Trang chủNewsKinh tếThay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư – kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư – kinh doanh của doanh nghiệp.





Trong bối cảnh cải cách môi trường kinh doanh có dấu hiệu chậm lại, tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2024 cũng chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: Đức Thanh

Những bước chuyển từ tư duy

Nguyên tắc “từ bỏ tư duy không quản được thì cấm” sẽ có mặt trong Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) hào hứng chia sẻ về những nét chính của Dự thảo Nghị quyết mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ vào cuối tuần trước.

Là người đã đi cùng với các phiên bản Nghị quyết 02 từ những năm đầu tiên (Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014-2018; Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2019-2022 và năm 2024), nên bà Thảo hình dung được ngay những tác động rất lớn từ nguyên tắc này trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật.

“Lâu nay, cứ mỗi lần làm việc về cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách công tác quản lý chuyên ngành, chúng tôi thường nhận được phản biện ‘cắt rồi, đơn giản rồi, thì quản lý nhà nước thế nào’. Hệ quả là có những nhiệm vụ, yêu cầu trong Nghị quyết nhiều năm vẫn chưa thực hiện được, nhiều rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh dù đã được chỉ ra, nhưng chưa được tháo gỡ. Thậm chí, có tình trạng chuyển sang các dạng thức khác, khiến nhiều cải cách trở nên hình thức… Nhưng với tư duy mới, được xác định ngay trong Nghị quyết, tôi tin việc thực thi sẽ có bước thay đổi lớn”, bà Thảo tin tưởng.

Có thể hình dung khá rõ những bước thay đổi này qua 4 quan điểm chính mà Dự thảo Nghị quyết nhấn mạnh.

Một là, mở rộng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo bỏ rào cản đối với doanh nghiệp, khơi thông đầu tư tư nhân; đồng thời khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới, phù hợp và thích ứng linh hoạt với xu thế phát triển.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; thực hiện nghiêm yêu cầu về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Cải cách thủ tục hành chính, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; theo dõi, chấn chỉnh công tác thực thi, giải quyết thủ tục hành chính.

Bốn là, duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.




Sự trông đợi của doanh nghiệp

Điểm thứ tư trong quan điểm chỉ đạo tại Dự thảo Nghị quyết 02 là điều Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như nhiều hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trông chờ hơn cả.

Ngay phần góp ý cho Dự thảo Nghị quyết, VCCI đã thay mặt các doanh nghiệp bày tỏ sự ủng hộ. “Chỉ đạo này từ Dự thảo Nghị quyết sẽ đảm bảo cơ chế quản lý hiệu quả hiện nay tiếp tục được chuyển hóa trong các sửa đổi trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm thời gian tới. Cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt và tiến bộ này”, VCCI gửi gắm.

Thậm chí, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, đã có ngay văn bản gửi Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và cả CIEM để làm rõ những quan ngại liên quan đến Dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi.

Trong đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra định hướng về nhóm chính sách “Quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thực phẩm, trong đó tập trung vào các vấn đề về đăng ký và công bố sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước và quản lý các sản phẩm phải kiểm soát đặc biệt”. Theo đó, dự kiến xóa bỏ các biện pháp quản lý đã được Chính phủ đánh giá là “rất tiên tiến, thay đổi căn bản trong cách thức quản lý an toàn thực phẩm” của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, để quay lại các biện pháp tiền kiểm của Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã bị bãi bỏ.

“Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Y tế và Ban Soạn thảo xem xét không đưa vào Dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi các quy định tiền kiểm đã bị loại bỏ và trái với Nghị quyết của Chính phủ như đăng ký 100%, kiểm tra nhập khẩu 100% không theo quản lý rủi ro, kiểm tra định kỳ. Cùng với đó, sửa đổi theo hướng đưa các quy định tiên tiến của Nghị định 15/2018/NĐ-CP vào Dự thảo, cụ thể là các quy định về đăng ký bản công bố và tự công bố; kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quản lý rủi ro 3 mức độ là chặt, thông thường và giảm”, ông Nam cho biết.

Sẽ không chỉ là “được làm những gì pháp luật không cấm”

Một cách thẳng thắn, khi đánh giá những bước cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024, các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ đều nhận diện sự chậm lại của cải cách môi trường kinh doanh.

Cụ thể, công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ít chuyển biến; thủ tục hành chính vẫn còn nặng nề, phức tạp và rườm rà; dịch vụ công trực tuyến mặc dù đã được cải thiện, nhưng chưa thuận tiện và chưa thông suốt, nhiều thủ tục trực tuyến triển khai còn mang tính hình thức…

Trong bối cảnh đó, tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2024 chậm hơn so với các năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, quy mô vốn và lao động trung bình trong doanh nghiệp đều thấp hơn so với các năm trước. Phát triển doanh nghiệp chưa đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhắc đến điều này khi nhìn nhận về những yêu cầu tới trong cải cách môi trường kinh doanh.

“Những năm dịch bệnh và sau đó, chúng ta nhìn nhận tỷ lệ doanh nghiệp rút lui cao là do nhu cầu tái cơ cấu của doanh nghiệp. Nhưng tình hình này kéo dài đến giờ thì cần phải đánh giá kỹ. Khó khăn của doanh nghiệp còn lớn, còn bất định, dù cơ hội thị trường có, quyết tâm tháo gỡ nút thắt thể chế rất quyết liệt. Lúc này, các giải pháp cải cách môi trường kinh doanh cần phải được thực thi thực chất”, ông Hiếu nói.

Đặt yêu cầu về thực thi là điều ông Hiếu luôn nhấn mạnh khi trao đổi về cải cách môi trường kinh doanh. Cụ thể, mục tiêu đó phải là giảm chi phí tuân thủ, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp. Lần này, ông có kỳ vọng cao hơn.

