Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThế giới cần có niềm tin

Thế giới cần có niềm tin


“Chúng ta đang đối mặt với một thế giới rạn nứt và chia rẽ xã hội ngày càng trầm trọng, dẫn đến tình trạng bất ổn và bi quan lan rộng. Chúng ta phải xây dựng lại niềm tin”, đó chính là thông điệp của Diễn đàn WEF Davos năm nay.

Tại WEF Davos lần thứ 54, các bên tham dự nêu cao tinh thần xuyên suốt là “cởi mở và hợp tác”. Ảnh minh họa. (Nguồn: cnbctv18.com)
Tại WEF Davos lần thứ 54, các bên tham dự nêu cao tinh thần xuyên suốt là “cởi mở và hợp tác”. Ảnh minh họa. (Nguồn: cnbctv18.com)

Tiếp theo chủ đề “Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh” của năm 2023, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 2024) tại Davos, Thụy Sỹ năm nay chọn chủ đề “Tái thiết niềm tin”.

Đây trở thành sự kiện có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19, với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế, chuyên gia và khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu tới thảo luận về tình hình thế giới – vốn đang được ví như “ngọn lửa đã âm ỉ từ lâu, nhưng giờ đã bùng lên dữ dội”.

“5 tỷ”

Kể từ khi trở thành sự kiện lớn trong những năm 1990 và 2000, diễn đàn WEF Davos đã trở thành biểu tượng của một thế giới không biên giới, nơi các chính trị gia và doanh nhân cùng hướng theo mục tiêu chung là giải quyết những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.

WEF Davos 2024 khai mạc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức, từ căng thẳng địa chính trị, rủi ro lãi suất, đến tiến bộ công nghệ. Báo cáo thường niên mới nhất của Oxfam International về chênh lệch giàu nghèo, trước thềm WEF 2024 gây ấn tượng, bởi cùng trùng hợp một con số “5 tỷ”, nhưng lại phản ánh hai mặt đối lập của xã hội hiện nay.

Theo báo cáo, 5 tỷ người trên thế giới đang nghèo đi – 5 tỷ phú hàng đầu thế giới lại giàu gấp đôi trong 3 năm qua. Theo đó, kể từ năm 2020, tài sản của 5 tỷ phú giàu nhất thế giới gồm CEO Tesla Elon Musk, ông chủ LVMH Bernard Arnault, Jeff Bezos của Amazon, đồng sáng lập Oracle Larry Ellison và tỷ phú đầu tư Warren Buffett đã tăng 114% lên 869 tỷ USD. Hay số liệu từ ILO, WB, Wealth-X và Forbes, chỉ top 1% người giàu nhất thế giới hiện nắm 43% tài sản tài chính toàn cầu.

Đồng thời khi đó, gần 5 tỷ người trên thế giới lại nghèo đi, do lạm phát, xung đột quân sự và biến đổi khí hậu. Với tốc độ hiện tại, thế giới phải mất gần 230 năm mới xóa được nghèo.

Oxfam cũng cho biết, gần 800 triệu công nhân trên thế giới hưởng mức lương trong hai năm qua không theo kịp lạm phát. Điều này khiến họ mất trung bình 25 ngày thu nhập mỗi năm. Trong 1.600 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, chỉ 0,4% công khai cam kết bảo đảm lương của công nhân đủ sống, đồng thời có hỗ trợ cho người lao động.

Báo cáo cho thấy, trong 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới, bảy doanh nghiệp có CEO hoặc một cổ đông lớn là tỷ phú. Hôm 15/1, họ kêu gọi các chính phủ kiềm chế quyền lực của các doanh nghiệp, bằng cách chia nhỏ công ty, đánh thuế lợi nhuận bất thường, thuế tài sản và đưa ra nhiều biện pháp về kiểm soát cổ phần.

Oxfam ước tính 148 doanh nghiệp hàng đầu đã thu về 1.800 tỷ USD lợi nhuận, tăng 52% trong ba năm qua. Điều này giúp các cổ đông được trả khoản tiền khổng lồ, dù hàng triệu công nhân đối mặt với khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Theo phân tích của Giám đốc tạm quyền của Oxfam Amitabh Behar “Sự bất bình đẳng này không phải ngẫu nhiên. Nhóm tỷ phú đang khiến các doanh nghiệp mang lại cho họ nhiều tài sản hơn, trên công sức của những người khác”.

Tìm lối thoát cho thế giới

Tiếp tục truyền thống hơn bốn thập kỷ qua, kể từ năm 1971, tại Davos – một thị trấn xinh đẹp trên dãy Alps của Thụy Sỹ, WEF Davos lần thứ 54 hội tụ giới tinh hoa của thế giới sẽ nêu cao tinh thần xuyên suốt là “cởi mở và hợp tác”. Đây cũng chính là kỳ WEF đầu tiên thực sự trở lại, khi thế giới lại có thể tập trung bàn về tăng trưởng, thay vì chỉ nói đến phục hồi kinh tế hay chu kỳ kinh doanh.

