Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy cô mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm

Thầy cô mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm

Các giáo viên mong mỏi được đàng hoàng dạy thêm tại nhà để tăng thu nhập chính đáng, thay vì phải ‘lén lút’, ‘dạy chui’ như hiện nay.

Hai năm nay, thứ bảy hàng tuần, cô Lan Hương (giáo viên tiểu học tại Hà Nội) đều tổ chức một lớp dạy thêm tại nhà với những học sinh có nhu cầu.

“Dạy thêm là cách giáo viên kiếm tiền chính đáng, nhưng phải ‘lén lút’ vì việc này vẫn đang bị cấm”, cô Hương nói, mong muốn được dạy thêm đàng hoàng.

Dạy “chui” làm tổn hại hình ảnh nhà giáo

Hơn hai năm trước, cô Hương ký hợp đồng lao động với trường, mức lương chỉ 2 triệu đồng/tháng. Cả tiền dạy tăng tiết, mỗi tháng cô chỉ nhận khoảng 5-6 triệu đồng. Với thu nhập này, để nuôi con, chăm lo gia đình, cô buộc phải dạy thêm.

Theo quy định tại thông tư 17, giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, vì ở quê, chẳng có trung tâm nào để đăng ký dạy, cô Hương đành mở lớp dạy thêm tại nhà, phụ huynh nào có nhu cầu thì đăng ký cho con học, không ép buộc hay gợi ý trò nào phải đi học thêm.

“Biết dạy chui là sai, song vì gánh nặng mưu sinh, tôi và nhiều giáo viên khác buộc phải làm thế”, cô Hương cho biết dạy khoảng 20 học sinh, mỗi em, cô giáo chỉ thu 40.000 đồng/buổi, mỗi tháng có thêm khoảng 3-4 triệu đồng, gọi là có thêm đồng ra đồng vào.

Thầy G.V.Đ. (giáo viên THCS tại TP.HCM) cũng nhận định các quy định về quản lý dạy thêm đang quá khắt khe với nhà giáo. Theo thầy, việc dạy thêm chỉ được xem là đúng quy định khi giáo viên phải dạy ở trung tâm, điều này là hợp lý nhưng chưa toàn diện. Bởi nhiều giáo viên có điều kiện về cơ sở vật chất tại nhà lại không thể tổ chức lớp học một cách công khai, đàng hoàng như các ngành nghề khác có thể mở văn phòng, phòng khám làm thêm tại nhà.

Mặt khác, việc này khiến nhiều giáo viên bị “bóc lột” công sức, đặc biệt là các giáo viên trẻ nếu không may dạy ở các trung tâm mục đích là để kinh doanh giáo dục.

Thầy Đ. cũng chỉ ra từng có việc giáo viên bị quản lý quá khắt khe, bị lập đoàn kiểm tra đột xuất, lập biên bản tại nơi mình đang lao động chân chính. Việc này làm tổn thương giáo viên về mặt tinh thần rất lớn. Thậm chí có trường hợp giáo viên đã bị tống tiền để không bị tố cáo khi tổ chức dạy thêm tại nhà.

Ngoài ra, trước đây, trung tâm dạy thêm, học thêm được thuê cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức lớp dạy thêm sau giờ học. Tuy nhiên, từ năm 2017, các trường không được phép cho thuê cơ sở vật chất.

Điều này gây ra lãng phí và bất tiện cho việc di chuyển của người dạy lẫn người học. Nếu được thuê địa điểm dạy tại trường, giáo viên sẽ có cơ hội được dạy thêm công khai, minh bạch. Đồng thời, dạy trong trường ngoài sự quản lý của trung tâm, ban giám hiệu cũng có thể quản lý và theo dõi việc dạy thêm, học thêm để tránh xảy ra những tiêu cực đáng tiếc.

img

Nhiều thầy cô vì mưu sinh nên vẫn tổ chức lớp dạy thêm tại nhà. Ảnh minh họa: Ngọc Bích.

