Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThấp thỏm trước những thay đổi quy định môn thi thứ ba...

Thấp thỏm trước những thay đổi quy định môn thi thứ ba tuyển sinh lớp 10



Nhiều phụ huynh học sinh đang trong tâm trạng rối bời với những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong quy định về môn thi thứ 3 khi bỏ yêu cầu bốc thăm nhưng vẫn phải thay đổi môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hằng năm.

Quay cuồng học thêm khi chưa biết sẽ thi môn nào

Minh Thu, học sinh lớp 9 trường THCS Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) dự kiến sẽ phải mất cả tuần để đi học thêm khi mà lịch học thêm 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh chưa thể đảm bảo cho Thu có lợi thế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội. 

Mặc dù đã “thở phào” khi Bộ GD&ĐT bỏ quyết định bốc thăm môn thi thứ 3 nhưng với dự kiến môn thi thứ 3 sẽ phải thay đổi hằng năm và đến ngày 31/3/2025 mới công bố thì cả bố mẹ, thầy cô và các bạn của Minh Thu đều lo lắng trước khả năng sẽ phải học thêm, ôn tập nhiều môn để chuẩn bị cho một kỳ thi căng thẳng hơn thi đại học.

Đây cũng là tâm trạng chung của đa số học sinh lớp 9 khi Bộ GD&ĐT đề xuất địa phương chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 trong số các môn: Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tin học. Nhưng môn này không cố định mà thay đổi hằng năm, được công bố trước ngày 31/3.

Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2024-2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, năm học này thi tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Để các địa phương có căn cứ triển khai chuẩn bị cho các kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã dự thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh, có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. 

Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Theo đó, Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố phê duyệt và lựa chọn phương thức.

Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. 

Như vậy, so với nội dung lấy ý kiến các Sở GD&ĐT và các nhà trường hồi tháng 9/2024, Bộ đã bỏ việc bốc thăm ngẫu nhiên môn thứ ba.

Mong muốn một kỳ thi ổn định, không gây áp lực cho học sinh

Trước dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất nên để các địa phương chủ động trong việc chọn môn thi thứ ba trên tinh thần đảm bảo đánh giá toàn diện năng lực, phẩm chất của người học theo đúng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực của mỗi địa phương.

Thực tế, đây cũng là mong muốn của đa số phụ huynh, học sinh khi áp lực của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với nhiều địa phương là rất lớn. Việc thay đổi môn thi hằng năm khiến học sinh lo lắng và phải tìm thêm các lớp ôn luyện những môn có khả năng rơi vào môn thi thứ 3.

Để giải quyết những lo lắng này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu – Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng, việc Bộ để các địa phương chủ động dựa vào điều kiện của địa phương triển khai 3 bài thi vào lớp 10, so với việc bốc thăm đã trúng hơn với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trúng hơn vào mục tiêu thúc đẩy học tập toàn diện ở bậc THCS và chú ý tới phân luồng vào bậc học tiếp theo. 

Để đảm bảo vừa đạt mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vừa không gây áp lực học thêm cho học sinh, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, các địa phương cần sớm xây dựng, đầu tư cho công tác khảo thí, chuẩn bị cho bài thi tổng hợp nhằm đánh giá đầy đủ kiến thức, kỹ năng của học sinh với nhiều môn học, thay vì chỉ chọn một môn và thay đổi hằng năm.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/thap-thom-truoc-nhung-thay-doi-quy-dinh-mon-thi-thu-3-tuyen-sinh-lop-10-20241105123706058.htm

Cùng chủ đề

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Sở GD&ĐT chính thức thông tin

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sau khi nhận thông tin về sự việc, đơn vị đã cử đoàn kiểm tra khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Phương án đang được xem xét là chuyển toàn bộ học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành về học tại Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). Để bảo đảm điều kiện...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi để tránh chuyện học tủ, học lệch. Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Áp lực chạy theo trào lưu trong giới trẻ

Mỗi ngày, hàng loạt xu hướng mới về thời trang, phong cách sống, thậm chí là cách suy nghĩ được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Với mong muốn được công nhận và nỗi sợ...

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là sáng kiến giáo dục mới do Chính phủ New Zealand phối hợp cùng...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Lớp học “đặc biệt” không tiếng trống trường của “cô giáo” Thùy

Giữa lòng TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có một lớp học tình thương do Bí thư đoàn cơ sở phường 7 Trần Thanh Thùy phụ trách, giảng dạy cho hàng chục trẻ em nghèo. Học trò của cô Thùy là những cháu ban ngày theo cha mẹ bán vé số mưu...

Việt Nam – Australia hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp

Bằng cách tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực và công nghệ của Australia, cũng như tiềm năng phát triển của Việt Nam, hai nước hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến ​​sự dịch chuyển đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp. Dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng 3,20% trong...

Những mẫu báo tường ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đẹp nhất

Tờ báo tường ấn tượng ngày 20/11 không chỉ là món quà tinh thần gửi tặng thầy cô mà còn là nơi học sinh thể hiện sự sáng tạo và tình cảm chân thành dành cho những "người lái đò". Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp đặc biệt để học sinh thể hiện lòng tri ân đến các thầy cô. Một trong những cách ý nghĩa và sáng tạo nhất là thiết kế những tờ báo tường đẹp,...

Mới nhất

Mới nhất