Trang chủNewsThế giớiThấy gì từ "cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu...

Thấy gì từ “cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi”?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư chiến lược nhằm mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực…

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 diễn ra từ 4-6/9 với sự tham dự của lãnh đạo Trung Quốc và hơn 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP)

Các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự FOCAC 2024 trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt mối quan hệ, mở rộng sức ảnh hưởng tại châu lục này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, FOCAC 2024 là sự kiện ngoại giao lớn nhất mà nước này tổ chức trong những năm gần đây, với số lượng lãnh đạo nước ngoài tham dự đông nhất, đồng thời gọi đây là một “cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi”.

Các thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh trước đây giúp Bắc Kinh có cơ hội tiếp cận độc quyền với thị trường nguyên liệu thô châu Phi. Đổi lại, Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa các nguồn đầu tư vào châu lục này.

Một lá bài ngoại giao

Với chủ đề “Chung tay thúc đẩy hiện đại hóa, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi trình độ cao”, Hội nghị xoay quanh các chủ đề như công nghiệp hóa, tiến bộ nông nghiệp, an ninh và hợp tác liên quan đến Sáng kiến Vành đai và con đường, vốn là dự án khổng lồ kết nối nhiều châu lục với Trung Quốc thông qua hợp tác cơ sở hạ tầng.

Bắc Kinh tổ chức một bữa tiệc trọng thể chào đón các vị khách cấp cao, một lễ khai mạc, 4 hội nghị thượng đỉnh chung và một số cuộc họp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo châu Phi.

FOCAC 2024 diễn ra vào thời điểm Trung Quốc phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng tăng của Mỹ và châu Âu tại châu Phi cùng các khu vực đang phát triển khác trong quá trình cạnh tranh vị thế lãnh đạo toàn cầu. Mặc dù Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh định kỳ nhằm thu hút các nhà lãnh đạo châu Phi, nhưng nếu xét trên vai trò đối tác kinh tế, Trung Quốc vẫn luôn ở vị thế “bất khả chiến bại”.

Theo bà Jana de Kluiver, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu an ninh có trụ sở tại Nam Phi, FOCAC 2024 là cơ hội để Bắc Kinh thể hiện sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị quốc tế. Việc gắn kết với các nhà lãnh đạo châu Phi đóng vai trò như một lá bài ngoại giao của Trung Quốc tại Liên hợp quốc.

Bà Kluiver cho biết, sức mạnh từ các phiếu bầu trong Đại hội đồng Liên hợp quốc khiến châu Phi ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc. Hơn hết, những bức ảnh chung với các nhà lãnh đạo, những tiêu đề lớn trên mặt báo càng khiến Bắc Kinh thể hiện mối quan hệ gần gũi với các quốc gia châu Phi, cũng như tăng cường sức ảnh hưởng trong các quyết định tại Liên hợp quốc.

Trên phương diện kinh doanh, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới muốn thu hút các nhà lãnh đạo châu Phi bằng nhiều khoản đầu tư để tiếp cận tốt hơn với những khoáng sản quan trọng như lithium, đồng và coban, vốn là tài nguyên mà Bắc Kinh đang khai thác tại CHDC Congo, Zimbabwe, Botswana… Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể thúc đẩy xuất khẩu nhiều sản phẩm do nước này sản xuất hơn nữa, đặc biệt là sản phẩm năng lượng tái tạo và công nghệ.

Các quốc gia châu Phi sẽ tìm cách yêu cầu Bắc Kinh giải quyết những cam kết chưa được thực hiện tại các kỳ FOCAC trước. Một số quốc gia như CHDC Congo muốn duy trì sự hiện diện của các công ty Trung Quốc tinh chế nguyên liệu thô tại nước này, nhằm mang lại nhiều doanh thu và cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trẻ châu Phi.

