Trang chủNewsChính trịThể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân,...

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Luật Đất đai 2024


Liên quan đến đất đai, tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao cũng đã dành riêng một mục đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.

Đặt người nông dân là chủ thể chính trong khu vực kinh tế nông nghiệp

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Luật Đất đai năm 2024 có những sửa đổi quan trọng về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, trước hết là mở rộng đối tượng và phạm vi tiếp cận đất nông nghiệp. Theo đó, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa để sản xuất nông nghiệp. Quy định này thúc đẩy các cá nhân có nhu cầu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp góp phần đa dạng hóa thành phần tham gia lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao năng lực, trình độ giai cấp nông dân.

Mặt khác, quy định này chỉ áp dụng đối với diện tích trong hạn mức giao đất để hạn chế tình trạng thu gom đất, ảnh hưởng quyền lợi của cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh phần lớn nông dân của nước ta chưa có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp khỏi khu vực kinh tế sản xuất nông nghiệp, khiến bần cùng hóa nông dân. Do vậy, Luật Đất đai đã quy định khi muốn mở rộng diện tích nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ phải thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (Điều 45), bảo đảm tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời qua đó tạo việc làm cho người nông dân tham gia vào sản xuất ổn định cuộc sống. Như vậy, Luật Đất đai mở ra một cánh cửa mới để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng cũng tạo ra những “van khóa” chặt chẽ để bảo đảm việc sử dụng đất, nhất là đất trồng lúa đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp năng lực của từng đối tượng.

Đối với người sử dụng đất nông nghiệp, tại Điều 47 của Luật Đất đai năm 2024 cho phép được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân chủ động chuyển đổi vị trí canh tác, chủ động trong công tác dồn điền đổi thửa hạn chế sự manh mún của đất sản xuất nông nghiệp, tạo ra khu vực sản xuất tập trung, thuận lợi để áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng.

Luật Đất đai cũng cho phép người sử dụng đất nông nghiệp được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp (Điều 178). Cùng với các quy định về sử dụng đất đa mục đích (Điều 218) cho phép đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu và ngược lại các loại đất được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp tạo nên cơ chế thông thoáng hình thành các mô hình sử dụng đất kết hợp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia tăng nguồn thu nhập cho người nông dân.

Về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp là đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương và được hỗ trợ bằng hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc tạo điều kiện cho người nông dân khi bị thu hồi đất tiếp tục lao động trong các ngành nghề phù hợp để bảo đảm sinh kế, ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất tập trung

Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung 2 điều luật (Điều 192 và Điều 193) quy định cụ thể về tập trung, tích tụ đất đai trong đó làm rõ phương thức, nguyên tắc, trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện. Các quy định này đã tạo cơ chế để khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, luật cũng đã bổ sung loại đất chăn nuôi tập trung vào nhóm đất nông nghiệp trong quy định về phân loại đất (Điều 9) và làm rõ chế độ sử dụng đất chăn nuôi tập trung (Điều 183). Đây là đất xây dựng trang trại chăn nuôi tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi. Quy định này góp phần phát triển mạnh chăn nuôi tập trung trang trại thay cho chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, thúc đẩy chủ trương phát triển chăn nuôi thành một ngành sản xuất trụ cột trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong khu dân cư nông thôn.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Luật Đất đai 2024 ảnh 1
Các quy định của Luật tạo điều kiện để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2024 bổ sung 1 Điều quy định chi tiết đối với đất khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung (Điều 194) để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm, nuôi, trồng, sản xuất, bảo quản, chế biến, dịch vụ kho bãi cho nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản; đây là trường hợp Nhà nước thu hồi đất (Điều 79) để cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung hoặc dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung và được lựa chọn chuyển sang hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm.

Thông qua đó, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản. Cùng với các quy định về khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chế độ sử dụng đất cho khu công nghệ cao (Điều 204) sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, bảo quản, chế biến hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững và hiện đại, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn trong dòng chảy của đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Đổi mới diện mạo nông thôn Việt Nam

Kế thừa Luật Đất đai các thời kỳ, Luật Đất đai năm 2024 tiếp tục phân loại và quy định riêng chế độ sử dụng đối với đất ở tại nông thôn (Điều 195), trong đó đất ở tại nông thôn phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn. Cùng với đó, tại Điều 198 về sử dụng đất để chỉnh trang khu dân cư nông thôn, theo đó đất sử dụng để chỉnh trang khu dân cư nông thôn bao gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn. Làm rõ cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai (Điều 219) để sắp xếp lại đất đai trong một khu vực đất nhất định trên cơ sở sự đồng thuận của người sử dụng đất tạo điều kiện thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới để đạt tiến độ, mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam.