“Có lẽ chúng ta cần hiểu sâu sắc hơn nguyên tắc từ bỏ tư duy không quản được thì cấm. Với tư duy này, cơ chế, chính sách sẽ không chỉ thay đổi theo hướng là người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, mà rộng hơn là được làm nhưng gì pháp luật chưa quy định”, ông Hiếu bày tỏ quan điểm.

Cơ hội để các mô hình, những thử nghiệm kinh doanh mới bùng nổ cùng với xu hướng của thị trường. Nhưng ông Hiếu cũng chia sẻ, điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương. Trước tiên, sau khi Nghị quyết được ban hành, các chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết sẽ phải được ban hành đúng thời điểm, dự kiến là trước ngày 30/1/2025.

Năm nhóm vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách trong năm 2025

– Tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư.

– Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

– Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

– Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Nguồn: Dự thảo Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025





Nguồn: https://baodautu.vn/moi-truong-kinh-doanh-nam-2025-thay-doi-lon-khi-bo-tu-duy-khong-quan-duoc-thi-cam-d232542.html

Cùng chủ đề

Quỹ ngoại muốn rót vốn lớn vào doanh nghiệp Việt ‘giỏi và ngoan’

Nhiều doanh nghiệp Việt chỉ chăm chăm vào phát triển tài chính và gom lợi nhuận, mà lơ là về ESG (môi trường - xã hội - quản trị). Để hút vốn, đặc biệt được lòng nhà đầu tư ngoại, bên cạnh 'giỏi' kiếm tiền, doanh nghiệp cũng cần phải 'ngoan'. ...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triểnCon số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của...

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết liệt đề ra các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, ổn định, hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ đó, địa phương đã gặt hái được những kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực. PCI...

Trao giải cho các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao giải Chương trình Bình chọn...

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh

Báo cáo của EIU ghi nhận trong giai đoạn 2003 - 2023, VN đã thực hiện nhiều cải cách và chính sách mở cửa thị trường, từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đến tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh một cách đáng kể. Cụ thể, VN đã tăng điểm đáng kể trong bảng xếp hạng môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. ...

Kinh tế – xã hội Đồng Tháp đạt nhiều kết quả khởi sắc

Dự kiến hết năm 2024, Đồng Tháp thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu so với kế hoạch năm, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt và 12 chỉ tiêu đạt. Dự kiến hết năm 2024, Đồng Tháp thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu so với kế hoạch năm, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt và 12 chỉ tiêu đạt. Tình...

Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộng

Tổ máy số 2 của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vừa chính thức được đóng điện hòa lưới thành công vào tối ngày 13/12/2024, hoàn thành vượt tiến độ 18 ngày. Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộngTổ máy số 2 của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vừa chính thức được đóng điện hòa lưới thành công vào tối ngày 13/12/2024, hoàn...

Thanh lý tài sản thế chấp để đòi nợ đầu tư trái phiếu: Trái chủ bó tay

Quá trình pháp lý để thanh lý tài sản và trả nợ cho các chủ nợ thường kéo dài, nên nhiều trái chủ cắn răng chấp nhận giãn, hoãn nợ trái phiếu thay vì chọn thanh lý tài sản đảm bảo. Thanh lý tài sản thế chấp để đòi nợ đầu tư trái phiếu: Trái chủ bó tayQuá trình pháp lý để thanh lý tài sản và trả nợ cho các chủ nợ thường kéo dài, nên nhiều trái chủ...

Bài đọc nhiều

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (15/12): Chốt tuần giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (15/12): Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm cả vàng nhẫn và vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 9h30 ngày 15/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 83,5 - 84,6 triệu...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây. Thị trường tiềm năng cho rau quả Việt Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm khu vực Bắc...

Hội đồng Vàng thế giới đưa ra kịch bản “sốc”

Dự báo giá vàng ngày mai 15/12/2024: Dù lãi suất toàn cầu dự kiến giảm trong năm 2025, hỗ trợ giá vàng, triển vọng trong năm mới vẫn còn mơ hồ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý...

Cùng chuyên mục

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. ...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024 ghi nhận sự biến động giá tại các tỉnh thành trong cả nước, khi đồng loạt tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2 ngày đứng giá. Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam...

Bữa tiệc cuối năm tại không gian “sống như nghỉ dưỡng” Lagoon Residences bên vịnh di sản

Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp trong những ngày cuối năm với những trải nghiệm tinh hoa theo chuẩn sống “resort-living” tại...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. ...

Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc đỏ quay lại chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (16/12). Nhóm nguyên liệu công nghiệp gây được sự chú ý khi đi ngược...

Mới nhất

Hanoi Signature được vinh danh tại Dot Property Southeast Asia Awards 2024

(Dân trí) - Hanoi Signature tiếp tục khẳng định dấu ấn chế tác độc bản khi chiến thắng hạng mục "Dự án căn hộ siêu sang có thiết kế kiến tạo phong cách sống đẹp nhất Đông Nam Á" tại lễ trao giải Dot Property Southeast Asia Awards 2024. "Dự án căn hộ siêu sang có thiết kế kiến tạo...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách...

Bình Dương phát triển đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật

Bình Dương đặt mục tiêu đến trước năm 2030, 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức. UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 6769/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt...

Công an Bình Dương ra quân cao điểm phòng chống tội phạm dịp Tết Ất Tỵ

Từ ngày 15/12/2024, Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh Bình Dương đồng loạt triển khai ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Ất Tỵ năm 2025. Sáng 15/12, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội...

Mới nhất

Sản phẩm OCOP Hà Nội