Trang chủPolitical ActivitiesThể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ...

Thể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới



(MPI) – Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về việc nghiên cứu, đề xuất để Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đầu tư công tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo các hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14; trong đó, tiến hành nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được, xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau hơn 04 năm thi hành Luật Đầu tư công năm 2019 và xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật này.

Theo dự thảo báo cáo, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020. Sau khi Luật được Quốc hội thông qua, nhằm tạo điều kiện để sớm áp dụng các quy định của Luật, tăng cường cải cách, đổi mới trong quản lý đầu tư công, phù hợp với thời điểm hiệu lực của Luật Đầu tư công năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 được áp dụng quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Trong quá trình triển khai các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 từ thời điểm có hiệu lực đến nay, các pháp luật điều chỉnh cho hoạt động đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật nói chung và đầu tư công nói riêng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tạo hành lang pháp lý cho các vấn đề mới để thực hiện thắng lợi mục tiêu Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 như ban hành Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung 09 Luật, trong đó đối với Luật Đầu tư công đã quy định phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm c sử dụng vốn vay ODA và ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Ban hành các Luật điều chỉnh trực tiếp đối với hoạt động đầu tư công như: Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 với nhiều đổi mới, tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu như bổ sung quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế, bổ sung một số trường hợp được áp dụng chỉ định thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn, quan trọng, cấp bách và một số trường hợp mua sắm đặc thù khác. Phân cấp cho Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; đơn giản hóa quy trình thủ tục đấu thầu theo hướng, đẩy mạnh đẩu thầu qua mạng, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi thông đồng, gian lận trong đấu thầu…

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/8/2025 đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Trong đó đã quy định cụ thể các trường hợp dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất… tạo điều kiện để đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, vốn là điểm nghẽn cố hữu của việc thực hiện dự án đầu tư công có yêu cầu thu hồi đất.

Luật Đường bộ số 35/2024/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã cụ thể hóa và quy định các quan điểm, chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt là đường cao tốc theo hướng đa dạng hóa hình thức quản lý, đầu tư dự án, huy động nguồn lực và năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ban hành Luật Thủ đô năm 2024 và các Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 09 địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “ưu tiên cho liên kết và phát triển vùng, ưu tiên tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm”, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 “xây dựng cơ chế, chỉnh sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với một số địa phương có điều kiện, đặc biệt là các đô thị lớn nhằm huy động các nguồn thu, tạo nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn”, tạo ra những điều kiện thuận lợi, chính sách đặc thù để địa phương bứt phá nhanh, đóng góp ngân sách nhiều hơn và là đầu tàu lôi kéo các tỉnh xung quanh cùng phát triển. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện tổng kết, đánh giá và ban hành cơ chế chung áp dụng trong phạm vi cả nước.

Thể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới. Chính phủ đã chủ động ban hành theo thẩm quyền các Nghị định hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng, hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; Sửa đổi các nội dung vướng mắc về các thủ tục, thẩm quyền quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư, thủ tục cho vay lại… các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, ban hành 03 Nghị định của Chính phủ và 22 thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách về Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư công các năm trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã tổ chức rà soát, xác định được 39 nhóm vấn đề vướng mắc quy định tại các nghị định của Chính phủ và văn bản pháp luật liên quan đến 7 lĩnh vực: đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản, đầu tư công, từ đó tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.

Việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 về cơ bản đã thống nhất, đồng bộ với quy định của các pháp luật chuyên ngành khác; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với đơn giản hóa trình tự, thủ tục. Một trong số các quan điểm, tư tưởng nổi bật của Luật Đầu tư công năm 2019 là việc phân cấp, phân quyền triệt để cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương, từ việc lựa chọn danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên triển khai trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương mình, nhu cầu và khả năng triển khai thực tế trong giai đoạn trung hạn 05 năm cho đến việc phân bổ vốn để triển khai trong kế hoạch hằng năm trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao và khả năng thực hiện trong năm kế hoạch.

Luật cũng đã đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc chủ động hoàn thiện thủ tục đầu tư và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án do bộ, cơ quan, địa phương mình quản lý, phù hợp với dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn được cấp có thẩm quyền thông báo cho giai đoạn tiếp theo.