Giới phân tích nhận định, Hội nghị lần này rất quan trọng khi các nền kinh tế và nhỏ hơn nữa là doanh nghiệp đang đối mặt với môi trường phức tạp. Bối cảnh chi phối toàn bộ chương trình nghị sự năm nay là tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong khi nhiều nền kinh tế còn vật lộn với lãi suất cao, rủi ro trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và hậu quả của đại dịch, biến đổi khí hậu, bất ổn về kinh tế vĩ mô và tiến bộ công nghệ làm thay đổi ngành sản xuất và dịch vụ.

Giám đốc điều hành WEF Jeremy Jurgens dự báo, tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,9%. “Ít nhất thì kinh tế đang đi lên. Nhưng lẽ ra, tốc độ này đã có thể cao hơn nhiều”, ông Jeremy Jurgens nhận định. Trong đó, điểm mới năm nay là sự tăng vọt về thành viên tham gia của hai khu vực Mỹ Latinh và châu Á, thể hiện một “sự chuyển dịch lớn trong kinh tế toàn cầu”.

Hai cuộc xung đột quân sự lớn và khủng hoảng vận tải biển đồng nghĩa các cuộc thảo luận năm nay sẽ rất sôi động. Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende cho biết, trọng tâm của hội nghị lần này sẽ là các cuộc thảo luận cấp cao về chiến sự tại Trung Đông, xung đột tại Ukraine và châu Phi. Ông nhấn mạnh, “Chúng tôi muốn đưa những người liên quan đến gần nhau hơn, để xem chúng ta có thể giải quyết các vấn đề đầy thách thức này như thế nào”.

Để AI mang lại lợi ích cho nhân loại

Theo IMF, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Trước thềm WEF 2024, Giám đốc IMF Kristalina Georgieva lưu ý, AI sẽ hỗ trợ nhưng cũng gây tổn hại cho lực lượng lao động khi ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Người làm việc văn phòng được cho là có nguy cơ chịu rủi ro hơn lao động chân tay. Các ứng dụng của AI dẫn đến giảm nhu cầu lao động, giảm lương và thu hẹp quy mô tuyển dụng. “Trong những trường hợp cực đoan nhất, một số công việc có thể biến mất”, bà Kristalina Georgieva dự báo.

Các nước phát triển có thể sẽ chịu tác động mạnh hơn. Theo đó, việc làm tại các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi AI vào khoảng 60%, các nền kinh tế mới nổi là 40% và các nước nghèo là 26%. Có những nơi chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng hoặc lực lượng lao động lành nghề để khai thác lợi ích của AI, làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng theo thời gian. Hoặc trong cùng một nền kinh tế, AI có thể gây ra bất bình đẳng và phân cực về năng suất và thu nhập, giữa người có khả năng tận dụng AI và người không.

Trong hầu hết kịch bản, AI có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng tổng thể, một xu hướng đáng lo ngại mà các nhà hoạch định chính sách phải chủ động giải quyết để ngăn chặn công nghệ gây thêm căng thẳng xã hội.

Tuy nhiên, về lợi ích, theo Goldman Sachs, dù người lao động có thể bị ảnh hưởng nhưng việc áp dụng AI rộng rãi sau cùng có thể giúp tăng năng suất lao động và thúc đẩy GDP toàn cầu tăng 7%/năm trong 10 năm tới. Bài toán đặt ra là, “Phải bảo đảm rằng, AI mang lại lợi ích cho nhân loại bằng chính sự thay đổi vượt bậc”.

Có thể thấy rằng, các vấn đề toàn cầu nóng lên trong một năm qua đang đặt kinh tế thế giới vào một tương lai cần sự hành động cấp thiết của tất cả các quốc gia.





Nguồn

Cùng chủ đề

Fed giảm lãi suất lần 3 liên tiếp, giá vàng và chứng khoán lao dốc

Ngày 18-12, sau cuộc họp kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống phạm vi 4,25 - 4,50%. ...

Fed giảm lãi suất lần 3 liên tiếp, Phố Wall chao đảo

Ngày 18-12, sau cuộc họp kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống phạm vi 4,25 - 4,50%. ...

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Nước Mỹ giữa ‘cuộc chiến’ chống lạm phát

Việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao trong tháng 11 vừa qua trở thành thách thức lớn cho việc hoạch định chính sách cho cả thời gian tới khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cùng chuyên mục

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia...

Giới doanh nhân hối hả ‘trình diện’ ông Trump

Bất kể trước đó ủng hộ hay phản đối, nhiều CEO hàng đầu nước Mỹ, vì những toan tính riêng, đã tích cực tìm cách gặp ông Trump trước thời điểm ông chính thức nhậm chức. Mặc dù là nhà tài trợ lâu năm...

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. Thông tin được ông Đỗ Văn Vấn, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực...

Hãng tàu lớn thứ ba trên thế giới đầu tư sà lan điện tại Việt Nam

Tập đoàn CMA CGM, một trong ba hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, vừa công bố dự án đầu tư sà lan chạy hoàn toàn bằng điện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tối ưu hóa chuỗi cung ứng xanh. Tập...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. Theo đó, trên cơ sở Luật Điện lực...

Mới nhất

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng: Nhiều trải nghiệm du lịch mới, sẵn sàng cho lễ hội

Những năm gần đây, quận Đồ Sơn đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hấp dẫn và thân thiện. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn liên tục triển khai đồng bộ các...

Mới nhất