Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn...

Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ “thay chân” Trung Quốc?


Trong khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác thì Ấn Độ đã thoát khỏi sự “ì ạch” và ghi nhận những bước tiến đều đặn.

Kinh tế Ấn Độ
Nền kinh tế Ấn Độ hiện trị giá gần 3,5 nghìn tỷ USD. (Nguồn: CNBC)

Sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại New Delhi, thị trường chứng khoán nước này đã tăng chóng mặt.

Niềm tin kinh tế tại đất nước đông dân nhất thế giới ngày càng tăng. Vào tháng 8, Ấn Độ đã gia nhập câu lạc bộ các quốc gia đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng. Điều này đã khẳng định tham vọng về khoa học và công nghệ của đất nước.

Sự bùng nổ của Ấn Độ xuất hiện vào thời điểm Trung Quốc – vốn là động lực tăng trưởng toàn cầu trong nhiều thập niên – đang chứng kiến ​​​​nền kinh tế giảm sút. Hội tụ nhiều lợi thế thuận lợi, New Delhi đang nhanh chóng nổi lên như một “người kế thừa” tiềm năng, từ dân số trẻ ngày càng tăng đến các nhà máy sản xuất xuất hiện ngày một dày đặc.

GS. Eswar Prasad tại Đại học Cornell cho biết: “Không thể phủ nhận nền kinh tế Ấn Độ đã sẵn sàng cho sự bùng nổ. Một số giải pháp cải cách được thực hiện trong những năm qua đã mở đường cho đà tăng trưởng vững chắc.

Quốc gia này cũng đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài vì một số lý do chính đáng”.

Số hóa “thay đổi cuộc chơi”

Trong vài thập niên qua, đã có những giai đoạn thế giới lạc quan về Ấn Độ – nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn liên tục “ghi điểm” với thế giới.

Khoảng cách giữa hai nền kinh tế châu Á là rất lớn. Nền kinh tế Ấn Độ hiện trị giá gần 3,5 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có quy mô gần 15 nghìn tỷ USD.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay, cả hai nền kinh tế dự kiến ​​sẽ đóng góp khoảng một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, với 35% trong số đó đến từ Trung Quốc.

Các nhà phân tích của Công ty dịch vụ tài chính Barclays viết trong báo cáo rằng, để vượt qua Trung Quốc trở thành nước đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, Ấn Độ phải đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững ở mức 8%.

Năm nay, IMF dự báo, Ấn Độ sẽ tăng trưởng ở mức 6,3%.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng chính thức khoảng 5%. nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng gia tăng, như chi tiêu tiêu dùng yếu và cuộc khủng hoảng bất động sản.

Barclays nhận định: “Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới có đủ điều kiện để tăng trưởng với tốc độ hàng năm ít nhất 6% trong vài năm tới. Nhưng để đạt mức tăng trưởng 8%, khu vực tư nhân ở Ấn Độ cần phải tăng cường mức độ đầu tư”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt mục tiêu đưa nước này trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Chính phủ đang tạo điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn và thu hút nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư hơn.

Giống như Trung Quốc đã làm cách đây hơn ba thập niên, Ấn Độ đang bắt đầu cơ sở hạ tầng quy mô lớn bằng cách chi hàng tỷ USD để xây dựng đường sá, bến cảng, sân bay và đường sắt. Chỉ riêng trong ngân sách năm nay, 120 tỷ USD đã được chi cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhằm thúc đẩy mở rộng kinh tế.

Trên thực tế, Ấn Độ đã bổ sung thêm 50.000 km vào mạng lưới đường cao tốc quốc gia, tăng 50% tổng chiều dài từ năm 2014 đến năm 2022.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng, đất nước của Thủ tướng Narendra Modi cũng đã xây dựng một loạt cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số. Điều này đang làm thay đổi hoạt động thương mại của đất nước.

GS. Eswar Prasad nhận định, số hóa đã góp phần “thay đổi cuộc chơi” đối với người dân và doanh nghiệp. Đơn cử như chương trình Aadhaar được triển khai năm 2009 đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Ấn Độ. Chương trình vận hành bằng cách quét dấu vân tay, mống mắt và khuôn mặt của 1,3 tỷ người dân và kết nối dữ liệu với mọi thứ, từ vé tàu xe, tài khoản ngân hàng, thông tin thuế, phúc lợi xã hội đến điện thoại di động.