Gắn với việc phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư công, Luật cũng đã đơn giản hóa, cắt giảm các trình tự, thủ tục không cần thiết hoặc còn mang tính hình thức nhằm hướng đến việc triển khai kế hoạch thuận lợi nhất. Luật đã đơn giản hóa, cắt giảm các quy trình mà trước đây phải thực hiện ở cấp Trung ương như giao kế hoạch trung hạn và hằng năm; điều chỉnh kế hoạch trung hạn và hằng năm;…

Luật Đầu tư công năm 2019 đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc lớn nhất liên quan đến việc xây dựng Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020; quy định cụ thể khái niệm nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và quan trọng nhất quy định nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là một trong số các đối tượng không phải bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Qua đó, đã làm rõ căn cứ để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giải quyết được vướng mắc về căn cứ, thẩm quyền bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án, tăng cường tính chủ động của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.

Dự thảo cũng nêu các kết quả về xây dựng, giao và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, tham mưu Chính phủ xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của toàn quốc, báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Quốc hội đã quyết định một số nội dung chủ yếu về mục tiêu, định hướng, tổng mức vốn, nguyên tắc bố trí vốn, giải pháp thực hiện,… và giao Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho từng bộ, cơ quan, địa phương theo nguồn vốn và cụ thể ngành, lĩnh vực đối với vốn NSTW.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổng hợp, lập, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công tiếp tục được hoàn thiện, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư, phù hợp với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử và tiến tới Chính phủ số. Quá trình tổng hợp, rà soát, lập, trình cấp có thẩm quyền giao và quản lý phân bổ, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được thực hiện toàn bộ Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công, qua đó tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; đồng thời cắt giảm các trình tự, thủ tục, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và giảm thiểu tiêu cực. Bên cạnh đó, việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước đã giúp chủ đầu tư giảm tối đa thời gian, chi phí đi lại giao dịch của chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, hằng tháng trên Hệ thống và trên phương tiện thông tin đại chúng, Chính phủ công khai tỷ lệ giải ngân vốn của cả nước, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước để theo dõi, giám sát cũng là căn cứ để các bộ, cơ quan trang ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp tổ chức đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan và người đứng đầu, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai kế hoạch được tốt hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như phân cấp, phân quyền còn chưa triệt để, một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Một số nội dung còn chồng chéo giữa các luật, có cách hiểu khác nhau hoặc chưa được quy định rõ; trong quá trình triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện trong một số trường hợp còn chậm gây khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện; một số quy định còn chưa rõ ràng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, gây lúng túng trong triển khai; Chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư dự án còn chưa bảo đảm yêu cầu, việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án còn mang tính hình thức, chủ yếu để đủ điều kiện bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công hằng năm cho các nhiệm vụ, dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm và thực hiện nhiều lần mặc dù Luật Đầu tư công đã quy định phân cấp triệt để.

Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao, còn tình trạng “vốn chờ dự án đủ thủ tục”, dự kiến vốn trước rồi mới tiến hành làm thủ tục đầu tư (Quyết định đầu tư các dự án) hoặc thực hiện các thủ tục gia hạn Hiệp định, kéo dài thời gian bố trí vốn đối với dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch theo đúng thời gian quy định phân bổ nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn.

Việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài còn nhiều vướng mắc, tỷ lệ giải ngân thấp gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công nói chung. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại một số nơi còn lúng túng, bị động, hiệu quả chưa cao. Năng lực của Ban Quản lý dự án, cán bộ chuyên môn làm công tác đầu tư tại các cấp, nhất là cấp huyện, xã còn hạn chế.

Khó khăn trong giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết kịp thời, thủ tục đấu thầu kéo dài, giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng, khan hiếm, thiếu nguyên vật liệu, đất đắp nền. Kết quả thực hiện trong một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-8-9/The-che-ve-dau-tu-cong-tiep-tuc-duoc-sua-doi-bo-sux9cd17.aspx

Cùng chủ đề

Khai mạc Triển lãm ‘Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh’

Hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), hôm nay 19/12, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".   19/12/2024  13:46   Giám đốc Thư viện Quốc gia Nguyễn Xuân Dũng phát biểu tại khai mạc. Ảnh: VGP/Minh Thúy Phát biểu tại khai mạc, Giám đốc Thư viện Quốc gia Nguyễn Xuân...

