Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi cách học, thi Ngoại ngữ thế nào?

Thay đổi cách học, thi Ngoại ngữ thế nào?


Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của chương trình GDPT 2006, đây cũng là dấu mốc khép lại một giai đoạn giáo dục, chính thức bước sang hoàn toàn một giai đoạn mới với những thay đổi và kỳ vọng mới. Năm 2025 sẽ là đợt thi đầu tiên của lứa học sinh theo chương trình giáo dục mới 2018. Sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 kết thúc, ngoài việc chờ đợi kết quả của kỳ thi, nhiều giáo viên và học sinh cũng đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sau.

Một trong những điểm mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc. Đề thi Ngoại ngữ sẽ thay đổi thế nào cũng là nội dung được học sinh và giáo viên quan tâm.  

Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên Tiếng Anh tại Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT 2024 có độ phân hóa khá tốt, đặc biệt độ phủ về mặt từ vựng trong bài rất đa dạng, xuyên suốt trong toàn bộ chương trình lớp 12 đồng thời có những chủ đề bài đọc hiểu gắn liền với thực tế của học sinh. Đây cũng là tín hiệu tích cực, để chờ đợi sự đổi mới từ năm 2025.

Bộ GD-ĐT cũng đã công bố đề thi minh họa các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, theo thầy Nguyễn Trung Nguyên, đề thi đang tiệm cận với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Do đó, học sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 cần thay đổi cách học ngay từ giờ, đề thi minh họa yêu cầu thí sinh cần mở rộng kiến thức, không chỉ học trong chương trình sách giáo khoa, mà cần tự tìm tòi, nghiên cứu, đặc biệt làm quen dần với các chương trình quốc tế.

“Dựa vào đề thi minh họa có thể thấy việc đổi mới dạng bài trong đề thi năm 2025 phần nào hướng tới mục tiêu người học sử dụng tiếng Anh trong cả học tập và giao tiếp, phát triển toàn diện 4 kỹ năng. Đề minh họa môn Ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đã công bố có thể thấy có 3 dạng bài mới.

Về kiến thức, ngoài dạng bài điền từ vào đoạn văn truyền thống, đề minh họa năm 2025 còn có thêm bài điền từ vào dạng văn bản có tính thực tiễn như thông báo, quảng cáo. Số lượng câu hỏi cũng tăng lên. Về mặt kỹ năng, đề minh họa năm 2025 chú trọng nhiều về năng lực viết các văn bản.

Trong các đề từ năm 2024 trở về trước, thí sinh được yêu cầu viết câu gián tiếp qua các dạng bài chọn câu có nghĩa tương đương hay kết hợp câu. Còn ở đề thi năm 2025, thí sinh được đánh giá qua hai dạng mới là sắp xếp câu thành đoạn và điền câu/vế câu vào văn bản. Dạng thứ ba yêu cầu điền câu hoặc vế câu vào văn bản. Với dạng này, thí sinh cần thể hiện năng lực nhận diện tính thống nhất và kết nối trong văn bản để tạo nên mạch ý hoàn chỉnh”, thầy Nguyên nhận định.

Khi không còn là môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp, thầy Nguyên cũng cho rằng, những thí sinh lựa chọn môn Ngoại ngữ cũng thường là những em yêu thích môn học này hoặc có định hướng sử dụng môn này để xét tuyển đại học.

Những năm gần đây, các trường đại học phổ biến phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên, thầy Nguyên cho rằng, học sinh không nên bó hẹp trong việc lựa chọn chứng chỉ IELTS, thay vào đó, thí sinh có thể lựa chọn các chứng chỉ khác phù hợp như  TOEIC hay chứng chỉ VSTEP theo khung năng lực 6 bậc của Bộ GD-ĐT.

