thẳng và duy trì ổn định khu vực. Xu hướng này được kỳ vọng tiếp tục vì cả hai quốc gia đều hiểu lợi ích của việc hợp tác, ngay cả khi cạnh tranh chiến lược vẫn tồn tại.

Tình hình kinh tế thế giới có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, tuy vẫn còn nhiều thách thức đáng kể. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,1% trong năm 2024, cao hơn so với dự báo trước đó nhờ vào sức mạnh kinh tế của Mỹ, sự phục hồi phần nào sức mua của Trung Quốc và một số nền kinh tế đang phát triển lớn khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với mức trung bình lịch sử từ năm 2000 đến 2019 là 3,8%. Lạm phát toàn cầu giảm đáng kể so với mức cao kỷ lục trong năm 2022. Tại Mỹ, lạm phát cơ bản dự kiến giảm xuống còn 2,4% trong năm 2024, từ mức 3,4% của năm trước.

Kinh tế Đông Nam Á trong sáu tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 4,6%, tiếp tục cao hơn nhiều mức bình quân của thế giới, với sự phục hồi mạnh mẽ từ các ngành du lịch và sản xuất điện tử. Các quốc gia như Indonesia và Việt Nam tiếp tục được xem là đạt tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, khu vực vẫn đối mặt với thách thức từ lạm phát và rủi ro từ căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh giữa các nước lớn.

Dự báo, nửa sau năm 2024 còn nhiều yếu tố khó lường. Cuộc bầu cử Mỹ bước vào giai đoạn nước rút sẽ khiến Mỹ tạm thời phân tâm, tập trung vào các vấn đề nội bộ. Các sáng kiến ngừng bắn mong manh ở Trung Đông sẽ có kết cục ra sao nếu thiếu sự quyết tâm thúc đẩy của Mỹ và cá nhân Tổng thống Biden?

Trong khi đó, chiến dịch quân sự mùa Hè trên thực địa giữa Nga-Ukraine năm nay được cho là có thể quyết định phương hướng giải quyết xung đột.

Ở khu vực châu Á, kỳ họp Trung ương lần thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (dự kiến vào tháng Bảy) sẽ quyết định phương hướng phát triển của Trung Quốc trong nhiều năm tới.

Hy vọng rằng, các ưu tiên chính trị nội bộ sẽ khuyến khích Mỹ và Trung Quốc duy trì đà hợp tác hiện nay, kiểm soát tốt cạnh tranh chiến lược, giảm bớt lo ngại cho thế giới trong tình hình rối ren hiện nay.





Nguồn: https://baoquocte.vn/the-gioi-hoang-mang-giua-cac-luong-xung-dot-275683.html

Cùng chủ đề

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thảm họa lũ lụt hiếm thấy ở Tây Ban Nha, đường xá và cầu cống bị cuốn trôi

Giới chức Tây Ban Nha cho biết ngày 31/10, số người thiệt mạng do lũ quét ở miền Đông nước này đã tăng lên 158 người.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Tuy nhiên, “sóng” bán tháo mạnh sẽ sớm qua, giới phân tích vẫn lạc quan. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.

Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Từ ngày 1-30/11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ngày 2/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Hộp xà phòng Boeing cấp cho Không quân Mỹ đội giá gần 8.000%

Trang Newsweek ngày 31.10 đưa tin báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc chỉ ra Boeing đã tính giá quá cao với nhiều thiết bị cấp cho máy bay vận tải C-17. ...

Cùng chuyên mục

Đặc nhiệm Israel đột kích miền bắc Li Băng, bắt thuyền trưởng tàu dân sự?

Bộ trưởng Li Băng ngày 2.11 xác nhận một công dân nước này là thuyền trưởng tàu dân sự đã bị lực lượng đặc nhiệm Israel bắt giữ khi đột kích miền bắc Li Băng. ...

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm...

Mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,6 tỷ USD

Dù gặp khó khăn thử thách về thị trường và điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đồng Tháp trong 10 tháng ước đạt 1.600,03 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 114,3% so với kế hoạch. Dù gặp khó khăn thử thách về thị trường và...

Chọn nhà cho con, chọn Masteri Centre Point

“Có con rồi thì nhất định phải tìm được một nơi có chất lượng sống tốt nhất có thể. May mắn thay, Masteri Centre Point xuất hiện và thuyết phục chúng tôi ngay từ lần đầu trải nghiệm”, anh H chia sẻ. “Có con rồi thì nhất định phải tìm được một nơi có chất lượng sống tốt nhất có...

Hà Nội FC đồng hành cùng ‘Sống sau lũ 2024’

Trên trang chủ của mình, đội bóng Thủ đô viết “CLB bóng đá Hà Nội đồng hành cùng dự án "Sống sau lũ" hướng tới việc giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống với vật nuôi, cây trồng sau cơn bão Yagi và mới nhất là cơn bão Trà Mi.Dự án đặt mục tiêu phân phát được...

Chuyên gia MEDLATEC gây ấn tượng với 2 báo cáo về phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tại Hội nghị y...

Chiều 31/10, Hội nghị y khoa “Cập nhật ý nghĩa xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị” diễn ra thành công tốt đẹp tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang, với sự tham dự...

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Chỉ trong vòng hai ngày, giá vàng thế giới đã lao dốc từ 2.787 USD/ounce về 2.735 USD/ounce khi kết thúc tuần giao dịch, tương đương mức giảm 52 USD/ounce. ...

Mới nhất