Chính những quy định trên khiến việc dạy thêm của nhiều giáo viên trở thành công việc “lén lút”, dù là kiếm tiền chính đáng. Thầy Đ. kể có lần, để tránh thanh tra, tránh bị lập biên bản trước mặt, thầy phải nhắn tin, gọi từng phụ huynh học sinh để báo nghỉ học. Chính các phụ huynh cũng rất bức xúc vì con họ bị nghỉ học thêm bởi những quy định mà họ cho là “vô lý, thiếu tính nhân văn”.

“Bản thân tôi lúc đó mang tâm trạng của người buôn lậu hay kinh doanh trái phép”, thầy Đ. chia sẻ.

Đến hiện tại, thầy Đ. vẫn “dạy chui”, dù ký cam kết không vi phạm quy định dạy thêm học thêm hàng năm. Thầy nói may mắn là không bị ai phản ánh, nên vẫn duy trì được đến giờ.

Trong khi đó, có những đồng nghiệp của thầy đã chuyển sang công việc khác để làm. Lương của giáo viên khi đó chỉ hơn 5 triệu/tháng, không bằng được các công việc lao động tay chân khác. Vừa lương thấp, vừa nhiều áp lực, vừa bị xã hội xem thường, họ không muốn tiếp tục cống hiến cho giáo dục.

Giáo viên dạy thêm phải có lương tâm và trách nhiệm

Thầy Đ. cho rằng việc dạy thêm, học thêm là vì quyền lợi của cả người dạy lẫn người học. Đối với giáo viên, họ có cơ hội được lao động chính đáng, trong sạch từ chính chuyên môn của mình. Đối với người học, họ có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức một cách tự nguyện, tự giác.

Cha mẹ học sinh cũng rất có nhu cầu cho con mình được học với những thầy cô giáo có chuyên môn giỏi, có tiếng trong công tác giảng dạy. Nếu có điều kiện thì cha mẹ nào cũng muốn cho con mình có được điều kiện giáo dục tốt nhất. Vậy, tại sao thầy cô lại không được đàng hoàng dạy thêm?

Không riêng cô Hương hay thầy Đ., theo nghiên cứu của Viện Phát triển Chính sách (Đại học Quốc gia TP.HCM) về đời sống giáo viên tại ba tỉnh Bình Thuận, Tây NinhHậu Giang, hơn 63% trong số 12.500 giáo viên muốn được hợp pháp dạy thêm tại nhà và dạy thêm online, để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình.

“Nhiều thầy cô đặt câu hỏi, rằng ‘Vì sao những ngành, nghề khác được làm thêm nhưng nghề giáo thì không?’, hay ‘Vì sao giáo viên dạy ở trường không được dạy thêm, còn giáo viên tự do có thể mở lớp?’. Đây là những câu hỏi cần có lời giải thích”, nhóm nghiên cứu nêu vấn đề.

img

Quản lý dạy thêm – học thêm là một việc không dễ, nhưng không phải không có cách giải quyết. Ảnh minh họa: Thế Bằng.

Theo thầy Đ., việc quản lý dạy thêm – học thêm là một việc không dễ, nhưng không phải không có cách giải quyết. Theo đó, việc học thêm, dạy thêm ra đời từ việc quản lý về kiểm tra và thi. Chúng ta cần tập trung giải quyết vấn đề kiểm tra, thi cử có chất lượng, chú trọng năng lực, phẩm chất hơn là học thuộc lòng.

Đề thi không được thuộc về “độc quyền” của bất kỳ một giáo viên hay một nhóm giáo viên nào, như cách các kỳ thi ngôn ngữ quốc tế tổ chức. Khung đề thi, cách ra đề đã được công bố sẵn. Các trung tâm ngoại ngữ cần biên soạn giáo trình, lộ trình phù hợp để khi đơn vị tổ chức thi/kiểm tra ra bất cứ đề thi nào, người học cũng có năng lực giải quyết. Như vậy mới là học và dạy thực chất.