Đối với các khu tái định cư tại khu vực nông thôn, tại khoản 2 Điều 110 của Luật Đất đai đã quy định hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trong đó bảm đảm đường giao thông kết nối với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường; hạ tầng xã hội khu tái định cư phải bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, chợ, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghĩa trang; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Qua đó, từng bước hình thành các khu vực dân cư nông thôn mới đầy đủ tiện ích đời sống của người dân theo hướng hiện đại hóa những vẫn gìn giữ các giá trị văn hóa cốt lõi của người Việt Nam trở thành không gian sống của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, những nội dung đổi mới về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và quyền, nghĩa vụ của nông dân, Luật Đất đai năm 2024 đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để đáp ứng chủ trương của Đảng ta về quan tâm đến đời sống và sản xuất của người nông dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là bước đi có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo vệ tư liệu sản xuất nông nghiệp

Đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là điều kiện vật chất cần thiết, không chỉ là cơ sở không gian mà còn là công cụ và phương tiện lao động. Luật Đất đai năm 2024 đã quy định chi tiết về điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất (từ Điều 51 đến Điều 55) trong đó làm rõ nội dung, trách nhiệm điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất. Qua đó, tăng cường quản lý đất đai về chất lượng, bảo vệ nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp.


[1] – Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 23/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc





Nguồn

Cùng chủ đề

Sắp tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp với quy mô lớn

(NLĐO) - Năm 2025, Việt Nam sẽ thực hiện cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ 6 ...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 3)

Hành trình xóa tín dụng đen, chốt non, hay góp phần phát triển du lịch cộng đồng của NHCSXH cùng chính quyền và người dân đầy sinh động diễn ra trên khắp các buôn làng Đắc Lắc là nét son điểm xuyết vào bức tranh tín dụng chính sách hơn 20 năm qua đặc biệt là từ khi triển khai chỉ thị 40/CT-TW và Kết luận 06/KL-TW. Sự thay đổi từ nhận thức của các cấp ủy đảng,...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Krông Jing xã đặc biệt khó khăn của huyện M’Drắk, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 7.477 ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 70%). Ở đây, chuyện cũ mà bà con thường kể cho con cháu nghe là cuộc sống trước năm 2005, đầy khó khăn khi đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng rẫy, điều kiện...

Kiên Giang linh hoạt đóng cống ven biển ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2024-2025

Hạn mặn mùa khô 2024-2025 dự báo có xu thế tăng nhanh và xâm nhập sâu vào nội đồng. Kiên Giang chủ động vận hành linh hoạt đóng hệ thống cống ven biển trữ ngọt, ứng phó hạn mặn, bảo vệ năng suất mùa vụ địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc. Thứ tư, ngày 18/12/2024 - 17:00   Nhân...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải thưởng “Giọt hồng” là sự kiện để Viện và những người bệnh được nhận máu tri ân các nhà lãnh...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

NDO - Sáng 18/12, tại Ninh Bình, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thăm và làm việc tại Quân đoàn 12. NDO - Sáng 18/12, tại Ninh Bình, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ...

Hậu Giang vẫn còn khoảng 2.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập

NDO - Ngày 18/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hậu Giang, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ truy điệu, cải táng 3 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau thời gian tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, ngành chức năng đã quy tập được 3 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được tên, tuổi, quê quán, đơn vị, tại các khu vực Bình Hòa, phường...

[Ảnh] Những khoảnh khắc Việt Nam ở Saudi Arabia

NDO - Chương trình “Ngày Việt Nam tại Saudi Arabia 2024” vừa diễn ra tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, từ ngày 13 đến 15/12 là một hành trình khám phá nhiều cảm xúc, nơi văn hóa Việt Nam được truyền tải một cách cuốn hút và chạm đến trái tim của đông đảo bạn bè quốc tế. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Ông Phạm Ngọc Dương giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng

Chiều 10/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng triệu tập hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quyết định điều động, phân công ông Phạm Ngọc Dương, Phó...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Cùng chuyên mục

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang giữ chức Bí thư Huyện ủy Bắc Quang

Ngày 18/12, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Tại buổi công bố, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tiến công...

Hậu Giang vẫn còn khoảng 2.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập

NDO - Ngày 18/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hậu Giang, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ truy điệu, cải táng 3 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau thời gian tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, ngành chức năng đã quy tập được 3 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được tên, tuổi, quê quán, đơn vị, tại các khu vực Bình Hòa, phường...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi tại Hải Phòng

Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận tại Hải Phòng. Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ...

Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. ...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Mới nhất

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải...

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang giữ chức Bí thư Huyện ủy Bắc Quang

Ngày 18/12, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. ...

Khơi dậy lòng tự hào về những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trưng bày hơn 500 tài liệu lịch sử về Quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện tỉnh Bắc Giang...

Cả nước có hơn 33.000 hợp tác xã

(ĐCSVN) - Ban chỉ đạo quốc gia về Kinh tế tập thể vừa công bố Báo cáo tổng kết công tác 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, trong đó nêu rõ, tính đến tháng 12/2024, cả nước có 33.335 hợp tác xã (HTX), tăng 4,74% so với năm 2023; 152 liên hiệp HTX, tăng 11%...

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Mới nhất

Khởi sắc ở Yên Thuận