Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi cách dạy và học

Thay đổi cách dạy và học


anhbaitren(1).jpg
Phụ huynh chờ đợi con trong kỳ thi lớp 10 năm học 2024 – 2025 ở Hà Nội. Ảnh: Lam Nhi.

Khi học và thi vênh nhau

Dù 1 tuần đã trôi qua nhưng đề thi Toán vào lớp 10 của TPHCM vẫn khiến nhiều thí sinh, phụ huynh và giáo viên (GV) quan tâm. Chị Nguyễn An Thanh (quận Thủ Đức, TPHCM) nhớ lại buổi thi Toán lớp 10 vừa qua của con: “Con thi xong là bật khóc, bảo trong phòng thi con đọc đề mà không hiểu đầu bài hỏi gì. Bình thường con rất chăm chỉ luyện đề, làm các dạng bài thầy cô cho, sức học ở lớp cũng được đánh giá là khá giỏi nhưng vì quen với các bài có sẵn các bước giải rồi nên gặp bài kiểu thực tế như thế này bị cuống, mất bình tĩnh” – chị Thanh nói.

Tại nhiều điểm thi của TPHCM, nhiều thí sinh cũng rơi nước mắt vì cho rằng đề Toán quá khó, các em làm không đạt phong độ như quá trình ôn luyện. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM sau đó đã lên tiếng khẳng định kỳ thi vào lớp 10 không phải là để đánh giá kiến thức học sinh mà là kỳ thi để tuyển sinh. Đề thi phải thể hiện tính phân hóa, có dễ, có khó để phục vụ được mục tiêu tuyển sinh.

Ông Hồ Tấn Minh – Chánh văn phòng Sở GDĐT TPHCM chia sẻ, Hội đồng ra đề đã xây dựng ma trận đề thi đảm bảo kiến thức phù hợp với học sinh, trong đó môn Toán được xác định mỗi năm đều tăng thêm kiến thức vận dụng cuộc sống.

Ông Nguyễn Mạnh Cường – GV Toán (Hệ thống giáo dục HOCMAI) chỉ ra nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS, hầu hết các câu hỏi trong đề thi đều là các dạng bài quen thuộc, tương tự các đề thi của những năm gần đây. Kể từ bài số 5 trở đi, mặc dù vẫn là các dạng bài quen thuộc nhưng đã tăng về độ khó.

Như vậy, kiến thức không phải tất cả đều quá khó, dạng bài cũng không mới lạ nhưng nhiều thí sinh không làm được vì những phương trình, biểu thức cần tính toán được lồng trong những bài toán tình huống, thí sinh phải có kĩ năng đọc hiểu tốt, và câu hỏi cũng nhằm kiểm tra khả năng lập luận và tư duy logic của thí sinh. Không ít thí sinh nhìn thấy đề bài dài nên bị rối, mất bình tĩnh dù rằng bài toán thực chất không khó, không đánh đố.

Làm sao xảy ra tình trạng này? Nếu nhìn lại quá trình dạy và học phổ thông thì không chỉ riêng ở TPHCM mà nhiều địa phương khác, phần lớn các em được dạy giải toán theo dạng bài, với các bước giải và học sinh chỉ làm theo.

Trong khi, với các bài toán thực tế, học sinh phải tự xây dựng quy trình giải, tìm công thức, phương trình nên lúng túng. Nhất là khi đề bài dài, lồng ghép trong nhiều câu chữ, nếu học sinh không có kỹ năng đọc hiểu tốt, tóm tắt đề bài với các dữ liệu then chốt thì sẽ dễ bị rối, không xác định được cần bắt đầu từ đâu.

Thay đổi cách kiểm tra đánh giá

Mặc dù với chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa không còn là pháp lệnh nhưng việc GV dạy bám sát chương trình sách giáo khoa vẫn là phổ biến. Ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cho biết, với kiểu ra đề như này thì việc kiểm tra chuyên môn của phòng giáo dục phải thay đổi. Nếu vẫn giữ kiểu bám sát chương trình sách giáo khoa thì không GV nào dám sáng tạo.

Thầy dạy rập khuôn, trò học vẹt dẫn đến việc nếu hỏi khác đi, không giống bài mẫu là học trò nhăn nhó, than khó. GV vì thành tích của lớp, của trường nên dạy theo lối an toàn để ứng phó với các kỳ thi trước mắt mà không phải là dạy để học sinh hiểu được bản chất vấn đề, giải quyết được các bài toán trong thực tế. Hệ quả là học sinh giỏi lý thuyết nhưng thực hành, áp dụng vào thực tế thì bó tay!

Thay đổi cách dạy và học là điều ngành giáo dục vẫn đang thực hiện, là điều cả xã hội mong mỏi. Nhưng để sớm đạt hiệu quả, việc thay đổi cách tiếp cận, cách kiểm tra, đánh giá là cần thiết. Bởi trong tâm thế thi gì, học nấy, gánh nặng thành tích dù ít dù nhiều vẫn còn đó, chưa thể thay đổi trong một sớm một chiều thì việc đổi mới thi cử vẫn là một trong những biện pháp quan trọng tác động rõ rệt tới quá trình dạy học ở phổ thông.

Tuy nhiên, để tránh “sốc” cho học trò, ông Phú cho rằng những năm tiếp theo, bố cục đề thi cần đi từ câu dễ đến câu khó, dẫn dắt tâm lý học sinh bình tĩnh xử lý vấn đề. Mặt khác, nên công bố cấu trúc đề từ đầu năm học, cung cấp nguồn tư liệu để các trường ôn luyện cho học sinh. Ngoài ra, cần nghiên cứu điều chỉnh biên độ kết thúc chương trình khối 9 sớm để các trường có thời gian ôn luyện cho các em.