Cô Nguyễn Việt Hoa, giáo viên Ngoại ngữ Trường Marie Curie (Hà Nội) cũng cho rằng, theo đề thi minh họa mà Bộ GD-ĐT đã công bố, cả giáo viên và học sinh sẽ cần định hướng lại cách học, làm quen với cách thi mới.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay, việc xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi để công bố cho giáo viên và học sinh nhằm phục vụ công tác dạy và học, tiến tới đảm bảo thi đạt chất lượng. “Những công tác về tổ chức thi Bộ sẽ sớm chỉ đạo, ban hành quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đến quý 4 năm 2024 sẽ công bố quy chế này.

Từ năm 2025, Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc, mà trở thành một trong những môn thi tự chọn “bình đẳng” với các môn học khác. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của môn này chắc chắn sẽ không giảm sút, bởi việc có ngoại ngữ, có các chứng chỉ tiếng anh cũng sẽ giúp các em học sinh rộng đường hơn khi bước vào cánh cửa đại học” Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.





Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/doi-moi-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2025-thay-doi-cach-hoc-thi-ngoai-ngu-the-nao-post1105240.vov

Cùng chủ đề

Siết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên năm cuối ở các trường đại học (ĐH) không thể tốt nghiệp đúng hạn do “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở giáo dục ĐH đã và đang đưa ra các giải pháp về đổi mới đào tạo, kiểm tra đánh giá để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. ...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Có tình trạng “lạm phát điểm cao” trong thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Trong giai đoạn 2020-2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp liên tục tăng, năm 2024 là năm có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 99,4% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thông tin được ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu ra tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024.Theo đại diện Bộ GD&ĐT, từ năm 2020 kỳ thi tốt nghiệp THPT càng ngày càng được cải...

‘Thi tốt nghiệp THPT như thi bằng lái ô tô, kể cả số người đỗ 100% vẫn cần tổ chức’

Quan điểm này được đưa ra tại Hội thảo khoa học Đổi mới đánh giá trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 30/10. TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá cần được thay đổi về mặt nhận thức là để cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngọc Châm dùng trái tim để hát ở “Giai nhân 2”

Đêm nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Quang làm Tổng đạo diễn, cùng sự tham gia của các khách mời là: danh ca Ý Lan, ca sĩ Lê Anh Dũng, Thái Thùy Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Đức Tùng, NC Hoàng Lương, Lại Xuân Thành, Nhóm bè VK, MC Lê Anh, NTK Hương Queen… ...

Khám phá Cố đô Luang Prabang qua từng bước chạy của Viettel Marathon 2024

Luang Prabang sẽ là chặng đua xuất phát của giải chạy đầu tiên do Việt Nam chủ trì ở 3 nước Đông Dương - Viettel Marathon 2024. Dọc tuyến đường này, các vận động viên sẽ có cơ hội cảm nhận rõ nét sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và nhịp sống hiện đại. Luang Prabang sẽ là chặng đua xuất phát của giải chạy đầu tiên do Việt Nam chủ trì ở 3 nước Đông Dương -...

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Điểm đến Thái Lan thu 1 tỷ USD mỗi tháng từ khách du lịch

Theo ông Thanet Tantipiriyakit - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket, hòn đảo nghỉ dưỡng này hiện đã trở thành một điểm đến cho nhóm khách du lịch chất lượng, khi tổng chi tiêu của khách du lịch đã tăng trên mức ghi nhận vào năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, dù tổng số lượng du khách giảm nhẹ. Theo Bộ Du lịch Thái Lan, Phuket ghi nhận mức doanh thu từ du...

Ca sĩ của Trường Sa

Chủ Nhật, 06:00, 03/11/2024 VOV.VN - NSƯT Khánh Hòa sở hữu giọng ca trữ tình ngọt ngào sâu lắng, ghi dấu với khán giả qua những ca khúc Cách mạng đi cùng năm tháng. Rồi như một định mệnh, chị đem tiếng hát đến Trường Sa, phục vụ nhân dân và chiến sỹ hải quân...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?Thời gian gần đây có nhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh có thể chữa được ung thư. Nói về vấn đề này, Báo VnExpress dẫn lời Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết, đây là phương pháp...

Mới nhất