Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Thay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn


bai tren
Liên kết đào tạo quốc tế tại Viện Quản trị và Công nghệ FSB (Trường Đại học FPT) . Ảnh: NTCC.

Thống kê của Bộ GDĐT, tính đến tháng 6/2023, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của 44 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam với 102 cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bắt đầu xuất hiện từ khoảng cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, các chương trình liên kết đào tạo đã tăng nhanh ở cả khối trường ĐH công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, đến năm 2005 công tác kiểm định chất lượng mới được đưa vào Luật Giáo dục 2005 và tới năm 2012 mới có quy định cụ thể về liên kết đào tạo. Tới năm 2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn các yêu cầu bảo đảm chất lượng chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Đến năm 2020, lần đầu tiên có quy định đào tạo liên kết trực tuyến với trường nước ngoài.

Hiện Bộ GDĐT đang dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ với 4 hình thức đào tạo liên kết, bao gồm liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp được áp dụng ở các trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, ít nhất 70% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng phương thức trực tiếp.

Liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến (online) được áp dụng ở trình độ ĐH, trong đó, từ 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo trở lên (bao gồm các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn, học tập và đánh giá) được thực hiện trong môi trường số, trên cơ sở hệ thống các phần mềm, học liệu và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng Internet (hệ thống đào tạo trực tuyến).

Liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến được áp dụng ở trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, từ trên 30 đến dưới 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo được thực hiện thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến.

Cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài theo hình thức đào tạo tương ứng đang được triển khai hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai tại trụ sở chính của cả hai bên ở nước sở tại.

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các chương trình liên kết đào tạo đem lại cơ hội du học tại chỗ, giúp người học có cơ hội được trải nghiệm chương trình học quốc tế và nhận bằng quốc tế với chi phí thấp hơn du học, giúp tăng cường quốc tế hoá giáo dục ĐH thì thời gian qua cũng phát sinh một số bất cập đối với hoạt động đào tạo này. Cụ thể, đại diện Bộ GDĐT chỉ ra một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH và không ít người dân có hiểu lầm về điều này.

Tháng 3/2024, Bộ GDĐT đã có công văn gửi các Sở GDĐT về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục. Qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.

Trong mùa tuyển sinh ĐH 2024, các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài được các trường thông tin tới người học, phần lớn yêu cầu tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Một đặc điểm chung là các chương trình này có học phí cao hơn hẳn các chương trình đào tạo trong nước, tùy thuộc vào thời gian người học chọn học trong nước và nước ngoài như mô hình 2+2 hay 3+1… Tuy nhiên, so với việc học tập toàn thời gian ở nước ngoài thì các chương trình liên kết vẫn là phương án tiết kiệm chi phí cho người học.

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho rằng, trong xu hướng số hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay, việc bổ sung quy định đào tạo trực tuyến trong liên kết đào tạo nước ngoài là hợp lý.

Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể, chẳng hạn đối với từng chương trình liên kết đào tạo có thể chấp nhận tỷ lệ đào tạo trực tuyến là bao nhiêu, còn lại là trực tiếp. Bên cạnh đó là tăng cường công tác thanh kiểm tra, các quy định chi tiết về kiểm định chất lượng, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và công nhận văn bằng để bảo đảm quyền lợi của người học. Cần minh bạch thông tin về chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để người học có căn cứ lựa chọn chính xác.

Thống kê năm học 2023 – 2024 có gần 3.000 chuyên gia người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài vào làm việc chủ yếu trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện dự án quốc tế, thực hiện các chương trình liên kết đào tạo giữa các trường ĐH trong và ngoài nước.

Việc Bộ GDĐT ban hành văn bản hướng dẫn về xác định chỉ tiêu giảng viên là người nước ngoài trong các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là cần thiết, từ đó giúp các trường có căn cứ tính toán được nguồn lực bảo đảm chương trình có chất lượng.



Nguồn: https://daidoanket.vn/lien-ket-dao-tao-dai-hoc-quoc-te-thay-doi-de-dap-ung-yeu-cau-thuc-tien-10289793.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Tiếp tục khẳng định vai trò chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

PV: Trong những năm qua Công đoàn Việt Nam (CĐVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động. Ông có thể cho biết một số điểm...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Đẩy nhanh việc phân bổ nguồn lực ủng hộ đến các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão số 3

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty gỗ Nhân Tâm số tiền 500 triệu đồng; Tập đoàn Gem Group ủng hộ 40 triệu đồng; Hội thánh...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũNgày 16/9, thông tin từ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến 17h00 hôm nay,...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Mới nhất

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát...

NIC “bắt tay” VASEA hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Tham dự lễ ký kết có Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Đỗ Tiến Thịnh và GS Nghiêm Đức Long - Chủ tịch VASEA. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia chứng kiến lễ ký kết. Việt Nam, với lợi thế là quốc gia nông nghiệp, có tiềm năng lớn để...

Những điểm bất thường của bão Yagi – cơn bão mạnh nhất 30 năm qua

Bão số 3 có cường độ tăng rất nhanh, chỉ trong 24 giờ, cường độ bão tăng 8 cấp và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.   Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với một số cơ quan giúp việc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 17-9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ...

Mới nhất