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam – Lào

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19/12 tại thủ đô Viêng Chăn, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du và Đoàn nghệ thuật 19/5 phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật “Màu hoa Đỏ”. Tham dự sự kiện có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; đại diện...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Tỷ giá trung tâm lập kỷ lục mới, giá USD thế giới cao nhất 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 19/12/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể. Còn giá USD thế giới lên mức cao nhất 2 năm. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (19/12), tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 19/12 là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ Quốc phòng, an ninh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi giúp khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, Ban Chỉ đạo đã chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp...

Khu vực kinh tế tập thể tiếp tục phát triển

(MPI) - Năm 2024, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, các giải pháp bình ổn nguyên nhiên liệu đầu vào của Chính phủ và hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, sự phục hồi của nhu cầu quốc tế đã hỗ trợ cho khu vực KTTT tiếp tục...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Đoàn doanh nghiệp vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Công

(MPI) - Chiều ngày 18/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có buổi tiếp Đoàn doanh nghiệp vùng vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao (Trung Quốc) do ông Jonathan Choi, Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc tại Hồng Kông, Chủ tịch Phòng Thương mại Hồng Kông - Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Vùng Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao...

Bài đọc nhiều

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới

(MPI) - Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh đến kết quả đạt được; những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua; những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Đoàn doanh nghiệp vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Công

(MPI) - Chiều ngày 18/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có buổi tiếp Đoàn doanh nghiệp vùng vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao (Trung Quốc) do ông Jonathan Choi, Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Quốc tại Hồng Kông, Chủ tịch Phòng Thương mại Hồng Kông - Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Vùng Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng đường...

(MPI) - Chiều ngày 13/12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp tham dự phiên họp. ...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

(MPI) - Tham gia ý kiến tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, các đại biểu thống nhất cho rằng, những kết quả đạt được trong thời gian qua là minh chứng thể hiện sự nỗ lực và hành động quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo và cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc phát...

Cùng chuyên mục

Luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước; xem thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của đất nước; coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành...

Toàn cảnh bức tranh tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đặt ra và thực hiện từ lâu nhưng chưa hiệu quả. Vậy ngoài đòn bẩy kinh tế thì còn phương án nào để tối ưu? Hai tuần sau Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết Nghị quyết 18/2017, nhiều bộ, ngành, địa phương đã công bố dự kiến kế...

Đảng phải chọn được những Bộ trưởng tài năng, kĩ trị

Vấn đề quan trọng, cốt yếu nhất là Đảng phải chọn được những Bộ trưởng có tài năng, kĩ trị thực sự. Tinh giảm bộ máy, giảm bớt đầu mối quản lý thì khả năng lựa chọn được người kĩ trị sẽ tốt hơn so với trước. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Giao lưu quân nhạc năm 2024

(Bqp.vn) - Tối 18/12, tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Giao lưu quân nhạc năm 2024.Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu dự Tổng duyệt Lễ khai mạc Giao lưu quân nhạc năm 2024.Cùng dự có Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó...

Hải Dương bảo tồn, quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể hát Trống quân

Ngày 18/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương và UBND huyện Bình Giang tổ chức tổng kết chương trình bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể hát Trống quân xã Thúc Kháng năm 2024. ...

Mới nhất

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu...

Hai cháu bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh được ghép tủy đồng loại

Trước đó, cháu Hồ A.D. (38 tháng tuổi, trú ở tỉnh Quảng Trị) được phát hiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh, thể Alpha-Thalassemia và phải nhập viện truyền máu hàng tháng. Sau khi xét nghiệm HLA, các...

Phát động cuộc thi “Sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá”

Cuộc thi dành cho tất cả nhạc sĩ đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, không hạn chế độ tuổi. Tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 300 triệu đồng, trong đó giải nhất 50 triệu đồng. Thông qua các ca khúc, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, tác hại của...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với...

Mới nhất