Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào?

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào?


Một trong số những ý kiến đáng chú ý nhất là hiện ngành giáo dục chưa có giáo viên được đào tạo tích hợp, trong khi thầy cô dạy đơn môn sau một thời gian tập huấn ngắn chuyển sang dạy môn tích hợp khiến chất lượng dạy học không như mong muốn.

Trước ý kiến của nhiều nhà giáo về những khó khăn, bất cập liên quan đến dạy học môn học tích hợp ở cấp THCS theo chương trình GDPT 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ thay đổi trong thời gian ngắn sắp tới.

Như vậy, việc thay đổi dạy môn tích hợp (khoa học tự nhiên; lịch sử và địa lý, nghệ thuật và nội dung giáo dục địa phương) nên được thực hiện như thế nào để không gây ra sự xáo trộn?

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào? - Ảnh 1.

Một giờ dạy học môn tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Là giáo viên được đào tạo đơn môn lịch sử với 37 năm kinh nghiệm giảng dạy, xin đề xuất một số giải pháp thay đổi môn tích hợp.

Giữ nguyên chương trình, điều chỉnh môn tích hợp thành phân môn

Bộ GD-ĐT cần giữ nguyên chương trình GDPT 2018 vì đây là một chương trình chuẩn, thống nhất, đảm bảo tính khoa học, hiện đại, tiên tiến, phù hợp với thực tế Việt Nam và thầy cô, học sinh dần tiếp cận đạt được một số kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là chưa có giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn tích hợp. Sách giáo khoa môn tích hợp vẫn được biên soạn theo những phân môn độc lập riêng biệt, không mang tính tích hợp về nội dung. Điều này dẫn đến tình trạng hai hoặc ba thầy cùng dạy một quyển sách và cùng chấm một bài khi kiểm tra, phân chia thời khóa biểu.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần tách nội dung môn tích hợp thành những nội dung độc lập: lý, hóa, sinh, lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật để đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt của từng phân môn, mà không làm ảnh hưởng đến nội dung tổng thể chương trình GDPT 2018.

Không cần in lại sách giáo khoa tích hợp

Những sách giáo khoa môn tích hợp đã được xuất bản thì không cần in lại hay tách riêng vì học sinh có thể sử dụng một quyển sách tích hợp lịch sử và địa lý để học hai môn: lịch sử, địa lý (tiết kiệm được tiền mua sách khác).

Nếu tái bản thì nhà xuất bản chỉ cần tách riêng ra từng môn cho thuận tiện sử dụng. Riêng phần chủ đề chung trong môn tích hợp lịch sử và địa lý cũng đơn giản, nếu nội dung chủ đề chung nặng về kiến thức phân môn nào thì phân môn đó đảm nhận cũng là phù hợp.

Tương tự, môn khoa học tự nhiên cũng nên được tách ra thành các môn độc lập với nhau: lý, hóa, sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học.

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào? - Ảnh 2.

Phụ huynh và học sinh tìm mua sách giáo khoa trong nhà sách tại TP.HCM

Ngoài ra, nội dung giáo dục địa phương 6, 7, 8 hiện do các địa phương biên soạn gồm 6 phân môn (ngữ văn, lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục công dân) gộp lại trong một quyển sách.

Nhiều giáo viên đề nghị nên xóa, phân tách môn nội dung giáo dục địa phương ra thành các phần độc lập riêng và trả về cho các môn học đơn lẻ. Khi đó, giáo viên chỉ thực hiện lồng ghép tích hợp trong từng môn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, phân chia thời khóa biểu.

Không dùng giáo viên đơn môn dạy tích hợp

Trong khi chưa có lực lượng giáo viên tích hợp được đào tạo bài bản, nếu vẫn tiếp tục sử dụng thầy cô dạy đơn môn để dạy môn tích hợp thì chất lượng sẽ không đảm bảo và không đúng với chương trình GDPT 2018. Vì vậy, việc để thầy cô dạy đơn môn của mình là cần thiết, hợp lý, khoa học trong hoàn cảnh này.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cần được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn. Chẳng hạn có thể thực hiện chấm điểm đơn môn để tránh gây rắc rối, phức tạp như cách đánh giá gộp chung môn tích hợp hiện nay. Đây là điều quan trọng nhất và Bộ GD-ĐT nên nhanh chóng điều chỉnh để thực hiện chương trình GDPT 2018 tốt hơn, đúng trọng tâm: dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.



Source link

Cùng chủ đề

Vì sao nhiều trường ĐH dừng xét học bạ năm 2025?

Năm 2025, nhiều trường ĐH dự kiến dừng hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm học tập THPT (xét học bạ). Đây là một xu hướng mới được ghi nhận, sau một thời gian dài điểm học bạ là căn cứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ với Reuters. Tờ The New York Times ngày 11.11 cũng dẫn 3 nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Trump dự kiến...

Phẫu thuật khẩn cấp cứu bé trai mắc bệnh tim bẩm sinh

Bé trai Q.N (2 tuổi, quốc tịch Campuchia) mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tiến hành phẫu thuật khẩn cấp và huy động hơn 100 triệu đồng từ các nhà hảo tâm...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. Ngày...

Đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2025

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến được tổ chức 2 đợt vào ngày 30.3 và ngày 1.6. Đáng chú ý, cấu trúc bài thi có những điều chỉnh từ năm 2025. ...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT về ngành Giáo dục Hà Nội gây xúc động cả hội trường

"Ngoài những phẩm chất, năng lực, kỹ năng của nhà giáo nói chung để tạo dựng được nền giáo dục Thủ đô thanh lịch, bản thân chúng ta càng cần phải tiêu biểu, càng cần phải thanh lịch một cách mẫu mực", Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với...

Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/vuon-quoc-gia-nao-2-lan-duoc-cong-nhan-la-di-san-thien-nhien-the-gioi-ar906856.html

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đang điều tra vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn...

Mới nhất

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao

Sáng 12/11, tại Bộ VHTTDL đã diễn ra Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Mới nhất