Một nền tảng khác – giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) – cho phép người dùng thực hiện thanh toán ngay lập tức bằng cách quét mã QR. Giao diện này được người Ấn Độ thuộc mọi tầng lớp xã hội đón nhận và hàng triệu USD đã chảy vào nền kinh tế.

“Không thể phủ nhận nền kinh tế Ấn Độ đã sẵn sàng cho sự bùng nổ. Một số giải pháp cải cách được thực hiện trong những năm qua đã mở đường cho đà tăng trưởng vững chắc. Quốc gia này này cũng đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài vì một số lý do chính đáng”, GS. Eswar Prasad tại Đại học Cornell.

Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Modi trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, nhờ cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số, Ấn Độ đã đạt được các mục tiêu về tài chính toàn diện chỉ trong 6 năm, thay vì 47 năm.

Chưa thể thay thế Trung Quốc

Ấn Độ đang hưởng lợi từ chiến lược củng cố chuỗi cung ứng của các công ty trên toàn cầu. Các doanh nghiệp quốc tế muốn đa dạng hóa để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt từ sau khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng và Covid-19 xuất hiện.

Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á cũng tích cực triển khai chương trình khuyến khích sản xuất trị giá 26 tỷ USD để thu hút các công ty thành lập sản xuất trong 14 lĩnh vực, bao gồm điện tử, ô tô, dược phẩm và thiết bị y tế.

Kết quả là, một số công ty lớn nhất thế giới, bao gồm cả nhà cung cấp Foxconn của Apple, đang mở rộng hoạt động ở Ấn Độ. Nhưng ngay cả khi sức nặng của Ấn Độ ngày càng tăng, đất nước vẫn chưa thể tạo được phép màu kinh tế – điều mà Trung Quốc đã tạo ra cách đây nhiều thập niên.

GS. Willy Shih tại Trường Kinh doanh Harvard nhận thấy: “Ấn Độ không giống Trung Quốc vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa gỡ bỏ các rào cản với đầu tư nước ngoài. Theo nhận định của tôi, thủ tục vẫn khá rườm rà, nền kinh tế còn khó đoán và nhiều rào cản phi thuế quan là những vướng mắc còn tồn tại ở Ấn Độ”.

Dẫn chứng là năm 2016, Ấn Độ đột ngột khai tử tờ 500 và 1.000 Rupee. Điều này nhiều người dân và doanh nghiệp sống dựa vào tiền mặt chịu ảnh hưởng nặng nề. Hàng nghìn người Ấn Độ đã đổ đến các ngân hàng để đổi tiền bởi hai loại tiền này quá phổ biến.

Trong khi đó, tháng 7/2023, Ấn Độ không thông qua kế hoạch xây nhà máy xe điện của BYD và một công ty địa phương với lý do vì an ninh quốc gia.

Báo cáo được công bố vào tháng 10 của Ngân hàng HSBC cho hay, Ấn Độ vẫn có quá ít yếu tố để lấp chỗ trống cho “cỗ máy tăng trưởng” Trung Quốc.

Hai nhà kinh tế học Frederic Neumann và Justin Feng của HSBC chỉ rõ, hai nước vẫn tồn tại sự khác biệt về tiêu dùng và đầu tư. Trung Quốc hiện đóng góp 30% đầu tư trên toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của Ấn Độ chỉ là 5%. “Kể cả khi Trung Quốc dừng đầu tư và Ấn Độ tăng tốc lên gấp 3, New Delhi vẫn phải mất 18 năm nữa mới bắt kịp mức đầu tư từ Bắc Kinh”, báo cáo nêu.

Về tiêu dùng, Ấn Độ cũng phải mất 15 năm nữa mới bằng Trung Quốc hiện tại.

Báo cáo của HSBC kết luận: “Những điều này không phải để nói rằng Ấn Độ sẽ không có ảnh hưởng lớn với thế giới. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng, sự trỗi dậy của đất nước Nam Á vẫn còn chưa đủ để thay thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Theo các chuyên gia phân tích, xuất khẩu cần cẩu của Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh đang tăng vọt, cho thấy hoạt động xây dựng trong Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" đang được Bắc Kinh mở rộng, trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục leo thang.

Trung Quốc “ra đòn” mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Ngày 28/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tiến hành điều tra "khách quan và minh bạch" vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan, mà theo các chuyên gia phương Tây và Mỹ là do hệ thống phòng không Nga bắn hạ.

Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya, cảnh sát nước này vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport Alexander Mikheyev tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức cao kỷ lục trên 57 tỷ USD.

Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.

Tiếp đà tăng, lý do khiến thị trường phục hồi, có dấu hiệu đầu cơ đẩy giá?

Giá tiêu hôm nay 29/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Công nghiệp đồ chơi trẻ em ở Mỹ lo ông Trump áp thuế vì có xuất xứ Trung Quốc

Giá đồ chơi trẻ em ở Mỹ có thể sẽ tăng giá trong năm 2025 nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp mức thuế mới nhằm vào Trung Quốc, bởi 80% đồ chơi ở Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc. Ngành công...

PYN Elite chốt lời cổ phiếu CMG và HDB, giữ kỳ vọng VN-Index lên 2.500 điểm

Người đứng đầu quỹ đầu tư đến từ Phần Lan cho rằng mục tiêu dài hạn của quỹ đối với chỉ số vẫn là 2.500 điểm dựa trên kỳ vọng tăng trưởng thu nhập 2-3 năm tới và định giá thị trường ở mức P/ E 16 lần. PYN Elite chốt lời cổ phiếu CMG và HDB, giữ kỳ vọng VN-Index lên 2.500 điểmNgười đứng đầu quỹ đầu tư đến từ Phần Lan cho rằng mục tiêu dài hạn của...

Xăng dầu tăng giá, tàu cá nguy cơ nằm bờ

Có hơn 20 năm bám biển, ngư dân Võ Minh Hiếu ở ấp 1, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải cho biết, cặp cào đôi hơn 90CV của gia đình vừa cập cảng sau chuyến đánh bắt gần 1 tháng nhưng sản lượng cá thu về ít, chỉ hơn 4 tấn cá, chủ yếu là cá phân. Sản lượng cá chỉ bán được gần 600 triệu đồng, trong khi chi phí tiền dầu một chuyến đã hơn...

Ô tô điện đang thu hút người dùng, quy mô thị trường Việt 5-7 tỉ USD

Xe điện đang dần trở thành tâm điểm chú ý tại Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Đại học RMIT Việt Nam dự báo thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5 - 7 tỉ USD. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn năng lượng có doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng chính thức đổi tên mới

Petrovietnam chính thức đổi tên mới là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia và đạt mốc doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng. Petrovietnam đổi tên gắn tái cơ cấu, tiên phong đóng góp tăng trưởngTuy vậy, Thủ tướng lưu...

Vì sao người chăn nuôi sính vắc xin ngoại hơn vắc xin Việt?

Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi... nhưng người chăn nuôi vẫn có tâm ly 'sính ngoại', e dè chất lượng khiến vắc xin nội chưa được dùng nhiều. ...

Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/12/2024 đến 3/1/2025

NDO - Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 30/12/2024 đến 3/1/2025. * Ngày 24/1/2025, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/1/2025 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/1/2024. * Ngày 20/1/2025, CTCP Dược phẩm Hải Phòng...

Công ty may không đơn hàng suốt 2 năm, cổ phiếu lao dốc thảm lại đón ‘tin dữ’

Mỗi cổ phiếu GMC của Garmex Sài Gòn ở thời kỳ kinh doanh đỉnh cao có giá gần 35.000 đồng. Sau gần 2 năm không đơn hàng, thị giá cổ phiếu này đã trượt về vùng 7.000 đồng, nay lại đối mặt “án” hủy niêm yết. ...

Trồng sầu riêng ở Lào mang về lãi cao cho Cao su Đắk Lắk

Mảng kinh doanh sầu riêng trở thành khoản đầu tư sinh lợi vượt trội cho Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI), so với các loại cây trồng khác như cao su hay điều. Theo số liệu của Tổng...

Mới nhất

Chân dung nữ sinh FPT Kiều Duy vừa đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 Nguyễn Ngọc Kiều Duy là nữ sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh Đại học FPT Cần Thơ. Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 Nguyễn Ngọc Kiều Duy, sinh năm 2003 hiện theo học năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học FPT Cần Thơ. Cô sở hữu...

Tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì hội nghị.Các đại...

Bản quyền AI khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ đối mặt thách thức lớn

Theo nhận định từ Reuters, năm 2025 có thể mang tới những diễn biến quan trọng trong loạt vụ kiện bản quyền. Những yếu tố này có thể trở thành bước ngoặt lớn góp...

Tập đoàn năng lượng có doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng chính thức đổi tên mới

Petrovietnam chính thức đổi tên mới là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia và đạt mốc doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng. ...

Mới nhất