Thay đổi cách dạy và học là điều ngành giáo dục vẫn đang thực hiện, là điều cả xã hội mong mỏi. Nhưng để sớm đạt hiệu quả, việc thay đổi cách tiếp cận, cách kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết. Bởi trong tâm thế thi gì học nấy, gánh nặng thành tích dù ít dù nhiều vẫn còn đó, chưa thể thay đổi trong một sớm một chiều. Vì vậy, việc đổi mới thi cử vẫn là một trong những biện pháp quan trọng tác động rõ rệt tới quá trình dạy học ở phổ thông.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thay-doi-cach-day-va-hoc-10283327.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi

Sửa đổi, bổ sung các luật thuế, phí theo nguyên tắc thị trườngTrong phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội...

Lào Cai sẵn sàng cho Đại hội MTTQ cấp tỉnh

Để hướng tới tổ chức thành công Đại hội MTTQ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2024 - 2029), Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch từ sớm, ban hành các văn...

Quảng Bình xúc tiến đầu tư và du lịch tại Pháp

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, ngày 12/6 (theo giờ địa phương), Ngày 12/6, UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp tổ chức hội nghị...

Người mắc bệnh Parkinson cần tập phục hồi chức năng

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), Parkinson là bệnh lý gây rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, làm giảm chất dẫn truyền thần kinh...

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng

Ngày 13/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV...

Bài đọc nhiều

Điểm thi vào lớp 10 sẽ được công bố lùi lại 2 ngày so với dự kiến

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình: Hiện tại Sở vẫn đang hoàn tất công tác chấm thi. Dự kiến 15-16/6, Sở sẽ in danh sách điểm thi trả về các trường để công bố điểm cho...

‘Học toán như vậy không khóc mới lạ’: Sao lại đổ hết lỗi cho học sinh?

Tại sao thi xong môn toán tại kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM vừa rồi, nhiều học sinh đã bật khóc vì không làm được bài?Trò chuyện với Tuổi Trẻ Online, TS Phan Tất Hiển - người sáng lập Hoa Trạng Nguyên Maths & Science, nguyên trưởng bộ môn toán kinh tế Trường đại học Sài Gòn - cho rằng đa...

Ra đề thi toán mà để học sinh khóc nhiều vậy có thỏa đáng chưa?

Tôi là cựu học sinh chuyên toán của một trường chuyên ở TP.HCM và là một phụ huynh có con thi lớp 10 năm nay. Đọc đề toán này tôi thấy đề dài và mỗi câu nhỏ phải giải quyết trong thời gian trung bình 12 phút là một thách thức. Với những đề thi dài như thế này mà học sinh phải...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Phải có các phương án dự phòng thiên tai, rủi ro trong mùa thi

Kiểm tra khu in sao đề thi của Quảng Ngãi, bộ trưởng đánh giá cao cơ sở vật chất, nhưng lưu ý công tác an ninh cần bố trí bảo vệ việc sao in đề thi tuyệt đối an toàn.Về hỗ trợ thí sinh đi thi, đối với thí sinh ở xa, có nguy cơ chậm đến phòng thi, cần chủ động...

Cùng chuyên mục

Ra đề thi toán mà để học sinh khóc nhiều vậy có thỏa đáng chưa?

Tôi là cựu học sinh chuyên toán của một trường chuyên ở TP.HCM và là một phụ huynh có con thi lớp 10 năm nay. Đọc đề toán này tôi thấy đề dài và mỗi câu nhỏ phải giải quyết trong thời gian trung bình 12 phút là một thách thức. Với những đề thi dài như thế này mà học sinh phải...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Phải có các phương án dự phòng thiên tai, rủi ro trong mùa thi

Kiểm tra khu in sao đề thi của Quảng Ngãi, bộ trưởng đánh giá cao cơ sở vật chất, nhưng lưu ý công tác an ninh cần bố trí bảo vệ việc sao in đề thi tuyệt đối an toàn.Về hỗ trợ thí sinh đi thi, đối với thí sinh ở xa, có nguy cơ chậm đến phòng thi, cần chủ động...

Mới nhất

Lào Cai sẵn sàng cho Đại hội MTTQ cấp tỉnh

Để hướng tới tổ chức thành công Đại hội MTTQ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI (nhiệm kỳ...

DIFF 2024: Nhiều màn biểu diễn pháo hoa đẹp mắt sẽ xuất hiện trong đêm thi thứ 2

NDO - Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, tối 15/6, đêm thi thứ 2 của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024) sẽ diễn ra với màn so tài giữa hai đội thi đến từ Mỹ và Italia. Đêm thi này được dự đoán sẽ có nhiều tiết mục...

Quy hoạch đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Tâm bình thản

Người họ hàng kia con cái đi làm ở xa biền biệt, chả về, ông sống một mình cô độc, chỉ lặng lẽ niệm Phật mà không một lời ca thán. Còn bà chị bị ung thư vẫn kiên cường chống trả bệnh tật, nhiều khi đau đớn lắm vẫn nở nụ cười để khỏi làm rầu lòng...

Hội Vật Cầu Nước

Cứ 4 năm một lần, từ ngày 12-14 tháng Tư âm lịch, người dân làng Vân Hà (xưa có tên gọi là Yên Viên, tên tục gọi là làng Vân), huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, lại nô nức mở hội Vật Cầu nước - một lễ hội mang đậm tính lịch sử, độc đáo, vui vẻ, kịch tính...

Mới nhất

Tâm bình thản

Hội Vật Cầu Nước