Cuối tháng 8/2024, Bộ GD&ĐT ra dự thảo thông tư sửa đổi về dạy thêm, học thêm, loại bỏ các thủ tục hình thức, như giáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành.

Thay vào đó, thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức. Thầy Đ. ủng hộ quy định này, cho rằng phù hợp và tiến bộ, thể hiện sự trân trọng thầy cô giáo của các cấp lãnh đạo.

Ngoài ra, dự thảo cũng có quy định giáo viên không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra trên lớp. Thầy Đ. cho rằng điều này hợp lý và chính xác. Nó liên quan trực tiếp đến danh dự, đạo đức và lòng tự trọng của nhà giáo.

“Việc dùng câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra trên lớp là hình thức kinh doanh giáo dục trái phép. Hành vi bán đề, bán đáp án, lời giải không được chấp nhận trong môi trường giáo dục”, thầy giáo cho rằng đó chính là vấn đề khiến dạy thêm gây bức xúc như hiện nay.

Để giải quyết điều này, cốt lõi vẫn là sự đồng thuận giữa giáo viên và phụ huynh. Trong đó, phụ huynh sẽ là người chủ động tìm thầy cô giáo cho con của mình. Lý tưởng nhất là học sinh đề nghị với cha mẹ cho mình được học với thầy cô mà các con yêu thích.

“Giáo viên tuyệt đối không được chủ động giới thiệu, gợi ý về việc mình có dạy thêm ở lớp học chính khóa do mình phụ trách”, thầy Đ. nhấn mạnh với giáo viên dạy thêm, thứ cần có nhất là lương tâm và trách nhiệm.

Nội dung dạy thêm không thể nào là dạy trước bài, dạy lại kiến thức trên lớp hay “bán” đề kiểm tra. Nội dung dạy thêm nên là việc củng cố, luyện tập kiến thức đối với đối tượng học sinh phổ thông. Đối với đối tượng học sinh giỏi, ngoài củng cố, luyện tập thì học sinh cần được nâng cao và mở rộng kiến thức khi đến với lớp học thêm.

Ngoài ra, học sinh và phụ huynh khi đưa con đến học thêm cũng không nên có tâm lý “trăm sự nhờ thầy” và cho rằng khi học thêm thầy/cô này, con mình sẽ được luyện trước các nội dung có trong bài kiểm tra hoặc cho rằng con mình sẽ thành “thiên tài” chỉ sau một thời gian ngắn học tập.

Phụ huynh cần theo dõi từng bước sự tiến bộ của con mình, ghi nhận sự tiến bộ đó, trao đổi thêm với thầy cô giáo dạy thêm về những khuyết điểm của con để hợp tác cùng thầy cô giúp con tiến bộ.

Thầy Đ. cũng đề xuất về phía cơ quan quản lý cần ban hành quy định cụ thể, hợp tình, hợp lý, yêu cầu giáo viên cam kết không vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình dạy thêm.

Cho phép các trường học cho thuê cơ sở vật chất tại trường để mở lớp học thêm, dạy thêm để không lãng phí. Ngược lại, tiền thu được từ chi phí quản lý có thể dùng để nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường và nâng cao chất lượng đời sống của giáo viên.

Ngoài ra nên có kênh thông tin tố giác các hành vi ép học thêm, dạy thêm. Kênh thông tin này nên được cấp trên của nhà trường quản lý để tránh những tiêu cực trong nội bộ được bao che, kéo dài, gây những bức xúc cho phụ huynh, học sinh lẫn đồng nghiệp.





Nguồn: https://danviet.vn/thay-co-mong-moi-duoc-dang-hoang-day-them-20241221132534351.htm

Cùng chủ đề

Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025. Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất TỵBan Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai...

