Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò


Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò- Ảnh 1.

Thầy Phùng Chí Tân (bìa trái) và các em học trò trong giờ học Lịch sử trên lớp.

  

Thầy giáo trẻ nhiệt huyết với nghề

Là Chủ tịch Công đoàn, Tổ phó chuyên môn Trường THCS Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội), thầy Phùng Chí Tân là một giáo viên trẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy. Đặc biệt, với phân môn Lịch sử, (môn Lịch sử – Địa lí), các giải pháp đó đã và đang được hiện thực hóa mang lại nhiều kết quả tích cực.

Theo thầy Tân, giáo dục di sản văn hóa địa phương cho học sinh khi học tập Lịch sử là việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Thầy giáo trẻ đã cùng học sinh kết nối với ban quản lí các di sản văn hóa, các nhân chứng lịch sử để khảo sát thực tế, trao đổi lấy thông tin, chụp ảnh, ghi hình làm tư liệu.

Sau đó lập danh sách và phân loại các di sản văn hóa vào hai nhóm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tìm hiểu nghiên cứu các nguồn tư liệu khác để lựa chọn các di sản phù hợp cho bài dạy; xử lý tư liệu bằng việc sử dụng phần mềm trình chiếu 3D với công nghệ thực tế ảo, làm mô hình, vẽ tranh… để chuẩn bị cho giờ dạy tốt nhất.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò- Ảnh 2.

Thầy Tân thực hiện chuyên đề tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú trong học tập môn Lịch sử – Địa lí lớp 8.

Khi tiến hành các giờ dạy Lịch sử trên lớp, thầy Tân đã kết nối kiến thức với các tư liệu về di sản văn hóa ở địa phương một cách hài hòa, tích hợp với các môn học Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật…

Đồng thời sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới; đặc biệt là phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử để khắc sâu kiến thức và giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.

Trong năm học vừa qua, thầy Phùng Chí Tân đã kết nối bài dạy thi giáo viên giỏi Thành phố với các di sản để giáo dục cho học sinh những nét đẹp văn hóa của Hoài Đức như: Thờ cúng tổ tiên, lễ hội Đình Giang Xá, anh hùng dân tộc Lý Bí, nghệ thuật quan họ và đạt giải Nhất cấp Thành phố.

Thầy Tân đã thực hiện chuyên đề cấp cụm Hoài Đức – Thanh Xuân trong phong trào “Nhà trường chung tay phát triển, nhà giáo cùng sẻ chia trách nhiệm” với mô hình tích hợp kiến thức liên môn để giáo dục di sản văn hóa ở địa phương cho học sinh như: Chùa Đại Bi, Làng tranh Kim Hoàng, lễ hội truyền thống.

“Tôi đã thực hiện dạy học trên lớp và dạy học thực địa tại di tích chùa Đại Bi với sự tham gia nghệ sĩ Đào Đình Chung giới thiệu về tranh Kim Hoàng; Hoa hậu Ngọc Hân cùng VTV24 giới thiệu về bộ sưu tập áo dài lấy nguồn cảm hứng từ dòng tranh đỏ Kim Hoàng; các người mẫu là giáo viên của trường THCS Vân Canh. Giờ dạy của tôi được Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao”, thầy Tân nói.

Lan tỏa tình yêu Lịch sử

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò- Ảnh 3.

Những sáng tạo trong giảng dạy của thầy Tân đã đem lại hiệu quả tới học sinh.

Ngoài ra, thầy Tân đã cùng nhà trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu di tích K9, Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại xã Vân Canh, Khu di tích Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long … để tìm hiểu kiến thức lịch sử của Thăng Long – Hà Nội nhằm nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản.

Học sinh cũng được đến học tập tại Bảo tàng Dân tộc học để tiếp xúc trực tiếp với nguồn sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Đây là một không gian học tập văn hóa đặc biệt, một cách tiếp cận mới để các em tự lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát triển toàn diện nhân cách.

Thầy Phùng Chí Tân nhấn mạnh, sáng tạo, đổi mới trong việc giáo dục di sản văn hóa địa phương đã giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Lịch sử; có những hiểu biết sâu rộng về những di sản văn hóa của địa phương. Từ đó các em thêm tự hào, trân trọng và thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.

Học sinh trong trường có thể tự hào giới thiệu, chia sẻ và quảng bá các di sản văn hóa của địa phương bằng Tiếng Anh với du khách và bạn bè quốc tế trong chương trình “Nét đẹp đọc sách ngày xuân”, giao lưu với các cô giáo ở Myanmar, Indonexia, nhà văn Ý Michael cùng 6 trường bạn ở Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An.

Cô Nguyễn Kim Dung – Hiệu trưởng Trường THCS Vân Canh cho hay, những giải pháp mà thầy Tân thực hiện đã lan tỏa đến nhiều giáo viên và trường học trên địa bàn Hà Nội. Thầy Tân tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học, viết bài nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội ở trường phổ thông do Trường ĐH Thủ đô Hà Nội tổ chức.





Nguồn: https://danviet.vn/thay-giao-tre-truyen-lua-dam-me-lich-su-toi-hoc-tro-20240903090613913.htm

Cùng chủ đề

Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Đó chính là vua Trần Dụ Tông (1336-1369), tên húy là Trần Hạo, là hoàng đế thứ 7 của triều đại nhà Trần.Trần Dụ Tông lên ngôi vua năm 1341, khi mới 5 tuổi, lấy niên hiệu là Thiệu Phong. Thời gian đầu khi vua nối ngôi, mọi việc triều chính vẫn do Thái thượng hoàng Trần Minh Tông lo liệu. Tới năm 1357, khi Trần Minh Tông mất, Trần Dụ Tông mới chính thức nắm quyền triều chính.Trong...

Địa chí Yên Khánh: Công trình khoa học khơi gợi niềm tự hào quê hương

Tháng 04/2024 Ban Tuyên giáo huyện Yên Khánh và Viện Khoa học Quản lý Giáo dục ký kết hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách Địa chí Yên Khánh”. Tập thể các nhà khoa học, các tác giả đã điền dã, tìm kiếm, tổng hợp tư liệu...

Vị vua đầu tiên trong sử Việt xưng đế, sau truyền ngôi cho người ngoài?

Ông chính là Lý Nam Đế (503 – 548), tên húy là Lý Bí hay Lý Bôn.Trong cuốn sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết: “Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta, bởi ông lập triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình cơ...

Chùa Tiêu – Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử

Chùa Tiêu còn lưu giữ những di sản văn hóa quý giá của vương triều Lý, là nơi nuôi dạy Vua Lý Công Uẩn, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa - lịch sử trường tồn, bảo lưu nhiều cổ vật quý giá và gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử như Thiền sư Vạn Hạnh, vua Lý Thái Tổ, Thiền sư Như Trí. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. ...

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính...

Mới nhất