Trong tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ Tổng thống CHDC Congo Felix Tshisekedi, các nhà lãnh đạo của Togo, Mali, Comoros, Djibouti và đặc biệt là Tổng thống Bola Tinubu của Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024: Kỳ vọng gì giữa các bên tham gia?
Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 4/9. (Nguồn: Reuters)

Những khoản vay dang dở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Khoảng 1/4 lượng xuất khẩu của châu lục, chủ yếu là khoáng sản, nhiên liệu và kim loại, được xuất sang quốc gia Đông Bắc Á và khoảng 16% hàng nhập khẩu đến từ đất nước tỷ dân này. Khối lượng thương mại hằng năm có thể đạt 300 tỷ USD vào năm 2035.

Bắc Kinh cũng là chủ nợ lớn nhất của châu Phi. Từ năm 2006-2021, Trung Quốc cam kết đầu tư 191 tỷ USD vào các quốc gia châu Phi. Năm 2021, tại kỳ FOCAC ở Senegal, Trung Quốc hứa hẹn đầu tư tổng cộng 40 tỷ USD vào các quốc gia châu lục này. Trong một số trường hợp, các khoản đầu tư diễn ra dưới dạng tài trợ, tín dụng và vay mượn để phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Theo các nhà phân tích tại Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi thuộc Đại học John Hopkins, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã vượt qua mức đầu tư của Mỹ trong hơn một thập niên qua. Song các khoản đầu tư của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối tại nhiều quốc gia, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi trường.

Tiêu biểu như vào tuần trước, các nhà hoạt động ở Uganda đã biểu tình và tuần hành đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Kampala nhằm phản đối dự án đường ống vận chuyển dầu thô từ Uganda sang nước láng giềng Tanzania. Đường ống do một công ty nhà nước Trung Quốc, công ty năng lượng và dầu khí Pháp Total, cũng như chính phủ Tanzania và Uganda điều hành. Đây được xem là đường ống dầu nóng dài nhất thế giới, nhưng dự án có thể khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và ảnh hưởng tới môi trường.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với các chỉ trích về việc không ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép ở một số quốc gia châu Phi. Báo cáo của Cơ quan điều tra môi trường có trụ sở tại Mỹ tháng 5/2024 cho thấy, việc vận chuyển gỗ trái phép từ Mozambique sang Trung Quốc gia tăng đáng kể từ năm 2017.

***

FOCAC 2024 không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và các quốc gia châu Phi, mà còn phản ánh rõ ràng chiến lược dài hạn của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Đây cũng cơ hội để quốc gia tỷ dân củng cố vai trò như một đối tác quan trọng trong phát triển kinh tế và chính trị châu Phi, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu của mình. Trong khi đó, châu Phi có thể kỳ vọng vào việc nhận được sự hỗ trợ tài chính và đầu tư cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển hạ tầng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thay-gi-tu-cuoc-hoi-ngo-cua-dai-gia-dinh-trung-quoc-chau-phi-285066.html

Cùng chủ đề

Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.

Mỹ-Nhật-Hàn thành lập Ban thư ký, Iran và IAEA cam kết đối thoại, Phần Lan mua siêu máy tính quốc gia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/11.

Trung Quốc hướng tới một thế giới đa cực, nội các Sri Lanka nhậm chức, Nga dừng cấp urani cho Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/11.

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ mối quan ngại về thông tin Triều Tiên đã triển khai một lực lượng đáng kể tới miền Tây nước Nga để tham gia chiến đấu trong cuộc xung đột với Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Áp lực đổ nhiều tiền hơn cho quốc phòng, NATO muốn châu Âu phải làm một điều lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Các nước thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện nay đang thảo luận kế hoạch tăng dần chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP trước năm 2030.

Cùng chuyên mục

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Quả trứng hiếm ‘tỉ quả có một’ được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng). ...

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Mới nhất

Giá tiêu trong nước hôm nay cao nhất 146.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 18/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 18/12/2024 như sau, giá...

Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền

Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong ĐiềnKhu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các...

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các quốc gia có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.Vì sao người Việt vẫn mạnh tay chi tiêu cho du lịch dù kinh tế còn khó...

Một số nét nổi bật trong công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024

Thực trạngNăm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những biến động lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát...

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đón năm mới hàng đầu tại Việt Nam

NDO - Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được yêu thích của du khách quốc tế khi lượng tìm kiếm chỗ ở tại Việt Nam thời điểm này tăng 30% so năm trước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng màn pháo hoa...

Mới nhất