Quyết tâm xứng đáng với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân diễn ra sáng 20.12 tại Thủ đô Hà Nội, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và đại diện thế hệ trẻ khẳng định niềm tự hào và quyết tâm xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của QĐND Việt Nam anh hùng. Sống xứng đáng với danh dự cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” Trung...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê tài sản công

(ĐCSVN) - Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. ...

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: Đưa đất nước vững bước tiến...

Kể từ khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời đến nay, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội đã được khẳng định xuyên suốt trong 80 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư, Bí...

Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thời gian tới Đà Nẵng phải phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh canh, thúc đẩy đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số để Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Tàu chở hàng bị chìm tại vùng biển Bình Định, trên tàu được xác định có 17.000 lít dầu diesel, cùng hàng hóa chủ yếu clinke. ...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật ...

Hàng nghìn người dân xếp hàng từ tờ mờ sáng vào xem Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 21/12, tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tổ chức tại sân bay Gia Lâm ( quận Long Biên, Hà Nội), hàng nghìn người dân xếp hàng từ sáng sớm, nhiều người phải đi từ 5 giờ sáng để xếp hàng chờ vào tham quan. ...

Hoàn thành công trình gần 200m đê bao chống sạt lở ven sông Vàm Cỏ Tây ở Long An

Công trình xử lý khẩn cấp sạt lở đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây, xã Mỹ Thạnh, UBND huyện Thủ Thừa (Long An) đã hoàn thành đưa vào sử dụng sau 3 tháng thi công. ...

Hành trình chạm đến ước mơ của nam sinh xứ Quảng

Đỗ Phú Quốc trở thành học sinh đầu tiên của Quảng Nam, tham gia các kỳ thi quốc tế và đoạt giải... ...

Bài đọc nhiều

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh phổ thông

Từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THCS, THPT. Bộ GDĐT vừa có công văn gửi các sở GDĐT hướng...

Cùng chuyên mục

Đổi mới giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non mới dự kiến sẽ được triển khai thí điểm tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 40 huyện (thuộc 20 tỉnh đại diện các vùng miền) trong 3 năm học có nhiều điểm mới. ...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật ...

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán Trường THCS Nghĩa Tân, Hà Nội

VietNamNet giới thiệu đề ôn thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Các đề ôn thi môn Toán được Trường THCS Nghĩa Tân xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề ôn thi học kỳ 1 môn Toán lớp 9 Trường THCS Nghĩa Tân: TP.HCM: Đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 9 Dưới đây là đề thi học kỳ...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

ĐH Quốc gia TP.HCM giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương ngân sách nhà nước

ĐH Quốc gia TP.HCM đã giảm 3 đầu mối quản lý, giảm hơn 2.300 viên chức nhận lương từ ngân sách nhà nước trong gần 10 năm. ...

Mới nhất

Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.

Lãng đãng Ba Khan

Nếu muốn được hòa mình cùng thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, ít ồn ào của đám đông, Ba Khan (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) chính là lựa chọn dành cho bạn. ...

Lượng người tăng gấp 3 lần, các điểm cấp, đổi bằng lái xe Hà Nội bị quá tải

TPO - Trong hai tuần qua, các điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) tại Sở GTVT Hà Nội lượng người đến làm thủ tục bỗng dưng tăng cao, có thời điểm gấp 3 lần bình thường. Dẫn đến bị quá tải và người dân phải xếp hàng kéo dài. TPO - Trong...

Đổi mới giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non mới dự kiến sẽ được triển khai thí điểm tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 40 huyện (thuộc 20 tỉnh đại diện các vùng miền) trong 3 năm học có nhiều điểm mới. ...

Ngã rẽ trong chính trường Đức

Chính trường Đức lại đứng trước một ngã rẽ mới, khi ngày 16/12, Hạ viện nước này (Bundestag) đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz, mở đường cho một cuộc bầu cử trước thời hạn.

Mới nhất

Lãng đãng Ba Khan